Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 39)

- Các khoản trả trước cho người bán năm 2010 giảm 264.231.085đ so với năm 2009, chứng tỏ uy tín của chi nhánh với khách hàng và nhà cung cấp đã được

6.Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn:

a. Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn cố định:

Vốn cố định là một loại vốn rất quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Việc sử dụng vốn cố định sao cho có hiệu quả là một phần rất quan trọng đối với tổ chức. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta thành lập bảng sau:

0,2631 360 0,0208 360 = Năm 2010 *100 *100 = Năm 2009 Năm 2010 = =

Đơn vị:Đồng Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

1- Doanh thu thuần 323.480.355 6.060.327.210

2- Lợi nhuận trước thuế 20.687.376 32.391.911

3- VCĐ bình quân 391.814.334.568 189.001.655

4- Nguyên giá TSCĐ bình quân 453.604.000 453.604.000

5- Sức sản xuất của TSCĐ(1/4) 0,713 13,36

6- Sức sinh lợi của TSCĐ (2/4) 0,046 0,071

7- Sức hao phí TSCĐ (4/1) hoặc (4/2) 1,402 0,075

8- Hiệu suất sử dụng VCĐ(1/3) 0,00083 32,065

9- Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ (2/3) 0,00005 0,17 + Nhìn vào chỉ tiêu (5) trong bảng ta thấy sức sản xuất của TSCĐ tăng lên rất nhiều từ 0,713 lên 13,36, có nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sử dụng trong năm đem lại 13,36 đồng doanh thu thuần. Như vậy, 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2010 tạo ra nhiều hơn 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2009 là 12,647 đồng doanh thu thuần chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của chi nhánh là tương đối tốt.

+ Chỉ tiêu (6) trong bảng phân tích cho thấy sức sinh lợi của TSCĐ năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 0,025 đồng. Năm 2009 cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh chỉ tạo ra được 0,046 đồng lợi nhuận trước thuế. Nhưng đến năm 2010 cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tạo ra được 0,071 đồng lợi nhuận trước thuế. Điều này cho thấy sức sinh lợi của TSCĐ có chiều hướng tốt.

+ Chỉ tiêu (7) trong bảng phân tích là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ. Chỉ tiêu này giảm chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn, vì năm 2009 để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần cần phải hao phí 1,402 đồng TSCĐ nhưng sang đến năm 2010 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần chỉ phải hao phí 0,075 đồng TSCĐ, giảm so với năm 2009 được 1,327 đồng.

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2010 tăng lên rõ rệt so với năm 2009. Chỉ tiêu này được đánh giá là tốt vì chi nhánh đã tiến hành các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ được nâng cao.

Như vậy chi nhánh đã nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tổng hợp các chỉ tiêu trên có thể khẳng định hiệu quả sử dụng TSCĐ của chi nhánh có chiều hướng tốt và được thể hiện bởi chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định đã tăng lên tới 0,16995 đồng năm 2010 so với 2009.

b. Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động:

Nguồn vốn lưu động được dùng để đảm bảo cho TSLĐ, là yếu tố quyết định đến nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhiệm vụ quan trọng của chi nhánh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ta thành lập bảng phân tích sau:

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

1- Doanh thu thuần 323.480.355 6.060.327.210

2- Lợi nhuận trước thuế 20.687.376 32.391.911

3- VLĐ bình quân 41.872.926.646 552.075.274.079

4- Sức sinh lợi của TSLĐ (2/3) 0,0005 0,00006

5- Số vòng quay VLĐ (1/3) 0,0077 0,011

6- Thời gian của 1 vòng luân chuyển (360/(5)) 46753,3 32727,27

+ Chỉ tiêu (4) trong bảng phân tích cho thấy sức sinh lợi của VLĐ năm 2010 giảm so với năm 2009. Trong năm 2009 cứ 1 đồng VLĐ bình quân sinh ra 0,0005 đồng lợi nhuận trước thuế, còn sang năm 2010 thì con số này chỉ là 0,00006 đồng, giảm 0,00044 đồng.

+ Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động đã tăng lên 0,0033 vòng(= 0,011- 0,0077) nguyên nhân tăng lên là do năm 2010 chi nhánh đã có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ do đó giảm được thời gian của một vòng thu hồi nợ từ 46753 ngày xuống còn 32727 ngày. Tuy nhiên con số này là quá cao so với bình thường mà nguyên nhân chính là do lượng hàng tồn kho tăng lên quá nhiều trong năm 2010.

Qua phân tích trên ta thấy tình hình sử dụng vốn cố định là khá tốt song việc sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả. Lượng hàng tồn kho còn quá nhiều.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 39)