Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 129)

- Uỷ ban châu Âu Tư pháp và Nội vụ Tài liệu khủng bố

3.4.Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố

thiết trong hợp tác quốc tế về đấu tranh chống tội phạm khủng bố của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới

Trong tình hình khủng bố phức tạp và gia tăng nhanh chóng như hiện nay thì một quốc gia hay một nhóm các quốc gia không thể đủ khả năng để giải quyết các vấn đề về phòng, chống khủng bố. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về phòng, chống tội phạm khủng bố nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời xử lý các loại tội phạm có tính chất quốc tế, xuyên quốc gia. Tuy nhiên, sự khác biệt về quan niệm khủng bố giữa các quốc gia nói chung khiến thực tiễn hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật về khủng bố là cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên.

3.4. Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố khủng bố

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố cần đặt trong một tổng thể của chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật và phải có lộ trình thích hợp dựa trên sự đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật về phòng, chống tội phạm. Việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố phải xác định được quan điểm, định hướng trong những năm tiếp theo.

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố cần đặt trong một tổng thể của chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật và phải có lộ trình thích hợp dựa trên sự đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật về phòng, chống tội phạm. Việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố phải xác định được quan điểm, định hướng trong những năm tiếp theo.

Đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chỉ đạo, chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh đường lối, chính sách của

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 129)