Kết quả tổng hợp phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty vận tải biển Đông.DOC (Trang 30)

Để thu thập thêm thông tin phục vụ cho việc phân tích lợi nhuận, em đã tiến hành phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Ánh – Tổng giám đốc công ty vận tải biển Đông. Kết quả phỏng vấn thu được như sau:

Câu 1: Thưa ông, công tác phân tích lợi nhuận có cần thiết đối với công ty không ?

Công tác phân tích kinh tế trong đó có phân tích lợi nhuận đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy đây là một việc làm rất cần thiết đối với công ty.

Câu 2: Ông đánh giá như thế nào về tình hình lợi nhuận của công ty trong những năm gần đây đặc biệt là trong năm 2010 ?

Ngành vận tải biển bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 và Biển Đông cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Tình hình tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2008 – 2010 thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Đặc biệt trong năm 2010 mặc dù doanh thu tăng gần 30% nhưng hoạt động kinh doanh của công ty không có lãi. Lợi nhuận khác khá cao do công ty bán 2 tàu container, lợi nhuận này đủ để bù đắp lỗ từ hoạt động kinh doanh. Vì vậy lợi nhuận kế toán của Biển Đông vẫn dương.

Câu 3: Xin ông cho biết cụ thể những khó khăn mà công ty gặp phải trong năm 2010 ?

Khó khăn lớn nhất của Biển Đông trong năm 2010 và cả những năm trước là thiếu vốn kinh doanh. Vốn của công ty chủ yếu phải huy động từ bên ngoài, trong đó khoản vay bằng ngoại tệ chiếm tới 80%. Trong năm 2010 Ngân hàng Nhà nước đã nới rộng tỷ giá 2 lần vào tháng 2 và tháng 8 với tổng mức điều chỉnh tăng 5,7%; đặc biệt ngày 11/2 vừa qua tỷ giá lại tăng tiếp 9,3%. Việc tăng tỷ giá đã làm cho chi phí tài chính của công ty tăng lên đáng kể. Đồng thời lãi suất tăng, giá nhiên liệu cũng vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch cũng như lợi nhuận của Biển Đông.

Áp lực cung – cầu cũng là một khó khăn lớn, tình trạng thiếu hàng làm cho sự cạnh tranh càng gay gắt hơn. Bên cạnh đó công ty còn thiếu đội ngũ thuyền viên có

Câu 4: Không chỉ riêng Biển Đông mà toàn ngành vận tải biển đang trong giai đoạn thử thách phải không ạ ? Ông dự báo triển vọng của ngành như thế nào trong thời gian tới và kế hoạch lợi nhuận của công ty trong năm 2011?

Năm 2010, ngành vận tải biển dần hồi phục nhưng không đạt được mức kỳ vọng như ước tính. Tôi cho rằng, năm nay vận tải biển sẽ tăng trưởng hơn nhưng có lẽ phải đến cuối năm 2012 mới thực sự thoát khỏi khó khăn. Mục tiêu đề ra của công ty năm nay:

Sản lượng vận chuyển: 2,16 triệu tấn Doanh thu: 1.800 tỷ đồng

Lợi nhuận : 50 tỷ đồng

Câu 5: Vậy công ty có chủ trương, giải pháp gì để đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh và hoàn thành kế hoạch đó?

Để đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh và hoàn thành kế hoạch năm 2011, Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị rất chi tiết và cụ thể, theo đó bằng mọi biện pháp cùng Tổng công ty khai thác đầy đủ hàng hóa vận chuyển, mở rộng sản xuất dịch vụ, điều hành quyết liệt để tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả khai thác phương tiện cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, rà soát lại các định mức tiêu hao vật tư (đặc biệt là nhiên liệu - điện năng), các định mức chi phí, định mức lao động... để điều chỉnh cho phù hợp, xây dựng chương trình tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Đàm phán với các chủ hàng để tăng cước vận chuyển ở mức mà hai bên chấp nhận được.

Về đầu tư, chỉ ưu tiên cho các hạng mục cấp thiết trực tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà phát huy hiệu quả cao, kiên quyết giãn và đình hoãn hạng mục chưa cấp bách và thời gian kéo dài. Tiến hành thanh lý và xử lý những tài sản cũ nát, lạc hậu sản xuất không an toàn và có hiệu quả, tận thu giá trị còn lại để đầu tư tài sản có hiệu quả hơn.

Câu 6: Ông có kiến nghị gì với Nhà nước để cải thiện tình hình khó khăn như hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty cũng như doanh nghiệp vận tải biển ?

Thứ nhất, giãn thời gian trả nợ, lãi vay.

Thứ hai, xem xét lại một số khoản thu như hoa tiêu phí, trọng tải phí, phí bảo

đảm hàng hải.

Thứ ba, có một thực trạng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mua FOB, bán

CF/CIF thì giá cước vận tải tính bằng USD hoặc ngoại tệ khác nhưng khi chi trả cước lại là VND trong khi chủ tàu chi trả nguyên, nhiên liệu, vật liệu, cảng phí… là ngoại tệ. Việc thiếu hụt ngoại tệ của các chủ tàu là đương nhiên, nhưng khi mua USD hoặc các ngoại tệ khác tại các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, chưa kể phải mua giá cao, bán giá thấp. Điều này làm cho các chủ tàu trong nước thiệt đơn, thiệt kép. Vì vậy đề nghị chính phủ điều chỉnh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cước vận tải thu theo ngoại tệ nào thì được phép mua ngoại tệ ấy đúng số lượng, tỷ giá mua- bán ngoại tệ theo thời điểm phát sinh mua bán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Thứ tư, hiện nay vấn đề nhân lực hàng hải nhất là sỹ quan quản lý, vận hành

tàu biển vẫn thiếu, tôi kiến nghị Nhà nước nên xem xét việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực này ở Đại học Hàng hải Việt Nam và Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.

Thứ năm, khâu kiểm tra hành chính cảng biển nên quy định cụ thể về thời

gian kiểm tra đối với từng loại tàu trước khi tàu rời cảng, tránh tình trạng tàu nằm mãi không thấy cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải đến kiểm tra nhưng khi tàu sắp rời cảng thì đoàn lại xuống làm việc.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty vận tải biển Đông.DOC (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w