/ 2.3.3 Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
2.1. 2 Lối sống tình nghĩa
Lối sống tình nghĩa của con người Việt N am được hun đúc hàng nghìn năm lịch sử, trước sự thiếu thốn của nền kinh t ế tiểu nông và tệ chiến tranh tàn phá khiến cho con người Việt N am trỏ nên giàu lòng vị tha, nhân ái đồng cảm với nhau và giúp nhau vượt qua trong khó khăn.
Trong thời kỳ quan liêu bao cấp, do chúng ta còn nống vội chủ quan duy ý chí nên những yếu tố cơ bản của lối sống tình nghĩa và chủ nghĩa nhân đạo đã bị hiểu sai, áp dụng sai. Với chính sách phân phối bình quân "cào bằng" quyền lợi và trách nhiệm của mọi thành viên khiến cho sự thương yêu đùm bọc bề ngoài có vẻ tích cực nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội lại mang kết quả phản tác dụng. Sự đùm bọc, sẻ chia quyển lợi giữa người và người một mặt là do sức mạnh bên ngoài quyết định mật khác là do sự "thắt lưng buộc bụng" mà có. Vì vậy dãn đến tình hình xã hội trở nên đơn điệu nghèo nàn.
Ngày nay khi chuyển sang kinh tế thị trường, do coi trọng cá nhân đặc biệt là lợi ích của cá nhân đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của chúng ta phát triển mạnh mẽ, do đó sự quan tâm, sẻ chia, thương yêu giữa con người có điều kiện triển khai sâu rộng như các hoạt động nhàn đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghía, xoá đói giảm nghèo .v.v... Nhưng cũng do quá đề cao vai trò của lợi ích cá nhân đã tạo nên lối sống ích kỷ, làm tổn hại đến quan hệ tốt đẹp giữa người và nnười. Do chạy theo lợi nhuận, đồng tiền, một số bộ phận trong xã hội đã
bất chấp những đạo lý tốt đẹp làm băng hoại những giá trị truyền thống nhất là tình người, đạo lý làm người. Chẳng hạn khi chúng ta xem xét quan hệ giữa các thế hệ trong một gia đình sự mâu thuẫn giữa các thế hệ bộc lộ rõ sự mâu thuẫn về lối sống tình nghĩa trong xã hội. Trong một gia đình nhiều thế hệ như cha mẹ, ông bà, con cháu ít tìm được tiếng nói chung ở nhiều vấn đề. Những người già thường coi trọng truyền thống tình nghiã xem nhẹ cái lợi và theo họ 'dĩ hoà vi quý" là cơ sở trong mọi quan hệ, hành động. Ngược lại lớp trẻ thường coi trọng cuộc sống đẩy đủ vật chất ít coi trọng giá trị truyền thống, vì vậy trong mọi vấn đề họ tỏ ra thực tế hơn, năng động hơn, tháo vát hơn. Do ít có sự tương đổng nên sư gắn bó giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Gia đình Việt Nam xưa vốn là một gia đình trong đó cùng chung sống dưới một mái nhà có nhiều thế hệ, các thế hệ này thường bổ sung những thiếu hụt cho nhau (con cháu cần sự chăm sóc của bố mẹ, ông bà; ông bà có nhu cầu trông nom, trông cậy con cháu lúc tuổi già, con cháu lấy ông bà làm nơi nương tựa về tình cảm, nguồn cung cấp kinh nghiệm sống ...)• Ngày nay xu hướng thích ra ở riêng ngay từ khi mới lập gia đình là phổ biến. Mặt tốt của xu hướng này là ý chí tự lập tự cường của lớp trẻ được khẳng định song mặt xấu là quan hệ huyết thống dần bị mai một. Cha mẹ con cái ít có dịp gặp nhau, gần như quanh năm chỉ thãm hỏi xã giao. Do vậy quan niệm về chữ hiếu hiện nay cũng thay đổi, bên cạnh những người vẫn sống hiếu thảo với bố mẹ đã có một bộ phân chỉ nghĩ đóng góp một ít tiền là đã làm tròn chữ hiếu thậm chí có những người quên đi lòng hiếu thảo đe doạ cả đến tính mạng cha mẹ vì đồng tiền.
