Cơ sở hình thành giá trị truyền thống của người Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 31)

Khi nghiên cứu bản chất con người, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rầng: không nên nghiên cứu con người từ lời nói hay những điều mà họ tưởng tượng ra mà cần phải nghiên cứu con người trên mảnh đất hiện thực.

Quan điểm đó có ý nghĩa to lớn, nó cho chúng ta một phương pháp luận hết sức khoa học, khách quan khi nghiên cứu con người cụ thể, từ đó rút ra những kết luận đánh giá đúng đắn. “Mảnh đất hiện thực” mà các nhà kinh điển đề cập không ngoài điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện văn hoá nơi mà con người đang tồn tại, đang sống và làm việc. Sự nghiên cứu về con người Việt Nam, về giá trị truyền thống của họ không nằm ngoài ý nghĩa đó.

Cơ sở hình thành giá trị truyền thống của con người Việt Nam bắt nguồn từ điều kiện địa lý (tự nhiên), điều kiện kinh tế - xã hội và nền vãn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

Căn cứ vào những tài liệu khảo cổ học chúng ta biết được địa bàn sinh sống chủ yếu của người Việt cổ là lưu vực các con sông lớn, nơi cư trú là một vùng đất mới được bổi đắp nằm giữa một bên là đồi núi cao và một bên là biển cá. Do trình độ còn hạn chế người Việt cổ chưa có khá năng đắp đê ngăn

nước vì thế khi mùa mưa, lũ nước tràn ra khắp các chỗ, chúng tạo nên vô số đám hổ quanh nãm có nước.

Đất đai mà người Việt cổ cư trú và canh tác có độ phì nhiêu rất cao bởi thường xuyên được bồi đắp phù xa từ vùng thượng nguồn. Không những thế đây là nơi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với lưựng mưa, nắng đủ để Irổng và phát triển cây nồng nghiệp. Chính những điều kiện như vậy mà người Việt sớm lựa chọn nông nghiệp làm nghề chính cho sự tồn tại của mình.

Bên cạnh nhữne thuận lợi, thiên nhiên Việt Nam luôn đặt ra cho con người những khó khản thử thách như hạn hán, lũ lụt, bão tố hoặc sâu bệnh. Theo số liệu thống kê của Giáo sư Phạm Minh Hạc thì "lượng nước chảy mưa lũ cùa cúc sông ở Bắc Bộ như sông Đà, sông Lô, sông Thao, sông Hồng, sông Cầu, sông Lục N am chiếm từ 72 - 89% lượng nước của các dỏng sông đó"

[18, 18]. Chính điều kiện này đã là cơ sở để hình thành những truyền thống tốt dẹp của con người Việt Nam. M uốn chống được thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão tố... đã hàng năm cướp đi biết bao của cải từ mồ hôi, nước mắt thậm chí còn cướp đi rất nhiều sinh mạng, đòi hỏi nhân dân ta phải có m ột nghị lực phi thường, m ột đầu óc thông minh sáng tạo một sự đoàn kết bền chật mới vượt qua nổi.

Mặt khác, nước ta ở vào vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á vừa ngoảnh ra Thái Bình Dương, vừa nối liền với lục địa mênh mông nằm trên đầu mối giao thông thuỷ bộ quan trọng từ Bấc xuống Nam, từ Đông sang Tây, như một đầu cầu từ biển cả tiến vào đất liền, một căn cứ xuất phát từ đất liền vượt ra biển cả.

Do tài nguyên thiên nhiên giàu có, và đặc biệt lại nằm trong vị trí chiến lược trọng yếu nên trong suốt quá trình phát triển, nước ta luôn là mục tiêu để các nước xâm lược. Cũng trong suốt quá trình tồn tại Việt Nam luôn phải đưưng đầu với nạn ngoại xâm tàn khốc, liên tiếp phải tiến hành các cuộc chiến tranh thẩn thánh để bảo vệ độc lập, tự do cho nhàn dân, bảo vệ Tổ quốc.

Rõ ràng với những đặc điểm tự nhiên như vậy trước sự đe doạ liên tiếp của thiên tai và định hoạ, muốn tồn tại để phát triển, con người Việt Nam phải

biết hy sinh nhiều lợi ích riêng, cùng nhau đoàn kết gắn bó củng cố lợi ích chung của cộng đổng. Vì thế những truyền thống đoàn kết thương yêu nhau... cũng hình thành từ đó. Mặt khác cũng chính điều kiện tự nhiên như vậy đã nhen nhóm trong tàm thức cùa người dân Việt Nam ý chí làm chú đất nước, làm chú vận mệnh của dân tộc.

