Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 127)

- Uỷ ban châu Âu Tư pháp và Nội vụ Tài liệu khủng bố

3.3.Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay

Nam hiện nay

Việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam trong tình hình hiện nay xuất phát từ những nhu cầu khách quan sau:

- Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố là một yêu cầu khách quan trong bối cảnh các hoạt động khủng bố quốc tế đang gia tăng mạnh cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động và trở thành mối đe doạ an ninh của các quốc gia và cộng đồng quốc tế

Tình hình khủng bố quốc tế trong những năm đầu của thế kỷ XXI diễn biến rất phức tạp và nguy hiểm, những vụ khủng bố có quy mô lớn xảy ra ngày càng nhiều đã gây ra sự khủng hoảng, hoang mang trong xã hội. Trước tình hình này, các quốc gia đã điều chỉnh chính sách, chiến lược để bảo vệ lợi ích của mình, hạn chế tác động tiêu cực gây ra hoạt động khủng bố; và một trong những biện pháp hữu hiệu được cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia thực hiện là xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc trên thế giới, trong khu vực và trong từng quốc gia nhằm ngăn ngừa và trừng trị các hoạt động khủng bố. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố

là một trong những yêu cầu khách quan xuất phát từ thực tiễn đấu tranh chống khủng bố.

- Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố là một yêu cầu tất yếu trong chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020

Hệ thống các văn bản pháp luật về phòng, chống khủng bố Việt Nam còn chưa đồng bộ và thiếu thống nhất, tiến độ xây dựng luật, pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Nguyên nhân của những yếu kém này là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược, việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ.

Để khắc phục tình trạng này và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48- NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng 2020. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Pháp luật về phòng, chống khủng bố sẽ là một trong những lĩnh vực pháp luật cần phải được hoàn thiện khi đặt trong tổng thể chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW.

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 127)