Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 31)

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu.

4.Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản.

a. Phân tích cơ cấu tài sản:

Căn cứ vào bảng BCĐKT của chi nhánh các năm 2009 và 2010 ta có bảng phân tích cơ cấu tài sản của chi nhánh như sau:

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010 và 2009 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) TSNH 41.872.926.646 9,66 552.075.274.079 99,9 7 510.202.347.433 1318,45 Tiền 8.337.526.245 1,92 6.442.876.980 1,17 -1.894.649.265 77,28 TS ngắn hạn khác 6.542.141.234 1,52 6.720.783.594 1,23 178.642.360 102,73 Các khoản phải thu 15.544.486.156 3,58 23.030.621.321 4,15 7.486.135.170 148,16 Hàng tồn kho 11.448.791.011 2,64 515.880.992.184 93,4 2 504.432.201.173 4505,97 TSDH 391.814.334.568 90,34 189.001.655 0,03 -391.625.332.813 0,05 TSCĐ 391.814.334.568 90,34 189.001.655 0,03 -391.625.332.813 0,05 Chi phí XDCB dở dang 391.542.172.176 90,28 0 -391.542.172.176 Tổng TS 433.687.261.214 100 552.264.275.734 100 118.577.014.520 127,34

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy được tổng tài sản năm 2010 của chi nhánh so với năm 2009 tăng lên 118.577.014.520đ đạt 127,34%. Sở dĩ có sự tăng lên này là do có sự tăng lên của các khoản phải thu, các loại tài sản ngắn hạn khác, đặc biệt là sự tăng lên đáng kể của hàng tồn kho. Cụ thể là:

+ Hàng tồn kho của chi nhánh tăng lên tới 504.432.201.173đ tức 4505,97%, đây là một điểm rất đáng chú ý. Sở dĩ lượng hàng tồn kho tăng nhiều đến như vậy là vì chi nhánh đang có nhiều công trình đang thiết kế thi công dở dang, xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa thanh toán. Điều đó cũng chứng tỏ chi nhánh đang tích cực hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hơn.

+ Tuy nhiên khi phân tích tỷ trọng giữa TSNH và TSDH qua hai năm 2009 và 2010 ta thấy, năm 2009 TSDH chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản 90,34% trong khi TSNH lại chỉ chiếm có 9,66% tức là chi nhánh đang chứa một lượng máy móc, thiết bị, nhà xưởng lớn vì đặc trưng kinh doanh là về xây dựng,thì tới năm 2010 lại có một sự thay đổi ngược lại TSNH chiếm tỷ trọng lớn 99,97% trong khi TSDH lại chỉ còn có 0,03%. Sự thay đổi này là do có sự tăng lên đáng kể của hàng tồn kho và sự giảm đi đáng kể của TSCĐ đó là bởi vì chi phí xây dựng cơ bản dở dang của năm 2010 đã giảm đi 391.542.172.176đ so với năm 2009 hay chi nhánh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình xây dựng cơ bản. Từ đó ta xác định được tỉ suất đầu tư của chi nhánh:

Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Trị giá TSCĐ hiện có Tổng tài sản 391.814.334.568 = = 90,34%( Năm2009) 433.687.261.214 189.001.655 552.264.275.734

Từ số liệu phân tích trên ta thấy tỷ suất đầu tư vào TSCĐ đã giảm mạnh, chứng tỏ chi nhánh không đầu tư thêm vào các loại TSCĐ cả về quy mô và giá trị nữa mà thay vào đó là thuê các nhà thầu để họ thực hiện các hợp đồng và chỉ đứng ra quản lí và tiến hành kinh doanh đối với các công trình đã hoàn thành. Trong thực tế, một số công trình đã được hoàn thành, đưa vào nghiệm thu khiến chi phí xây dựng cơ bản giảm và hàng tồn kho tăng lên.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 7.486.135.170đ tương ứng tăng lên 148,16%. Trong đó tỷ trọng của các khoản phải thu năm 2009 là 3,58% và năm 2010 là 4,15% chủ yếu là do tăng khoản phải thu khách hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 31)