Năm là: Tiếp tục sử dụng các hình thức bán chịu để tăng doanh thu.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 51)

Như chương II đã phân tích : chi nhánh Bắc Hà Nội công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, do đó việc chi nhánh buộc phai cho khách hàng chịu nợ và thanh toán chậm là thường xuyên xảy ra. Trong thực tế thì các khoản vốn bị chiếm dụng trong 2 năm qua cũng không ít buôc chi nhánh phải sử dụng các khoản vay ngắn hạn để bù đắp cho nên chi phí hoạt động tài chính thường cao hơn tu nhập từ hoạt động tài chính. Một phần do lãi vay tăng lên, một phần do các chi phí đòi nợ tăng. Tuy nhiên, nếu chi nhánh muốn tiêu thụ hàng hóa thì vẫn cần chủ động sử dụng chính sách bán chịu để tiếp tục kinh doanh mà không bị thiệt hại nhiều. Mặt khác kinh doanh trong kinh tế thị trường, việc bán chịu hàng hóa trở thành công cụ khuyến mãi cua người bán mà vai trò của nó là không thể phủ nhận trong việc thu hút khách hàng mới và tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy chi nhánh cần phải:

+ Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp.

+ Xây dựng các điều kiện bán chịu thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.

+ Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: Thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại. Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì bán chịu được coi như là một trong những biện pháp để đẩy nhanh tiêu thụ. Mâu thuẫn ở đây là đẩy nhanh tiêu thụ trong thời kì này lại làm

chậm kì luân chuyển vốn, giảm số vòng quay vốn lưu động. Chính vì thế để tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu, chi nhánh phải căn cứ vào các chỉ tiêu lợi ích tài chính bán chịu.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 51)