Thiên nhiên phong phú là điều kiện thuận lợi cho con người Việt Nam liến hành sản xuất nông nghiệp, hoạt động lao động chủ yếu là nghề trồng lúa nước. Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là quy luật mang tính phổ quát đối với mọi xã hội, song cái chung đó biểu hiện trong cái riêng trên đất nước Việt Nam. Điều kiện địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưntĩ cũng chính sự mưa nắng thất thường của thiên nhiên khiến cho con người lao động cực kỳ vất vả phải cần cù chịu khó hai sương một nắng mới được hạt gạo. Với phương thức sản xuất kiểu Châu á, công cụ lao động hết sức thô sơ và gần như không cải tiến hàng ngàn năm, sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân.và trông chờ vào thiên nhiên, khiến cho năng suất lao động vốn đã thấp, nếu gập thiên tai lũ lụt lại càng thấp hơn, thậm chí còn mất trắng. Thêm vào đó người nông dân lại là đối tượng bóc lột của cả bộ máy quan lại phong kiến gian ác, tồn tại hàng ngàn năm.

Đời này truyền đời khác lao động nông nghiệp với những công cụ thô sơ, trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và trong cảnh đói nghèo túng thiếu thường xuyên khiến cho người Việt Nam không chỉ rèn luyện cho mình tính cố kết cộng đồng để cùng nhau vượt đói mà còn tạo dựng nên thói quen yêu lao động, cần cù chịu khó, tinh thần bất khuất quật cường, ham học chống lại mọi sự đàn áp bóc lột, tâm lý yên với cái nghèo, vui với cảnh nghèo đằng sau luỹ tre làng.

Bên cạnh những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, điều kiện văn hoá có vị trí đặc biệt quan trọng đóng vai trò to lớn, quy định tính cách, tâm lý, truyền thống của người V iệt Nam.

"Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt củng với biểu hiện của nó mù loài người đ ã sản sinh ra nhằm thích íùig với nhữìig nhu cầu của dời sống và đòi hỏi của sự si till tổn" [30, 431].

Với phương thức sản xuất Châu á dựa trên nền sản xuất nông nghiệp, lại nằm trong khu vực Đông Nam Chầu á, Việt Nam vừa có nền văn hoá mang tính bản địa đồng thời vừa có sự giao thoa tiếp xúc, hấp thụ nền vãn hoá khu vực: Nam Á, Trung Quốc làm phong phú thêm những giá trị văn hoá dân tộc.

Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội của Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (thời Bắc thuộc lần thứ nhất) theo gót chân xâm lược. Mặc dù vậy nó sớm được dân tộc Việt Nam tiếp nhận và đồng hoá trở thành thứ nho giáo mang bán sắc dàn tộc Việt Nam.

Nho giáo ià công cụ quản lý xã hội của giai cấp thống trị Trung Quốc, sau khi du nhập vào V iệt Nam từng bước được giai cấp thống trị Việt Nam tiếp nhận và đề cao đặc biệt, là công cụ quản lý đất nước. Nho giáo đưa ra việc xây dựng con người có đủ nhân, nghĩa, lễ, trí. Nhân theo Nho giáo là những điều gì mình muốn thì cũng làm cho người khác "kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạí nhi đạt nhân" [30, 193] đó chính là đức trung hết lòng với người khác,

yèu thương người khác. M ậc dù chữ Nhàn của Nho giáo có iihững mặt tiêu cực nhất định, song công bằng mà nói nó đã góp phần làm giàu tình cảm yêu thương giữa con người và con người nói chung và đặc biệt là con người Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo chữ Nhân có nội dung là chữ Nghĩa của Nho giáo thông qua 'lăng kính" chủ quan của người Việt tạo nên hai chữ "nhân nghĩa". Nội dung hai chữ "Nhân Nghĩa" của người Việt được thể hiện trong quan hệ giữa người và người bao giờ cũng đặt chữ tình lên hàng đầu. Trong xử sự người Việt bao giờ cũng phải tuân theo một quy định bất thành văn "có tình có lý" và khi "cái tình đã hết thì cái nghĩa vẫn còn". Chữ tình đó không vì mục đích riêng tư vụ lợi, không đồng nghĩa với tính vô nguyên tắc mà nó thể hiện tinh thần luôn coi trọng con người, là vốn quý nhất trong tất cả các mối quan hệ họ, làng, nước. Cũng vì chữ tình đó mà bao giờ người Việt cũng thường hy sinh lợi ích riêng tư của mình cho người mình yêu quý được sung sướng hạnh phúc. Tâm lý đó được nâng lên thành chuẩn mực trong lối sống và trở thành giá trị cao đẹp ngàn đời của người Việt, lối sống tình nghĩa "sống vì người khác hơn vì mình".

