Quan hệ giữa CNH, HĐH với các gia trị truyền thống

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 46)

/ 2.3.3 Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng

1.3.Quan hệ giữa CNH, HĐH với các gia trị truyền thống

Ngày nay con người Việt Nam truyền thống với những đặc trưng cơ bản nêu trên đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều tác động lớn, nhất là sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ nói chung và đặc biệt là quá trình CNH, HĐH đất nước trong cơ chế thị trường nói riêng.

Trước hết cần phải khẳng định rằng sự nghiệp CNH, HĐH đã tạo ra sự phát Itriển mạnh mẽ về lực lượng sản xuất, làm cho đời sống kinh tế - xã hội của Việt

Nam có nhiều khởi sắc. Do đó con người Việt Nam đang có sự chuyển biến mới về chãi cá về mật sinh học cũng như vổ mặt xã hội của con ngưừi.

Lực lượng sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử trình độ phát triển của lực lưựniỉ sản xuất phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên con người. Các yếu tố của lực Iưựng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó công cụ lao động là nhàn tố cách mạng nhất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện rõ nhất ử sự phát triển công cụ lao động, công cụ lao động kéo theo sự thav đổi về mặt xã hội. c . Mác khi nghiên cứu các quy luật của đời sống xã hội đã chỉ ra ràng: cái cối xay quay bàng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp và "người ta mỗi lần đều giành được tự do chừng nào việc đó không phải do lý tưởng vé con người mà là do lực lượỉig sản xuất hiện hành quyết định và cho phép" [66, 593, 594],

Thực tiễn của quá trình CNH, HĐH đất nước chứng tỏ trình độ của lực lượng sản xuất trước khi tiến hành CNH của Việt Nam còn rất thấp, công cụ thủ công nhỏ bé chủ yếu dựa vào "con trâu đi trước cái cầy đi sau" dẫn đến

tình trạng năng suất lao động thấp, đời sống nhàn dân nghèo nàn. Từ khi thực hiện CNH, nhất là trong thời kỳ đổi mới, với việc trang bị máy móc và trình độ tay nghề cho người lao động đã làm cho bức tranh kinh tế có nhiều khởi sắc và sinh động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một tăng, lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động cao với chất lượng và mẫu mã đẹp... Phân công lao động ngày càng trở nên sâu sắc, trong xã hội đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới như quản lý, kỹ thuật viên văn phòng... Trong cơ chế mới người lao động không nhất thiết phải làm việc trong các cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước mà họ được tự do lựa chọn công việc phù hợp với sở thích,

lợi ích kể cả cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nhất là việc người lao động được tự do sản xuất, kinh doanh những mặt hàng nhà nước cho phép trong khuôn khổ của pháp luật. Do đó xã hội Việt Nam hiện nay ngoài các giai tầng cũ như nông dân, công nhân và tầng lớp trí thức còn xuất hiện những tầng lớp xã hội mới là tư sản và tiểu tư sản. Đương nhiên sự xuất hiện những tầng lớp trên dường như là một nghịch lý bởi giữa các giai tầng có sự mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích. Nhưnơ với vai trò quản lý của nhà nước theo đinh hướng XHCN, nhất là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì vấn đề

tròn lại là một sự phát triển hợp quy luật phù hợp với tình trạng không đổng đều về trình độ của lực lượng sản xuất ử nước ta hiện nav. Việc sử dụng các thành phẩn kinh tế kéo theo nó là sự xuất hiện các tầng lớp mới trong xã hội như tầng lớp tư sản chính là một biện pháp khoa học, sáng tạo của Đảng, nhằm động viên sức sáng tạo của toàn dân, tận dụng những tiềm năng về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý của các thành phần kinh tế.

