Hoàn thiện về nội dung phân tích tài chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 47)

Nội dung phân tích tài chính là yếu tố hết sức quan trọng, phản ánh kết quả phân tích tình hình tài chính của chi nhánh để từ đó đưa ra các kế hoạch tài chính và

các giải pháp tài chính phù hợp cho tổ chức. Hiện tại nội dung phân tích tình hình tài chính ở chi nhánh còn đơn giản và chưa có chiều sâu. Để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về tình trạng của chi nhánh cũng như nâng cao tính hiệu quả trong phân tích tài chính cần phải hoàn thiện nội dung phân tích hơn nữa.

1. Hoàn thiện việc đánh giá khái quát tình hình tài chính:

Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc xem xét sự tăng giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn mà chủ yếu là dựa vào những số liệu thô chưa qua xử lí nhiều chính vì thế việc đánh giá này chưa mang lại cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để hoàn thiện việc đánh giá khái quát tình hình tài chính cần phân tích số liệu đã qua xử lí, phân tích cả quy mô nguồn vốn và nguồn hình thành tài sản cùng với tỉ lệ tăng giảm của chúng để từ đó đưa ra kết luận chính xác hơn.

2. Hoàn thiện việc phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn:

Chi nhánh mới chỉ phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn trong vòng 2 năm. Để biết rõ kết cấu tài sản và nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của nó cần kéo dài thời kì phân tích lên 5 năm. Vì trong vòng 2 năm thì chưa đủ cơ sở để tìm ra các nguyên nhân cho tình hình biến động đó cũng như chưa dự báo được xu hướng biến động của tài sản nguồn vốn trong tương lai.

3. Hoàn thiện việc phân tích tình hình phân tích tình hình huy động vàsử dụng vốn: sử dụng vốn:

+ Do việc phân tích đánh giá mới chỉ dừng lại trong 2 năm nên mới chỉ cho thấy tình hình sử dụng vốn chứ chưa cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh, chưa làm rõ lượng hàng tồn kho. Để việc phân tích đạt hiệu quả hơn cần kéo dài trong khoảng thời gian 5 năm để thấy được xu thế biến động của nó để làm cơ sở cho việc ra quyết định được chính xác hơn.

+ Cần phân tích kĩ nguồn gốc của lượng hàng tồn kho vì lượng hàng tồn kho là cần thiết đối với chi nhánh nếu quá thấp thì không đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nếu quá nhiều thì việc sản xuất kinh doanh đã có vấn đề cũng như tình hình tài chính sẽ không khả quan.

4. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình công nợ và khả năngthanh toán: thanh toán:

Về cơ bản chi nhánh đã phân tích được thực trạng các khoản phải thu phải trả, tính toán được các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện thời, số vòng quay cac khoản phải thu. Nhưng khi phân tích khả năng thanh toán không chỉ đơn thuần là đánh giá khả năng chi nhánh có thể trang trải được các khoản nợ bằng tài sản của mình hay không mà còn phải đánh giá hiệu quả việc sử dụng các khoản nợ như thế nào qua việc phân tích đòn bẩy nợ và thanh toán lãi vay.

5. Hoàn thiện phân tích tình hình lợi nhuận:

+ Khi phân tích tình hình lợi nhuận cần đi sâu hơn nữa về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Nên mở rộng hệ thống chỉ tiêu phân tích về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu để biết được một đồng vốn chủ sở hữu sẽ sinh ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

+ Cần phân tích thêm ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng đến khả năng sinh lãi của chi nhánh.

Đòn bẩy tài chính: Là tỉ lệ giữ vốn đi vay trên tổng số vốn hiện có hay còn gọi là hệ số nợ. Trị số của đòn bẩy tài chính càng cao thì tổ chức càng có lợi. Tuy nhiên, nó cũng là con dao hai lưỡi, bởi nếu tổng tài sản không đủ sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí lãi vay phải trả thì doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ bị giảm sút.

+ Cũng giống như phân tích những chỉ tiêu khác khi phân tích tình hình lợi nhuận chi nhánh cũng mới chỉ dừng lại ở việc so sánh số liệu của 2 năm, chưa có sự so sánh giữa kì kế hoạch và kì thực hiện. Để có cái nhìn chính xác và tổng quát hơn về tình hình lợi nhuận cần tiến hành phân tích, so sánh chỉ tiêu giữa kì kế hoạch và kì thực hiện cũng như kéo dài kì phân tích lên khoảng 5 năm để thấy được tình hình lợi nhuận của chi nhánh. Đồng thời có thể đưa ra một số chỉ tiêu để thấy rõ xu hướng biến động của tình hình lợi nhuận và nguyên nhân dẫn đến xu hướng đó.

6. Hoàn thiện phân tích bảo toàn và phát triển vốn:

Cần phân tích rõ xu hướng biến động của các loại vốn cũng như tỷ trọng và cơ cấu của các nguồn vốn trong thời gian dài hơn để thấy rõ tình hình bảo toàn và phát triển vốn của tổ chức. Cần theo dõi xem loại vốn nào biến động nhiều nhất và loại nào có xu hướng tăng lên nhiều nhất để có các quyết định can thiệp cho phù hợp và kịp thời. Ngoài ra khi xem xét về phát triển vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chi nhánh cần xem xét thêm các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w