Có thê thấy sư kết hợp đến tài tình giữa những giá trị tốt đẹp của Nho giáo với văn hoá dân tộc đã được thể hiện rõ nét trong quan điểm của Hồ Chí Minh về chữ Nhân. Theo người "Nhản lù thật thà thương yêu liết lòng giúp đỡ đổng clú và đỏng bào. Vì th ế mà kiên quyết chống lại những người, nhữỉig việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì th ế mà sẵn sàng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ, vì th ế mà không hám giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền" [51, 93].

Với chủ trương "vô vi" (buông trôi để cho cuộc đời tự nó diễn biến) "Bất tranh" (thủ tiêu đấu tranh) "Vô kỷ" (quên cả chính mình) "Vô đãi"(quên mọi điều ràng buộc xung quanh) mà đạo giáo đưa ra đã nhanh chóng được người Việt tiếp nhận. Cũng như Nho giáo, người Việt tiếp nhạn đạo giáo một cách sáng tạo. Trong mọi quan hệ người Việt luôn coi trọng tình nghĩa thì đến nay dưới ảnh hưởng của đạo giáo càng làm tãng thêm lối sống đó. Quan điểm"Dĩ hoà vi quý" "Bốn bể m ột nhà" không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, oán thù đã khiến người Việt bỏ qua mọi tranh chấp, thường thì "Đánh kẻ chạy đi ai đánh kẻ chạy lại". Bởi theo họ cuộc đời như một giấc mộng thì dù có cố gắng đến đâu "Một bàn tay ai che kín được mặt trời".

Cùng với Nho giáo và Đạo giáo, Phật giáo sớm du nhập vào Việt Nam và được dân tộc Việt Nam dễ dàng tiếp nhận, với thuyết "nhân quả" và tư tưởng từ bi bác ái mà nhân sinh quan Phật giáo đem lại phù hợp với cuộc sống bình dân bình dị của người Việt. Sống trong hoàn cảnh luôn phải đối mặt với những khó khăn, khi thiên tai lúc địch hoạ, cuộc sống vốn đã khó khăn lại bị các thế lực phong kiến đàn áp khinh rẻ khiến cho người Việt tiếp nhận Phật giáo như một yếu tố tâm lý làm cân bằng "vơi đi" cuộc sống khổ cực của mình. Quan niệm "không có sự khác biệt trong dòng máu cùng đỏ như nhau" là một tố chất làm cho tinh thần dân chủ của nhân dân được khẳng định. Cũng giống như tiếp nhận Nho giáo, người Việt tiếp nhận Phật giáo không phải nguyên vẹn hoàn toàn mà có sự chọn lọc loại bỏ những yếu tố không phù hợp với mình. Chẳng hạn trong con đường mà Phật giáo đề ra để thoát khỏi cảnh sống lầm than cơ cực là con đường "xuất thế" thực chất là chốn tránh không dám dấu tranh với hiện thực thì ngược lại người Việt lại đề ra con đường "nhập

thế". Muốn "giải thoát" khỏi sự hất hình đắng, khổ đau trong cuộc sống hiện thực chỉ bằng con đường lao động, chiến đấu. Nhìn chung theo Giáo sư Phạm Minh Hạc thì "sự truyền bá rộng rãi của lư tưởng Phật giáo đã góp phần với những tỉnh cách của cư dân bản địa tạo nên truyền thống nhản úi, vị tha vù bao dung của người Việt Nam " [26, 44].

Cùng với ảnh hưởng của văn hoá Phương Đổne này trong quá trình tiếp biến các giá trị tốt đẹp của người Việt Nam còn được bồi đắp bởi những tư tưởng tự do, bình đảng, bác ái của văn minh Phương Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin do Nguyễn Ái Quốc truyền bá.

Như vậy những đặc điểm hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam dã làm cho các giá trị truyền thống không ngừng được bổi đắp bổ sung và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử. Cùng với thời gian những giá trị đó trở nên ổn định và được lưu truyền trở thành động lực, sức mạnh, bản sắc của con người V iệt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 31)