- Uỷ ban châu Âu Tư pháp và Nội vụ Tài liệu khủng bố
3.1.1. Các quy định của pháp luật hình sự về tội khủng bố
Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam được ban hành năm 1985 đã quy định tội khủng bố tại Điều 78 nằm trong chương Những tội xâm phạm an ninh quốc gia. Quy định của tội danh này vẫn được giữ nguyên trong Bộ luật Hình sự năm 1999 tại Điều 84, cụ thể như sau:
“1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này”.
Như vậy, theo nội dung trên thì khủng bố gồm một trong các hành vi sau đây:
- Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân;
- Xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ của cán bộ, công chức, công dân;
- Đe doạ xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân;
- Uy hiếp tinh thần của cán bộ công chức hoặc công dân.
Ngoài ra theo khoản 4 Điều này thì các hành vi nói trên được thực hiện chống lại người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt theo Điều này.
Theo quy định của Điều luật trên, tội khủng bố có những đặc điểm pháp lý sau:
- Người thực hiện hành vi khủng bố phải nhằm một trong hai mục đích là nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Các dạng hành vi khủng bố bao gồm hành vi xâm phạm tính mạng;
hành vi xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ; hành vi đe doạ xâm phạm tính mạng và uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc công dân.
- Đối tượng của các hành vi phạm tội là cán bộ, công chức hoặc công
- Hậu quả do hành vi khủng bố gây ra là bắt buộc và được coi là phương tiện để người phạm tội đạt được với mục đích chống chính quyền nhân dân.
- Người phạm tội khủng bố phải chịu hình phạt cao nhất là tù chung
thân hoặc tử hình, ngoài ra còn có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung được quy định tại Điều 92 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Tuy nhiên, các hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm khủng bố theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam nếu được thực hiện nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm nói riêng, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung vào ngày 19/6/2009 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XII, theo đó, trong Bộ luật Hình sự hiện hành quy định ba tội danh về khủng bố, đó là Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84), Tội khủng bố (Điều 230a) và Tội tài trợ cho khủng bố (Điều 230b).
Khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009 quy định về tội tài trợ khủng bố như sau:
“Điều 230b. Tội tài trợ khủng bố
1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Khủng bố quốc tế sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu các nguồn tài chính để mua sắm, chế tạo các loại vũ khí, chi cho việc tuyển mộ, huấn luyện khủng bố và thực hiện các hành vi khủng bố (gây các vụ nổ, tấn công người, các mục tiêu). Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật quốc tế đặc biệt là Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố năm 1999 và Nghị định số 1373 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, đã yêu cầu các quốc gia thành viên
thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ triệt tiêu các nguồn tài chính của bọn