Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra các tội phạm liên quan đến tội khủng bố

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 119)

- Uỷ ban châu Âu Tư pháp và Nội vụ Tài liệu khủng bố

3.1.3.Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra các tội phạm liên quan đến tội khủng bố

tra các tội phạm liên quan đến tội khủng bố

Theo quy định của Điều 5 Bộ luật Hình sự thì mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sẽ thuộc quyền tài phán của Việt Nam. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ

được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Trong khi đó Điều 6 Bộ luật Hình sự quy định: Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Việt Nam theo Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng với những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam trong trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định như vậy.

Như vậy, cơ quan điều tra của Việt Nam có thẩm quyền trong việc xử lý các tội phạm nói chung, trong đó có các tội phạm khủng bố và các tội phạm có liên quan đến hoạt động khủng bố xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc do công dân Việt Nam thực hiện, trừ một số ngoại lệ.

Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2003 của Việt Nam quy định tại Điều 110

về thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự, theo đó, cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra trong Quân đội nhân dân và cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 còn quy định về tài phán của Việt Nam tại các Điều 171 và Điều 172. Theo đó, Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Toà án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi kết thúc việc điều tra. Đối với các tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt nam thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó đăng ký.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về chống khủng bố, Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2003 của Việt Nam dành một phần riêng (phần thứ 8) để quy

chương: Chương 36 quy định về vấn đề tương trợ tư pháp và Chương 37 quy định về vấn đề dẫn độ tội phạm. Trong phần này đã đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, thực hiện tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án, các trường hợp từ chối dẫn độ, việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án, việc giao nhận, chuyển giao đồ vật, tiền liên quan đến vụ án.

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 119)