Nguyên nhân dẫn đến hành động khủng bố quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27)

Hoạt động khủng bố được thực hiện dưới nhiều hình thức, do nhiều lực lượng, thế lực khác nhau thực hiện. Chúng ta có thể lý giải một số nguyên nhân dẫn đến hành động khủng bố như sau:

- Về khía cạnh chính trị của những hành động khủng bố: Các mâu thuẫn dân tộc và xung đột sắc tộc, tôn giáo là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hành động khủng bố quốc tế. Có thể thấy trong lịch sử, nhiều vụ khủng bố được tiến hành xuất phát từ những xung đột sắc tộc và tôn giáo. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các tổ chức và nhóm khủng bố phát triển về cả số lượng và chất lượng. Trong đó nổi tiếng là các tổ chức của I- xraen, Mỹ và các tổ chức hồi giáo cực đoan quá khích. Các tổ chức Hồi giáo cực đoan quá khích đã lợi dụng tôn giáo và đức tin để kêu gọi “Thánh chiến” chống lại các thế lực không phải là Hồi giáo chân chính, với ước muốn xây dựng một thế giới hồi giáo thuần khiết. Thậm chí, một số tổ chức Hồi giáo lợi dụng sự xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan thể hiện ước muốn thành lập một Nhà nước Hồi giáo tại Karsmir. Cũng xuất phát từ mâu thuẫn và xung đột sắc tộc, từ năm 1967 đến năm 1975, những người Palestine cực đoan đã gây ra

hàng loạt các vụ cướp máy bay với mong muốn thế giới hãy quan tâm tới số phận của họ.

- Về khía cạnh kinh tế: Tình trạng đói nghèo, phân cực giàu nghèo quá lớn, thất nghiệp là những lý do thúc đẩy một bộ phận của xã hội gia nhập lực lượng khủng bố. Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc cho thấy, thế giới đang ngày càng trở nên khập khiễng, cho dù có nhiều vùng lãnh thổ đã phát triển vượt bậc về kinh tế. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng mất cân đối giữa các quốc gia cũng như giữa các tầng lớp xã hội trong cùng một quốc gia đã tăng cao hơn rất nhiều so với 10 năm trước. Nếu tình trạng bất bình đẳng về kinh tế như hiện nay vẫn diễn ra thì lợi ích chủ yếu sẽ rơi vào tay những nước giàu, và những nước đang phát triển nghèo vẫn hoàn nghèo. 80% sản phẩm nội địa trên thế giới thuộc về 1 tỷ người ở các nước phát triển so với 20% còn lại của 5 tỷ người ở các nước đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,8 tỷ người có thu nhập không tới 2 USD/ngày. Khoảng cách chênh lệch ngày càng nới rộng không chỉ về tài chính mà còn cả trong lĩnh vực y tế và giáo dục.

Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, cuộc sống của một bộ phận dân nghèo trở nên cơ cực đã khiến họ mong muốn phải có sự thay đổi chính quyền, thay đổi sự áp đặt, chèn ép của các nước giàu lên các nước nghèo. Và bởi chính mong muốn tiềm tàng đó, khi có một tổ chức kêu gọi, dẫn dắt, họ sẽ dễ bị lôi kéo tham gia vào những hoạt động khủng bố. Trên thực tế, nhiều lãnh tụ hồi giáo, người đứng đầu các tổ chức khủng bố không xuất thân từ tầng lớp dân nghèo mà từ tầng lớp trung lưu hoặc giàu có, do đó, sẽ không đúng khi nói rằng nghèo đói là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hành động khủng bố nhưng phải thừa nhận rằng, nghèo đói, sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội quốc gia nói chung hay cộng đồng quốc tế nói riêng là điều kiện thuận lợi, là mầm mống tiềm tàng cho chủ nghĩa khủng bố lợi dụng phát triển.

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27)