CNH, HĐH kéo theo sự phân tán về nơi cư trú, về cách kiếm sống của . dân cư và đặc biệt là mối liên hệ giưã các thành viên trong gia đình. Một số thành viên trong gia đình ở nông thôn nhất là thanh niên đã rời bỏ làng quê, nghề nông để đổ xô về thành phố kiếm việc, do đó hiện tượng những người già cô đơn thiếu người chăm sóc ngày một đông. Số lao động ở nông thôn ra thành phố không phải kiếm được việc làm một cách dễ dàng, để có thể tồn tại dược họ phải làm mọi nghề. Vì vậy dẫn đến tình trạng có một số bộ phận lao động làm những công việc bất chính trái với đạo đức thuần phong mỹ tục, gây ra những tệ nạn xã hội ngày một gia tãng. Theo thống kê "năm 1996 có 1600
lìíịưởi nhiễm H ỉ\', đến năm 1997 lên đến 2742, 1998 là 4328 người, đến ngày 02/ / //2000 là 26.333 người" [53, 47]. CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường
mặt trái của nó là mối quan hệ giữa người và người thường được đánh giá qua những phương tiện như của cải, quyền lực, đã làm cho lối sống tình nghĩa giữa người và người bị bãng hoại đặc biệt là khi nó xâm nhập vào quan hệ gia đình. Tạo ra sự chia ly xung đột giữa cha mẹ và con cái, vợ và chồng, anh em trong gia đì nh .
Với quan niệm coi đồng tiền có sức mạnh vạn năng, "có tiền mua tiên cũng được", dẫn đến 'lình trạng vì đồng tiền mà cả gia đinh cùng làm ăn bất chính, hay lừa đảo lẫn nhau đẩy cả gia đinh vào bi kịch. Đống tiền là phương tiện của cuộc sống, song trong gia đình nếu quan hệ huyết thống được thay thế bằng quan hệ tiền bạc thì sẽ tạo ra bất hạnh. Bởi khi có tiền dễ hoang tàn, sa xỉ trác táng, chơi bời, sa đoạ hệ quả tất yếu là tan cửa nát nhà, vợ chồng chia ly, con cái hư hỏng.
Để có cơ hội làm giàu phần lớn các gia đình đều muốn có ít con và vì lẽ đó họ thường tập trung mọi điều kiện, sự quan tâm cả tình cảm vật chất cho con cái. Điều này là hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhưng mật trái của nó là tạo ra lối sống ích kỷ ở lớp trẻ. Được sống trong sự sung túc đầy đủ con cái không biết quan tâm đến ai ngoài bản thân minh, nếu không được dạy tốt chúng sẽ vào đời một cách thụ động, quen thói ỷ lại, dựa dẫm và có hành động tiêu cực khi nhu cầu không được đáp ứng.
Như vậy những mâu thuẫn trong gia đình Việt Nam hiện nay biểu hiện sự xung đột giữa các quan niệm về mối quan hộ giữa người với người trong xã hội. Xét về mật triết học chúng ta thấy rằng đảy là hệ quả tất yếu của sự chuyển đổi giữa hai nền kinh tế, hai nền văn minh. Khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì đương nhiên cách suy nghĩ của con người cũng phải phát triển cho phù hợp bởi điều kiện kinh tế - xã hội là hiện thực khách quan và ý thức con người là sự phản ánh không gì khác hơn ngoài hiện thực khách quan đó. Sự thay đổi trong lối sống giữa các thế hệ là một điều tất yếu chứ không phải bà'l ngờ, là một điều phù hợp với quy luật tổn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Bởi khi con người sống trong túp lều thì suy nghĩ của họ hoàn toàn khác
vơi khi họ sống trong cung điện. Nêu như sự thay đổi trong lối sống giữa các thế hệ là một tất yếu, vậy vấn đề là vận dụng cái tất yếu ấy như thế nào để hạn chế bớt những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào cách suy nghĩ của con người Việt Nam, xây dựng những con người Việt Nam không chỉ phát triển cao về trí tuệ, nãng lực làm chủ khoa học công nghệ mà còn sống với nhau có tình có nghĩa.
