Các quy định pháp luật khác về phòng, chống khủng bố

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 121)

- Uỷ ban châu Âu Tư pháp và Nội vụ Tài liệu khủng bố

3.1.4.Các quy định pháp luật khác về phòng, chống khủng bố

Ngoài các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về tội phạm khủng bố và các tội phạm có liên quan đến khủng bố, luật pháp Việt Nam còn có các quy phạm pháp luật nhằm giám sát các giao dịch về tài chính, quản lý tiền tệ và các hoạt động gây quỹ liên quan đến yếu tố nước ngoài; chống tài trợ cho các hoạt động khủng bố, chống rửa tiền; quản lý vũ khí và vật liệu nổ; quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh.

Các quy định pháp luật về kiểm soát việc sở hữu, chuyển giao hoặc xuất khẩu vũ khí, vật liệu nổ.

Pháp luật Việt Nam quy định rất nghiêm ngặt liên quan đến việc quản lý vũ khí quân dụng, các vật liệu nổ, các chất phóng xạ, chất độc hại… Ngoài những quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, Việt Nam còn ban hành nhiều văn bản pháp luật khác quy định về vấn đề cấp phát, trang bị, đăng ký, bảo quản, sửa chữa, vận chuyển, sử dụng, kiểm tra, thu hồi, tiêu huỷ … nhằm quản lý chặt chẽ các loại vũ khí, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ và việc sử dụng chúng, cụ thể là:

- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 về vật liệu nổ công nghiệp.

- Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày

30/6/2011.

- Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/04/2012 của Chính phủ về việc

quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

- Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về các hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền và thủ tục phạt hành chính trong việc quản lý vật liệu nổ công nghiệp.

- Thông tư số 09/1998/TTLT-TDTT-CA ngày 26/12/1998 của Uỷ ban

Thể dục Thể thao và Bộ Công an hướng dẫn việc quản lý, trang bị, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, sửa chữa, mang vào, mang ra khỏi Việt Nam và thanh lý, tiêu huỷ các loại vũ khí vũ khí thể thao.

- Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 29/3/2005 của Bộ Công nghiệp

về việc hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BTS-BCA ngày 07/02/2007 của

Bộ Thuỷ sản và Bộ Công an hướng dẫn việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ của Thanh tra thuỷ sản.

Các quy định pháp luật liên quan đến việc đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch tài chính, quản lý tiền tệ và hoạt động gây quỹ liên quan đến yếu tố nước ngoài, chống tài trợ cho khủng bố, chống rửa tiền

Trong hoạt động quản lý ngoại hối, Việt Nam đã ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004, Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối năm 2005. Theo đó, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được phép hoạt động ngoại hối phải chịu sự thanh tra, kiểm soát và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, số liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng được phép theo đúng thời hạn quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động ngoại hối.

Theo quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm và Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định pháp luật.

Điều 26 Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ban hành kèm theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải “từ chối thực hiện giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp” và “không được che giấu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về người sử dụng dịch vụ thanh toán, số tiền thanh toán và các thông tin liên quan khác đối với các giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp”.

Trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về chống rửa tiền và Thông tư số 22/2009/TT- NHNN ngày 17/11/2009 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền quy định trách nhiệm báo cáo các giao dịch đáng ngờ và các giao dịch có liên quan đến hoạt động tội phạm của các tổ chức tín dụng bằng văn bản; các cơ quan trung gian hoạt động ngoài ngân hàng như luật sư, kế toán cũng có trách nhiệm báo cáo những giao dịch đáng ngờ. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BXD ngày 01/9/2011 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Điều 7 Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thành lập và hoạt động của quỹ để tư lợi và hoạt động bất hợp pháp hoặc nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Bên cạnh đó, Ngày 13/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 470/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền. Ngày 24/2/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 287/QĐ- TTg về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 1451/QĐ-TTg ngày 12/8/2010 về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Các quy định pháp luật về cấm đối tượng khủng bố cư trú và thực hiện các hoạt động khủng bố trong lãnh thổ Việt Nam

Điều 1 Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000 quy định: “… Nghiêm cấm lợi dụng việc xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam để vi phạm pháp luật”. Điều 8 Pháp lệnh này cũng quy định những trường hợp chưa cho người nước ngoài nhập cảnh, đó là trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước hoặc vì lí do bảo vệ an ninh quốc gia hay lý do đặc biệt khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Ngoài ra nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự dịch chuyển của đối tượng phạm tội khủng bố, Việt Nam còn ban hành Pháp lệnh về Bộ đội biên phòng năm 1997; Pháp lệnh về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008; Nghị định số 32/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền, các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đất liền của người, phương tiện hàng hoá (Nghị định còn nghiêm cấm việc sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả; tổ chức, dẫn đường, chuyên chở người xuất nhập cảnh trái phép; nghiêm cấm buôn lậu, vận chuyển hoặc sử dụng trái phép hàng hoá, tiền tệ, các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại, chất phóng xạ… ở khu vực cửa khẩu (Điều 15); Thông tư số 181/2005/TT-BQP ngày 17/11/2005 của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 32/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền.

Một phần của tài liệu Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 121)