Trong những năm qua thực hiện quá trình CNH, HĐH như một nguồn nãng lưựng mới làm cho cỗ xe kinh tế - xã hội của Việt Nam khởi hành và tăng tốc. Có thể nêu ra những số liệu cụ thể minh hoạ quá trình tự đánh giá về mọi mật trong đời sống cá nhân và gia đình của những đối tượng được điểu tra cho thấy:

STT Kết quả đánh giá (%) các mặt Tốt lẽn Chưa thay đổi

Kém đi

1 Mức sống vật chất tiêu ding 86,5 12,6 0,7

2 Mức hưởng thụ văn hoá tinh thần 80,2 16,2 2,8

3 Thu nhập 79,2 16,8 3,3

4 Học tập và phát triển tài năng 77,3 18,5 3,2

5 Tự do cá nhân 74,6 23,0 1,3

6 Phương tiện đi lại 72,1 24,4 2,9

[26, 340]

Do mức sống vật chất và tinh thần tăng lên, thu nhập cũng như điều kiện phát triển cá nhân được nâng lên vì thế tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam cũng đang thay đổi theo chiều hướng đi lên rõ rệt. v ề tuổi thọ trung bình nam, nữ nước ta năm 1991 là 65 tuổi, năm 1999 tăng lên 68 tuổi, hiện nay tuổi thọ trung bình là 68,3 tuổi.

Từ những biến đổi về điều kiện sống, cùng những biến đổi về mật sinh học xét trong bản thân mỗi con người Việt Nam "mặt xã hội" cũng đang có những biến đổi sâu sắc. CNH, HĐH cùng với cơ chế thị trường đã tác động khònc chỉ ở các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, quán lý, quân sự.... mà đã tác động

sâu tới các lĩnh vực văn hoá, xã hội, nghệ thuật... thậm chí nó còn len lỏi trong r.ừng gia đình, trong cách suy nghT hành động cùa từng người.

Sự biến động mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu của xã hội dẫn đến việc nhận thức và định hướng các tiêu chuẩn giá trị cũng có sự thay đổi. Những giá trị mới tất yếu thay thế những giá trị truyền thống là một lẽ đương nhiên, bởi lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội do nó sinh ra sớm muộn gì cũng thay đổi theo. Đối với con người Việt Nam truyền thống thì đây là sự thay đổi đột ngột, chẳng hạn cỏ ý kiến cho rằng lối sống thực đụng của co chế ihị trường đã, đang làm đảo lộn quan niệm về giá trị truyền thống. Những quan niệm truyền thống đã thành chuẩn mực trước kia thì đến nay không còn phù hợp với con người hiện đại. Những truyền thống tốt đẹp trước kia như tinh thần cố kết cộng đồng, tinh thần nhàn ái nhân văn, bao dung giữa người với người, sống có lý tưởng yêu nước, yêu CNXH, giờ đây đã bị nhạt phai thay vào đó là những biểu hiện quá coi trọng lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân. Cụ thể theo số liệu điều tra xã.hội cho thấy.

"khi định hướng lựa chọn nghề nghiệp có 77% tổng s ố người trả lời câu hỏi lấy tiêu chuẩn nghề có thu nhập cao là tiêu chuẩn hàng đầu, chỉ có 60% lấy nghề nghiệp được x ã hội coi trọng làm tiêu chuẩn cao, 67% được hỏi coi nghề nghiệp phù hợp với cá nhân là một trong những tiêu chí quan trọng đối với chọn nghề, 80%. người được hỏi trả lời sẵn sàng thích nghi với thời cuộc, 80% người được hỏi sẵn sàng đào tạo lại, chuyển ngành chuyển nghề d ể đạt hiệu quả kinh t ế cao hơn, 70% sô' người được hỏi tỏ ra xấu hổ với tình trạng nghèo nàn, lạc hậu" [26, 321].

