Tinh thần đoàn kết

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 64)

/ 2.3.3 Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng

2.1.3- Tinh thần đoàn kết

Tinh thản đoàn kết cũng là một trong những đặc triaig nổi bật của giá trị truyền thống ở co lì người Việt Nam.

Nhờ có tinh thần đoàn kết, dân tộc Việt Nam mứi có sức mạnh chiến tháng mọi sư đe doạ của thiên nhiên và các cuộc chiến tranh xàm lược của các thố lực ngoại xâm lớn mạnh hơn mình hàng chục, trăm lần để giành và giữ cho được độc lập dàn tộc.

Đoàn kết chính là sức mạnh, lịch sử dân tộc Việt Nam chứng minh chân lý: đoàn kết thì tồn tại, còn chia rẽ thì bị tiêu diệt. Nhờ có đoàn kết mỗi cá nhàn có được sức mạnh cùa cộng đổng, sức mạnh này không phải giản đơn là số cộng của nhiều người mà được nhân lên tuỳ thuộc vào mức độ liên kết thành một khối thống nhấl. Đày là sức manh của ý chí, nghị lực, sức mạnh của trí tuệ tinh thần và cả sức mạnh của vật chất. Mỗi thành viên khi nằm trong khối đoàn kết đều thấy sức mạnh của mình tăng lên gấp bội.

Đoàn kết vừa là quyền lợi cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt trước những tác động có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng chung của cả cộng đổng, các cá nhân phải cùng lo toan gánh vác, cùng nhau hợp sức để phân tích đề ra những phương hướng cùng giải quyết. Do đó truyền thống đoàn kết đã thấm sâu vào từng mạch máu của con người Việt Nam và đi vào trong mọi hành động của những người dân:

M ột cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

Cũng chính do lối sản xuất thủ công lạc hậu lại thường bị phân tán manh mún cho nên tâm lý nhỏ mọn của con người tiểu nông cũng làm ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết. Người Việt Nam dễ dàng từ bỏ lợi ích cá nhân để hướng đến lợi ích cộng đồng trước những vấn đề lớn trực tiếp liên quan đến sự tồn vong của cả cộng đồng như thiên tai, hay địch hoạ. Song trong cuộc sống đời thường trên thửa ruộng, mảnh vườn họ lại dễ dàng xung đột thậm chí là cả những việc rất nhỏ. Mâu thuẫn không chỉ ở phạm vi cá nhân mà nó còn là cả giữa các dòng họ, làng xóm nữa. Đây là một hạn chế rất lớn đối với nước ta trong quá trình thực hiện CNH, HĐH bởi quá trình sản xuất theo dây truyền sẽ không thể thực hiện được một khi không có sự hợp tác thống nhất giữa các thành viên. Đánh giá hạn chế này cố thú tướng Phạm Vãn Đồng đã nhận xét

"con người Việt N am ... giàu tinh thần đoàn kết cím nước vù tương trợ lẫn

nhau trước những tai hoạ lớn của cuộc sổng nhinig lại kém ỷ thức hợp tác thán ái trong công việc và sinh hoạt hùng ngày" [22, 38, 39].

Tinh thần đoàn kết rõ ràng nếu được phát huy sẽ đem lại những kỳ tích to lớn. Đoàn kết chính là nguồn sức mạnh nội sinh từ bao đời nay của dân tộc ta và trở thành giá trị truyền thống cực kỳ quý báu. Trong giai đoạn hiện nay dưứi sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đoàn kết đã đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân là chiến lược cơ bản của Đảng không chỉ trong thời kỳ cách mạng dan tộc dân chủ mà cá trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.

Đoàn kết trong Đảng là nhân tố quan trọng nhất trong các cấp độ đoàn kết lớn hơn như đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đảng ta là Đảng cầm quyền có xứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nước ta, mọi thắng lợi hay thất bại đều gắn với trách nhiệm của Đảng. Nhờ có sự đoàn kết trong Đảng đã tạo ra uy tứi lớn để nhân dân tin tưởng và tập hợp chung quanh ngọn cờ cách mạng. Không có sự đoàn kết trong Đảng thì Đảng không thể lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước và thành công trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay trước những cám dỗ của cuộc sống đời thường không ít đảng viên nhạt phai lý tưởng, thoái hoá biến chất... đã làm giảm đi niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng. Vì vậy tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong Đảng là yếu tố hàng đầu để thực hiện tốt những nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, nhất là việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trước sự va đập của lối sống hiện đại. Sự đoàn kết nhất trí trong Đảng chỉ được thực hiện trên nguyên tắc phê bình và tự phê bình nhằm giúp nhau cùng tiến bộ, thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường Giai cấp công nhân cho cán bộ đảng viên, luôn trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ngày nay mặc dù đất nước không có chiến tranh song những nguy cơ cày mất đoàn kết luôn tiềm ẩn, đặc biệt là các thế lực phản động đang ra sức thực thi "chiến lược diễn biến hoà bình" để công kích chống phá thành quá

cách mạng nước ta, hòng tiêu diệt CNXH. Hưn bao giờ hốt tinh thán đoàn kết của dân tộc ta phải phát huy cao độ cho phù hựp với tinh thẩn mới nhầm muc tiêu vừa thắng đói nghèo lại xây dựng thành công CNXH góp phần đấu tranh chung của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch. Trong tình hình cách mạng mới, tinh thần đoàn kết phải được nâng cao hơn nữa vì