Tuy nhiên, trước những thay đổi về lối sống chúng ta không thể đổ lỗi cho một nguyên nhân ỉà cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là yếu tố khách quan cùn yếu tố chủ quan đỏ chính là con người. Trong những năm qua việc thực hiện cơ chế thị trường đã giải phóng nhiều tiềm năng trong xã hội với sự quan tâm đến những nhu cầu, lợi ích thiết ihực của con người đã khiến tài năng và nhân cách của họ được bộc lộ và phát triển. Con người không chỉ được coi là phương tiện mà còn được coi là mục tiêu của sự đổi mới. Cơ chế thị trường khuyến khích mọi người làm giàu cho mình nhưng không phải làm giàu bằng mọi cách, không phải sẵn sàng trà đạp lên lợi ích của người khác bất chấp các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nguyên nhân chủ quan được Đảng ta xác định là "Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt, kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm, một s ố quan điểm, chủ trươìig chưa rõ chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp, cúc ngành..." [20, 76, 78]. Rõ ràng mật trái của cơ chế thị trường là yếu tố
khách quan tạo nên sự thay đổi về lối sống nhưng đi liền với nó là yếu tố chủ quan - vai trò quản lý của các cấp các ngành trong việc triển khai và thực hiện các quan điểm của Đảng và nhà nước. Để giữ gìn và phát triển lối sống tình nghĩa của con người Việt Nam cũng như xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, làm cho gia đình thực sự là tế bào "khoẻ mạnh" của xã hội, Đảng ta đã chủ trương "giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia dinh Việt Nam. N êu cao vai trò gương mẩu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dimg gia đình vãn hoá, xảy dipig mối quan hệ khăng khít giữa gia đình nhà trường và x ã liội" [19, 60], phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu.
Trong xu hướng, toàn cầu hoá như hiện nay, tiếp thu tư tưởng của chủ tịch Hổ Chí Minh vé lối sống tình nghĩa, đổng thời thể hiện tính nhân văn
nhân đạo cao cả của dân tộc, lòng thưưng người, lối sống tình nghĩa không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng trong sự liên kết với các nước trên toàn thế giới. Trước những thảm hoạ có tính chất toàn cầu như ô nhiễm mỏi trường, bệnh tật, chiến tranh sinh học... đang gia tăng đe doạ đến sự sống của toàn nhân loại, việc giải quyết các vấn đề đó không còn trong khuôn khổ quốc gia mà đòi hỏi sự hợp tác của toàn nhân loại. Vì vậy chúng ta cần tham gia vào các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới để giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu theo tinh thần "Việt Nam sấn sàng là bạn, lả đôi tác tiìi cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và pliát triển" [20, 19], Đâv cũng chính là con đường đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của chính chúng ta và thế hệ mai sau.
Những thành công trong lĩnh vực khoa học công nghệ đang tạo ra những thành tựu to lớn, đặc biệt là công nghệ sinhh học. Việc giải mã được 100% gen di truyền, tạo ra con người bằng con đường sinh sản vô tính, lai tạo cấy ghép các bộ phận của con người để kéo dài tuổi thọ... đã được tiến hành trên thê giới một mặt tạo ra sự tiến bộ trong việc nâng cao sự chế ngự của con người đối với quy luật sinh học nhưng mặt khác nó đã tạo ra những hành vi phi nhân tính trong việc lạm dụng những thành tựu đó như buôn bán cơ thể ngưdi, bắt cóc trẻ em, tạo ra những con người vô cảm,... Đó là những hành vi vô nhân đạo biến con người từ chỗ là "thước đo của tất thảy mọi vật" đến chỗ ngang hàng với động vật. Để bảo vệ lối sống tình nghĩa giữa người và người chúng ta cần lên tiếng phản đối những hành vi đó.
Tóm lại trong điều kiện hiện nay lối sống tình nghĩa đang có nhũng thay đổi, đòi hỏi một mặt chúng ta phải biết kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực từ truyền thống, mặt khác phải biết vượt bỏ những nhân tố đang làm cho lối sống tình nghĩa bị mai một và quan trọng nhất là tạo ra mọi điều kiện để giải phóng tiềm nàng, phát huy sự sáng tạo phát triển hài hoà nhân cách cho mọi người trên tinh thần "mình vì mọi người" do đó "mọi người sẽ vì mình".