Như vậy, ở giai đoạn hiện nay đang có sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn các giá trị xã hội. Theo số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng những giá I

trị vật chất thường "trội liơn so với giá trị tinh thần", lợi ích cá nhân cao hơn

lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Với xu hướng lựa chọn những giá trị như vậy dẫn đến tình trạng vì lợi ích kinh tế người ta sẩn sàng làm mọi ngành nghề thậm chí cả phi đạo đức miễn là đạt được hiệu quả kinh tế cao. Với tiêu chí lựa chọn ngành nghề có thu nhập cao đặt ra ở hàng đầu, thế hệ trẻ hiện nay đang có xu

hướng chạy theo nhữníí nghề như tin học, ngoại ngữ hay kinh tế, thích làm cho doanh nghiệp nước ngoài hưn là làm trong cơ quan nhà nước, những ngành thuộc bộ mồn khoa học xã hội như triết học, xã hội học, tâm lý học... không được giới thanh niên lựa chọn. Trước kia được đứng trong hàng ngũ của Đảng là một niềm vinh dự rất lớn, và để có được điều đó đòi hỏi sự nỏ lực cố gắng phấn đấu của các thế hệ thanh niên thì ngày nay vấn đề phấn đấu vào Đảng như việc tham gia các hoạt động mang tính chất xã hội ít được thanh niên coi trọng. Họ xem việc vào Đảng như một sự "cản trở" cho công việc làm ăn của họ. Việc quá chú trong lợi ích vật chất, quá lo toan đến cuộc sống đời thường, xa rời với lý tưởng, hoài bão, hậu quả dẫn đến là hàng năm có hàng ngàn thanh niên tốt nghiệp đại học, song lại không muốn về các vùng quê vùng xa làm việc, họ chỉ muốn ở lại thành thị làm những việc trái ngành nghề miễn sao thu nhập vẫn cao hơn ở nông thôn hay miền núi. Đó là chưa kể đến nạn "chảy máu chất xám" đang diễn ra trên thị trường sức lao động hiện nay. Những thanh niên có tài năng thường thích làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí họ sẵn sàng cống hiến trí tuệ và năng lực của mình cho các nước tư bản m ột khi được đáp ứng những yêu cầu về m ật vật chất cho chính họ và gia đình.

Liệu sự thái quá trong việc lựa chọn nghề nghiệp nói chung cũng như hoạt động nói trên có là điểm yếu cuả con người Việt Nam hiện nay? Trong khi CNTB đang ra sức thực thi chiến lược "diễn biến hoà bình" tấn công vào CNXH hòng tiêu diệt CNXH, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Một trong những biện pháp mà CNTB sử dụng là dùng tiền bạc để mua chuộc dụ dỗ quần chúng nhân dân.

Sự thực là hiện nay ở nhiều lúc, nhiều nơi có sự dằng co giữa "con người kinh tế" và "con người đạo đức", có xu thế chuyển dịch từ chỗ coi con người xã hội - tập thể là mẫu mực sang ưu ái con người cá nhân, từ chỗ lèn án người làm giàu đến chỗ quá ưu ái người có nhiều tiền của, từ chỗ sống có lý tưởng đến chỗ nhạt phai lý tưởng, quá say sưa với những lo toan đời thường, quan hệ đức - tài trong đánh giá, lựa chọn người cũng có sự thay đổi, thậm chí cái gọi là cuộc sống tâm linh cũng chỉ là phục vụ cho chuyện làm ăn.

Tuy nhiên, ngược với quan điểm trên cũng có ý kiến cho rằng trong quá trình đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH đã tạo ra con người Việt Nam năng động, sáng tạo, thích ứng với thời cuộc và thực tế hơn, quan hệ trong gia đình, cộng đồng dàn chủ hơn...