"ihắng đ ế quốc và phong kiến còn tương đối dễ, thắng bần củng vả lạc hậu còn khó hơn nhiêu" [35, 4], Nâng cao tinh thần đoàn kết trong thời kỳ mới là

vấn đề hết sức khó khăn, nhất là trong thời kỳ hoà bình, tâm lý tiểu nông vẫn còn đang tồn tại trong một bộ phận không nhỏ của nhân dân.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta đang diễn ra sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, sự khác biệt về trình độ, năng lực và hoàn cảnh, lối sống của từng người, không phải ai tham gia vào kinh tế thị trường cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Với các quy luật khắt khe của thị trường chỉ có các chủ thể có ưu thế về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ mới có thể tồn tại. Ngược lại những chủ thể do không có ưu thế nên bị đào thải dễ dàng đi đến phá sản.

Sự đa dạng về thị trường hiện nay cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết. Trong xã hội do các yêu cầu về thị trường sức lao động khác nhau dẫn đến mức thu nhập cũng khác nhau. Thực tế cho thấy theo thống kê "75% sô' dân nông thôn có thu nhập thấp dưới mức bình quân chung của x ã hội. 90% người nghèo ở nước ta sống ở nông thôn đặc biệt ở miên núi" [47, 215], lương 1 tháng của một công chức có trình độ đại học

không bằng tiền một buổi biểu diễn của các ca sĩ, đó là chưa kể đến tiền công của người lao động chân tay.

Mức thu nhập không chỉ chênh lệch trong các tầng lớp dân cư mà còn biểu hiện rõ nét giữa các vùng miền. Ở miền núi nơi chủ yếu là dựa vào nền văn minh nông nghiệp lạc hậu, sản xuất còn mang tính tự cấp tự túc thu nhập chủ yếu dựa vào sản phẩm nông nghiệp. Ở nông thôn đặc trưng chủ yếu là vãn minh nôns nghiệp và một phần cơ khí hoá ngoài thu nhập từ nông sản còn có thêm từ nghề phụ. Nhưng do thu nhập thấp số lao động ở nông thôn nhất là lao động trẻ đanii có xu hướng đổ xồ về ihành phố kiếm việc làm. Cơ hội tìm việc làm cho

những người này là rất khó, vì họ không có trình độ, lao động chủ yếu là chân tay. ở thành phố nưi tập trung đồng dân cư nhất, chủ yếu dựa vào văn minh công nghiệp và hặu công nghiệp, thu nhập của người lao động được coi là cao so với vùng miền. Thậm chí ngay tại thành phố Hà Nội sự phân hoá giàu nghèo giữa người có thu nhập cao với người khó khăn không có việc làm thu nhập thấp khá rõ "mức chênh lệch khoảng 8 - 10 lần, tliậm chí đến vài chục lần, giữa nhản viên hành chính nhà nước với sản xuất, kinh doanh khoảng 3 - 5 lần. Ở nông thôn, mức chênh lệch giữa các chú trang trại và nhữìig người có cơ may, có điều kiện sản xuất, kinh doanh với người gặp rủi ro hoặc chưa có lôi thoát rất cao" [61, 3], Rõ ràng CNH và cơ chế thị trường đang chứa đựng những

nguy cư làm giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong xã hội.

Nâng cao tinh thần đoàn kết trong thời kỳ mới sẽ tạo ra sự thông cảm chia sẻ đối với những người ít gặp may mắn, từng bước giúp chúng ta khắc phục sự phân cực giàu nghèo. Sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi toàn dân phải thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ, thực hiện đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam cả trong và ngoài nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp..., phấn đấu thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến lên dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Lấy đại nghía dân tộc làm điểm tương đồng, đồng thời chấp nhạn những điểm khác nhau mà không trái với lợi ích chung.

Sự nghiệp CNH, HĐH tuy đã nâng cao điều kiện sống của mọi người dân nhưng vẫn còn không ít những người thiếu ãn, thiếu mặc, thiếu chõ ở và nhất là thiếu điều kiện học hành. Điều mong muốn tột bậc của Bác Hồ, của Đảng là làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành cho đến nay chưa được thực hiện một cách trọn vẹn nhất là những vùng nông thôn, miền núi hẻo lánh xa đô thị...

Đương nhiên điều đó phụ thuộc vào phần lớn sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhưng quan trọng không kém là phụ thuộc vào chính sách xã hội. Các chính sách xã hội không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, phân phối mà tạo ra sự công bằng ngay cả trong sự phát triển về vãn hoá tinh thần nhằm tạo điều kiện và cơ hội ngang nhau cho mọi thành viên được phát triển toàn diện về

nhàn cách. Đó cũng là sự khảng định tính định hướng XHCN, bản chất cơn dường và mục tiêu mà chúng ta đã lựa chọn.

