Coi trọng nhân nghĩa

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 41)

Đây là giá tiị có vị trí hàng đầu trong bảng giá trị ứng xử của người Việt. N hân nghĩa đã trở thành thước đo giá trị trong mọi hành vi ứng xử của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Trong mọi quan hệ được xây dựng, mọi hành độ ng được thực hiện bao giờ cũng đặt lên trên hết sự tôn trọng và yêu thương com người "thương người như th ể thương thản".

Lòng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm của ông cha ta về vai trò và vị trí của con người trong cuộc sống: "con người là vốn quý nhất" "người sống hơn đong vảng" "một mặt người bằng mười mặt của".

Tin tưởng vào sức mạnh của con người, ống cha ta đã đặt con người vào vị t rí tối thượng nhất trong việc tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần: "còn nụười cồn của".

Coi trọng con người tin tưởng vào sức manh của con người, lòng nhân nghĩa phù hợp với tinh thần nhãn đạo cao cả trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền.

Nhàn quyền vừa là một phạm trù pháp lý, chính trị, triết học, lịch sử, xã hội vừa là một phạm trù đạo đức. Mục tiêu cao cả của cuộc đấu tranh vì nhân quyền là để bảo vệ quyền và tự do cơ bản của mọi người, mọi dàn tộc, nói rộng ra là vì con người. Nhàn phẩm, bình đẳng và khoan dung là bản chất của nhàn quyền. Khi bàn về vấn đề này c . Mác đã khảng định "quyền không bao iỉiở ró th ể ở mức cao hơn c h ế độ kinh t ế và sụ phút triển ván hoú của x ã hội do c h ế độ kinh t ế đó quyết định" [9, 36].

Như vậy lòng nhân nghĩa của con người Việt Nam không đợi đến khi trình độ kinh tế - xã hội phát triển mới xuất hiện mà nó ra đời ngay từ khi dựng nước và sau này được bổ sung hoàn thiện ở các giai đoạn tiếp theo. Chúng ta có thể khẳng định lòng nhân nghĩa thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong quan niệm của con người Việt Nam so với quan niệm của cộng đồng quốc tế.

Trong vô vàn các mối quan hệ từ gia đình đến xóm làng và rộng hơn nữa là xã hội bao giờ người Việt cũng đật chữ tình lên trên hàng đầu. Trong gia đình hễ một người thân gặp nạn là cả gia đình lo lắng quan tâm chăm sóc

"một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Trong quan hệ xóm làng người Việt không

bao giờ đặt vật chất, của cải lên hàng đầu mà bao giờ cũng đặt tinh thần tình cảm lên trên hết "lời chào cao hơn mâm cỗ" thậm chí " Lời nối chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Rộng hơn cả là tình yêu dân tộc, tình

yêu giữa người với người trên cùng m ột lãnh thổ, một cộng đồng. Trong rất nhiều truyền thuyết như "Lạc Long Quân và Âu Cơ" "Quả Bầu mẹ"... đều khẳng định dù người miền xuôi hay miền ngược không chia Nam - Bắc tất cả đều là anh em trong m ột nhà "nhiễu điều phú lấy giá gươìig, người trong mội nước thì thương nhau củng". Chính vì lẽ đó lúc gập may, khi hoạn nạn bao giờ

cũng có sự đùm bọc yêu thương "lá lành đùm lú rách" thậm chí "lá rách ít đùm lá rách nhiều" bởi "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Người Việt

luôn V thức rằng cùng với thời gian tất cả của cải, quyền lực, sắc đẹp, sức khoỏ là những cái quý và cần thiết nhất cho cuộc sống cũng sẽ bị tiêu tan nhưng giá

trị của cuộc sống sẽ trứ thành vĩnh viễn vì vậy quan điểm "Dĩ ìioà vi quỷ" luôn

là nguyên tắc ứng xử của họ. Một khi những việc hệ trọng nhất trong đời như lấy vợ lấy chồng thì người Việt cũng có sự lựa chọn "chọn người có đức mà già thán, người có tihảìi mà gỉci của".

Sự tòn trọng thương yêu con người không bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn đưực mở rộng ra bạn bè gần xa thậm chí cả với những kẻ vốn là thù địch. Lòng vị tha nhãn ái thể hiện rõ nét trong quan điểm "Nước mắt chảy xuôi” " Đánh ké chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại" Trong lịch sử dân tộc ta đã

hơn một lần thể hiện sự khoan dung vị tha đối với ké thù bằng việc trả quyền sống và chu cấp điều kiện cần thiết để bảo toàn tính mạng.

Tinh thương yêu quý trọng tôn trọng con người không chỉ biểu hiện trong quan hệ hàng ngày mà còn được nâng lên thành những nguyên tắc chuẩn mực trong các đạo luật của giai cấp cầm quyền, thậm chí cả trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong các bộ luật của Việt Nam có những việc vi phạm đến chuẩn mực đạo đức như con cái đối xử không tốt với cha mẹ, hoặc người thân như vợ chồng cũng bị xử phạt. Bộ luật Hồng Đức có ghi rõ: trong 6 tháng người chồng không "quan tâm" tới vợ thì người vợ có quyền được ly dị. Hoặc trong các kho lương thực của nhà nước luôn có thóc gạo dự trữ phòng khi mất m ùa đói kém phân phát cho người nghèo. Như Nguyễn Trãi - nhà quân sự chính trị lỗi lạc thời Lê có nói "phải lấy điều lo của sinh dân lùm điều lo thiết kỷ" [41, 38].