Vậy ý kiến nào đúng, lấy gì làm tiêu chuẩn để đánh giá những cái gì là xấu, tốt đang xảy ra ở nước ta? Đây là những vấn đề hết sức khó khăn và quan trọng đối với các nhà nghiên cứu lý luận thuộc khoa học xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quan điểm phát triển của triết học Mác, trong mỗi một sự vật hiện tượng bao giờ cũng có sự thống nhất của những mặt đối lập. Chính sự đấu tranh của các rnặt đối lập là nguồn gốc động lực cho sự phát triển. Do đó những khác biệt, đối lập trong sự lựa chọn trên là sự phản ánh quá trình vận động và phát triển thường xuyên của các giá trị và suy cho cùng thì đó là biểu hiện hợp quy luật của quá trình vận động, phát triển của đời sống tinh thần xã hội dưới tác động của những biến đổi diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội.

Sự khủng hoảng về giá trị con người, sự thay đổi các tiêu thức giá trị đều xuất phát từ sự tác động của CNH, HĐH và cơ chế thị trường. Bởi vì CNH, HĐH với trọng tâm của nó là đưa khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống xã hội, làm chuyển biến những đặc trưng cơ bản của nó, thì dù muốn hay không con người Việt Nam cũng chuyển từ văn minh nông nghiệp lạc hậu sang nền văn minh công nghiệp và tin học.

Nhìn từ góc độ triết học chúng ta thấy rõ sự tác động của cơ chế thị trường và CNH, HĐH lên con người Việt Nam ở hai khía cạnh: sự xuất hiện nhiều mối quan hệ xã hội mới và sự mất đi của một số quan hệ truyền thống bấy lâu. Trong các mối quan hệ m ất đi và bổ sung đó có chứa cả cái tốt và cả cái xấu, cái hợp lý và cái phi lý. Nhiều nghịch lý xuất hiện là sự biểu hiện tan vỡ của cái cũ, nhưng cái mới thì chưa được hình thành hoặc hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh. Do đó đòi hỏi thay đổi tiêu thức giá trị của con người là điều tất yếu.

CNH, HĐH là kết quả của quá trình hoạt động của con người và suy cho cùng là sản phẩm của nền văn minh nhân loại. Song chính con người cũng là đôi tượng, m ục tiêu tác động của sản phẩm do mình làm ra. Trong giai đoạn hiện nay CNH, HĐH và cơ chế thị trường đang là động lực, đòn bẩy đưa đất nước ta tiến tới văn minh hiện đại. Nhưng mặt khác con người Việt Nam cũng phải đối mặt với những vấn đề chung của nhân loại như vấn đề môi sinh, vấn đề tệ nạn xã hội, vấn đề tòn giáo đặc biệt là vấn đề về giá trị xã hội. Do đó kết

quá của sự nghiệp CNH, HĐH diễn ra như thế nào còn tuỳ thuộc ử con người Việt Nam, ở ý chí, tinh thần và nghị lực của họ, hay đó chính là ở vai trò chủ thế của họ. Trên ý nghĩa đó tại báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ưưng Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: mọi hoạt động văn hoá đều nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tổn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đinh, cộng đồng và xã hội.

Tóm lại, quá trình chuyển đổi từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp và tin học dẫn đến sự chuyển biến những giá trị và định hướng giá trị nêu trên. Chúng ta có thể thấy rang giữa cái truyền thống và cái hiện đại, cái xấu và cái tốt, cái hợp lý và cái chưa hợp lý đang có sự giằng co, pha trộn. Song cần phải khẳng định rằng sự chuyển tiếp từ quá khứ tới hiện tại và đến tương lai phải là sự chuyển tiếp hợp quy luật, cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp, hợp lý của cái cũ và biết vượt qua loại bỏ những yếu tố tiêu cực lạc hậu của cái cũ cản trở cho sự phát triển, c ắ t đứt hiện tại với truyền thống chúng ta sẽ rơi vào chủ nghĩa hư vô. Con người mới không từ trên trời rơi xuống mà nó ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị tích cực của con người truyền thống và nâng nó lên m ột tầm cao mới phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.

CHƯƠNG n

MỘT s ố GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN g i á t r ị TRUYỀN t h ố n g

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam (Trang 46)