Hưn nữa trong điều kiện hiện nay tinh thần đoàn kết của dân tộc đang phải đối phó với những hành động chống phá cách mạng. Lợi dụng những chiêu bài dưới mầu sắc dân tộc, tôn giáo các thế lực thù địch xúi dục, dụ dỗ mua chuộc đồng bào ta ở các dân tộc ít người như vụ án Nguyễn Vãn Lý, vụ án các "quốc gia" đòi "tự trị ở Tây Nguyên... đểu là những hành vi gây chia rẽ mất đoàn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Bản chất của mọi hành vi chống phá đó không ngoài mục đích tièu diệt CNXH mà bài học ở Liên Xô và các nước Đồng Âu là một bằng chứng thực tế.

Trong xu thế toàn cầu hoá với phương châm "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước" Việt Nam đã chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế có quy mô khu vực và thế giới như AFTA, APEC, ASEAN.... Cho đến nay nưức ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 150 nước và quan hệ thương mại với hơn 100 nước. Đây vừa là thành công của tinh thần đoàn kết quốc tế nhưng cũng là thách thức to lớn. Chúng ta không thể khẳng định rằng tất cả các tổ chức dự án quốc tế không có âm mưu phá hoại nền kinh tế, chính trị của nước ta. Hơn bao giờ hết tinh thần đoàn kết mới cần kết hợp với tinh thần cảnh giác cao độ, thực hiện đoàn kết rộng rãi có như vậy mới bảo vệ được độc lập dân tộc.

Như vậy, trong điều kiện hiện nay chúng ta cần phát huy hơn nữa tinh • thần đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết giữa các cấp, các ngành, các dân tộc, giai cấp, lực lượng trong toàn xã hội cũng như nhân dân trong nước với kiều bào nước ngoài và các lực lượng tiến bộ trên thế giới tiên cơ sở tôn trọng lợi ích riêng của mỗi chủ thể vì lợi ích chung của dân tộc, vì tương lai tươi sáng của cả dân tộc. Đường lối chiến lược này được Đảng ta khẳng định thành quan điểm chỉ đạo trong vãn kiện đại hội Đảng IX là

"Thực hiện đại đoàn kết các dân lộc, tôn giáo, giai cấp, tảng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người írong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người dã nghỉ him, mọi thành viên trong đại gia đình dán tộc Việt Nam dù

sông trong nước hay ở nước nqoài. Phái huy sức mạnh cùa cả cộng đồng dán tộc, truyền thong yêu nước, V chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất vì dân giàu nước mạnh, x ã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm iươìig đồng, tôn trọng những V kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phản biệt đối xử về quá khứ, giai cấp thành phần, xả y dimg tinh thần cởi m à tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai"

[20, 123, 124],

Đại đoàn kết toàn thể dân tộc là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH. Xuất phát từ quan điểm coi cách mạng là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, nhân dân là người làm ra lịch sử, chú tịch Hồ Chí Minh cho rằng: ở trong xã hội làm bất cứ điều gì muốn thành công phải có 03 điểu kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, địa lợi không quan trọng bằng nhân hoà. Nhân hoà có nghía là mọi người đều nhất trí. Nhân hoà là quan ưọng hơn hết, sự nghiệp CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, nếu nhân dân không nhất trí đồng lòng dù Đảng có lớn mạnh đến mấy cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của quá trình CNH, HĐH.

Muốn đoàn kết dân tộc phải đoàn kết trên nền tảng của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, trong đó đề cao vai trò của tầng lớp trí thức bởi tầng lớp này sẽ đi đầu về việc nắm bắt các thành tựu khoa học - công nghệ và triển khai các thành tựu đó trong xã hội. Trong những giai đoạn tiếp theo của công cuộc xây dựng CNXH không thể thiếu vai trò của trí thức. Khối liên minh công - nông - trí thức là nòng cốt để đoàn kết liên minh với các giai cấp và tầng lớp khác, đoàn kết các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, đoàn kết các tôn giáo, đảng phái...

Trong khi thực hiện đoàn kết phải có đấu tranh để khắc phục những hạn chế, tiêu cực như chủ tịch Hồ Chí Minh nói: trong đoàn kết phải có đấu tranh, không phải đoàn kết một chiều, đấu tranh là vếu tố cần thiết để tìm ra cái đúng.

Nguyên tắc quan trọng trong việc thực hiện khối đại đoàn kết là phải dựa trôn khối liên minh công - nông - trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đoàn kết toàn dàn tộc sẽ mất ý nghĩa và không có tác dụng khi khòng đám háo nguyên tấc trên. Đoàn kết dàn tộc là cơ sở của đoàn kết quốc tế, đoàn kết quốc tế sỗ tăng thế và lực của cách mạng Việt Nam lên nhiều lần, thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.

Tóm lại: CNH, HĐH và cơ chế thị trường trong xu thế toàn cầu hoá đanu có tác động mạnh mẽ đến con người Việt Nam hiện nay. Những giá trị truyền thống tiêu biểu cho sức mạnh của con người Việt Nam trong lịch sử

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)