Nhưng nếu chỉ dừng lại trong các quan hệ đối với người sống thì chưa đủ mà sự tôn trọng con người ấy còn được thể hiện đối với những người đã khuất, những người đi trước "uống nước nhớ nguồn" "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Sự

biết cm những người đã có công giáo dục, giáo dưỡng, anh hùng liệt sĩ. Văn hoá tâm linh Việt Nam gắn liền với các ngày lỗ trang nghiêm, trên bàn thờ trong gia đình, nhà thừ tổ họ thành hoàng làng và với những hội làng hội nước tráng lệ sôi động trên tất cả các vùng của dân tộc

Tóm lại lòng nhân nghĩa coi trọng con người vừa là sản phẩm của văn hoá bán địa do ông cha ta gây dựntỉ, đồng thời đó cũng là sự kế thừa một cách độc cáo những giá trị nhân đạo tích cực trong các hệ tư tưởng của Nho - Phật -

Lão. Phật giáo dạy cho con người lòng từ hi bác ái, Nho giáo đem lại cho con người chữ nhân - lòng trắc ẩn và Đạo giáo trang bị lối sống thanh tịnh. Các hệ tư tưởng cùng với nền vãn hoá bản địa đã bồi đắp tôn tạo cho lòng nhân nghĩa của người Việt trở thành một giá trị cực kỳ quý giá, một chân lý cho mọi thời đại.

Tuy nhiên lối sống tình nghĩa là cơ sở cho người Việt Nam xưa thường coi nặng về nghĩa nhẹ về lợi. Quan điểm sống "dĩ hoà vi quý" trở thành đặc tính và nghĩa cử của con người Việt Nam. Tuy nhiên, lối sống tình nghía đã tạo ra sư bình quân cào bằng giữa các cá nhân trong xã hội và nó triệt tiêu sự phát triển vượt trội của cá nhân. Đây cũng là lý do, nguyên nhân sâu xa làm cho nền kinh tế, khoa học kỹ thuật kém phát triển. Chính lối sống tình nghĩa dung dưỡng cho tính thụ động trì trệ, khiến cho con người quen sống lầm lũi chịu đựng không muốn thay đổi. Lẽ sống nhân ái mộc mạc và tế nhị với tính cần cù nhẫn lại, cái miệng hay cười và lời nói khôn ngoan có sức cảm hoá lòng người rất lớn nhưng đằng sau câu nói khôn ngoan theo kiểu "người khôn ăn nói nửa chừng" che dấu sự khôn vặt. Những nguyên tắc sống "phép vua thua lệ làng", "sống lâu lên lão làng” quan hệ gia tộc đôi khi lấn át quan hộ pháp lý công dân... là những nguyên nhân tạo cho nhân cách con người Việt Nam xưa khó phát triển hài hoà, toàn diện.

Lối sống tình nghĩa trong thời đại hiện nay được bổ sung bởi chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí M inh làm cho quan hệ giữa con người và con người nâng lên một tầm cao mới, khắc phục những hạn chế trong sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh

"nhân dân ta từ lâu đ ã sống với nhau có tình có nghĩa,... Từ khi có Đảng • lãnh đạo vả giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơìi trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển mộỉ nhà. Hiểu chủ nghĩa Múc - Lê nin lù phải sống với nhau có tình nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mù sống không có tình nghĩa, thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê nin được"

[37, 554],

Như vậy, lối sống tình nghĩa là đặc trưng của con người Việt Nam thể hiện cả lòng từ bi của Phật giáo, đạo nhàn của Nho giáo, và quan trọng nhất là

lình cám của con n^ưừi Việt Nam mà tư tưởng đại nhàn đại nghía của Nguyễn Trãi đã tổng kết. Trong điều kiện lịch sử mới Hổ Chí Minh đã kế thừa những nhãn tố tích cực từ trong lối sống tình nghĩa truyền thống và phát triển lên một chất lượng mới. Tinh thương yêu gắn bó giữa người và người không chỉ dừng lại ở quan hệ huyết thống dòng tộc mà nó mở rộng ra phạm vi toàn dàn tộc và cá nhân loại. Mặc dù trong bối cảnh lịch sử hiện nay có những mâu thuẫn hết sức sâu sắc giữa 2 hệ thống chính trị là CNXH - CNTB, vẫn còn có những cuộc đấu tranh giữa các dàn tộc, giai cấp, tôn giáo... nhưng rõ ràng lối sống tình nghĩa theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vẫn là một chân lý, định hướng cho mọi hành động của con người theo chuẩn giá trị chung là "cái thiện", là chủ nghĩa nhân đạo.

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)