Sự CHUYỂN BIẾN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỂN THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 53)

/ 2.3.3 Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng

2.1-Sự CHUYỂN BIẾN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỂN THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH

CNH, HĐH

Sự nghiệp CNH, HĐH suy cho cùng là do con người và vì mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng con người Việt Nam, bởi sự nghiệp đó nhằm đạt tới sự tăng trưởng kinh tế biểu hiện tập trung ở việc tăng thu nhập quốc dân theo đầu người, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người dân. Với ý nghĩa đó Đ ảng ta đã xác định "đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu nước m ạnh - xã hội công bằng dân chủ văn minh".

Thực tế cho thấy không thể thực hiện được CNH, HĐH nếu không có đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo quản lý tận tuỵ biết nhìn xa trông rộng. Nhưng cũng không thể thực hiện được hữu hiệu nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp này nếu không có hàng triệu triệu công dân yêu nước, có ý thức sâu sắc về cái nhục đói nghèo, biết xấu hổ về sự tụt hậu và lạc hậu để cùng nhau gắn bó vì sự nghiệp văn minh giàu m ạnh của Tổ quốc.

Hộ thống giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành trong suốt hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu tiếp thu, cải biến chọn lọc những giá trị văn hoá của dân tộc khác. Tuy vậy, cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh liệt các tác động của tự nhiên và xã hội. Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, những giá trị truyền thống có sự biến đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đã sản sinh ra nó.

Truyền thống là một bộ phận của ý thức xã hội, mà ý thức xã hội lại luôn chịu sự quy định của tổn tại xã hội, măt khác trong quá trình phát triển bản thàn các hình thái ý thức xã hội luôn tác động lẫn nhau. Do tồn tại xã hội • luôn vận động biên đổi nôn những truyền thống được hình thành trên đó cũng

khúng the nhất thành bất biến. Nhưng cái làm nên truyền thống chính là trong sư biên đổi vẫn giữ lại những yếu tố cốt lõi bên trong của nó.

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, với tư cách là một bộ phận của V thức xã hội truyền thống có tính độc lập tương đối thể hiện ở tính bảo thủ và bền vững của truyền thống. Trong mỗi thời điểm của lịch sử truyền thống có tính 2 mặt, mặt giá trị và mặt phản giá trị. Mặt tích cực của truyền thống có tác dụng tạo nên sức mạnh chơ dân lộc phái triển, ngược lại mặt tiêu cực là trở lực cản bước cho sự phát triển của xã hội. Thậm chí có những truyền thống trước đây có giá trị tích cực nhưng khi điểu kiện lịch sử - xã hội thay đổi nó cũng không còn giá trị nữa. Vì thế những truyền thống khi đã trở thành giá lộ truyền thống thì không có nghĩa đó phải là những chân lý tuyệt đối, chân lý vĩnh hằng mà cần có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn. M ặt khác dựa trên những điều kiện lịch sử mới cần phải tự tạo ra những truyền thống mới phù hợp với giá trị hiện tại. Đồng thời phải không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại làm giàu thêm cho truyền thống dân tộc.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, khi sự nghiệp CNH, HĐH được thực hiện trong nền kinh tế thị trường và trong xu thế toàn cầu hoá hệ thống giá trị truyền thống đang đứng trước những thách thức, những nguy cơ cần phải biến đổi. Hệ thống giá trị truyền thống của người Việt Nam trong đó những giá trị chuẩn mực như: lòng yêu nước, tinh thần cố kết cộng đổng, lối sống tình nghĩa, truyền thống hiếu học... trước đây làm nên cốt cách, tinh thần, bản lĩnh và bản sắc trong con người Việt Nam đến nay đang bị "lung lay". Vấn đề là ở chỗ con người Việt Nam có đủ bản lĩnh để giữ gìn mặt tích cực trong các giá trị truyền thống và vượt bỏ những mặt chưa được hợp lý của giá trị truyền thống trong giai đoạn hiện nay cũng như tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá nhân loại làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Đúng như quan điểm của Đảng đã xác định: trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, k ế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòne tư hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới, làm íỉiàu đẹp thêm nền ván hoá Việt Nam, đấu tranh chổng sự xám nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuvnh hướng sùng ngoại, lai căng mất gốc,

khắc phục tâm lý sùng hái đổng tiền, bất chấp đạo lý coi thường các giá trị nhân vãn.

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 53)