Xây dựng các tổ chức thanh niên Việt Nam vững mạnh, làm nòng cốt trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội hập quốc tế (Trang 112)

nòng cốt trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam là ba tổ chức xã hội quan trọng của thanh niên Việt Nam, trong đó Đoàn thanh niên đóng vai trò nòng cốt chính trị. Các tổ chức này có nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp, giáo dục, vận động các tầng lớp thanh niên Việt Nam thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trước yêu cầu và nhiệm vụ của Đảng, của dân tộc, tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã đề ra mục tiêu của nhiệm kỳ 2007 - 2012 là: “Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị cho thanh thiếu niên; chăm lo quyền và lợi ích chính đáng của thanh niên, đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp; xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân” [15, tr.305]. Với mục tiêu đó, trong thời gian tới, các tổ chức đoàn các cấp cần tăng cường công tác giáo dục thanh niên, trong đó có công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.

Để làm tốt công tác này, cần có những biện pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng của các tổ chức thanh niên theo những định hướng cụ thể sau:

Một là, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam phải thường xuyên nghiên cứu, nắm vững tình hình, dự báo xu hướng diễn biến về tư tưởng, thái độ chính trị, đạo đức, lối sống của thanh niên để từ đó tổ chức hoạt động phù hợp, thiết thực các đợt sinh hoạt chính trị, các câu lạc bộ lý luận, các buổi toạ đàm,... góp phần đắc lực vào việc định hướng lý tưởng cách mạng cho thanh niên.

Bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các tổ chức của thanh niên cần tạo mọi điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ, bồi dưỡng và giáo dục thanh niên để thanh niên nuôi dưỡng hoài bão lớn, đoàn kết, sáng tạo, chủ động và hội nhập với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hai , thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động đáp ứng nhu cầu

thanh niên trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn, Hội là yếu tố quan trọng nhằm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, định hướng chính trị của các tổ chức này trong các phong trào thanh niên, nâng cao tính khoa học và hiệu quả của công tác. Phương thức hoạt động của Đoàn, Hội phải thể hiện tính đặc thù rõ nét của nó so với các đối tượng khác. Đó là tổ chức các phong trào hoạt động cách mạng của tuổi trẻ, thông qua đó mà tập hợp, giáo dục, phát huy vai trò tích cực của thanh niên và cũng thông qua đó mà thanh niên tự khẳng định nhân cách của mình. Hình thức tập hợp thanh niên cần được đa dạng hoá, không chỉ theo đơn vị hành chính mà còn phải tập hợp thanh niên theo đối tượng, ngành nghề, sở thích để việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiệu quả, thiết thực hơn.

Việc đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn, Hội phải được đặt trong tổng thể công cuộc đổi mới của Đảng, của đất nước, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, của từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể trên cơ sở nắm bắt đúng tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của thanh niên. Tổ chức Đoàn, Hội phải vừa là người lãnh đạo phong trào thanh niên, vừa là người bạn đồng hành của thanh niên, tạo ra các phong trào, các hoạt động có tính chất hướng dẫn, phù hợp với tâm lý của tuổi trẻ.

Ba là, tăng cường giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức cho thanh niên. Tổ chức Đoàn, Hội các cấp cần phải góp phần cùng xã hội chăm lo xây dựng lớp thanh niên tiên tiến, phát triển toàn diện, biết đặt lợi ích của mình

trong lợi ích của quốc gia, dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có văn hoá, giàu nhiệt huyết sáng tạo, tích cực tham gia các phong trào tình nguyện; biết giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại... Muốn vậy, các tổ chức Đoàn, Hội cần đổi mới và nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục chính trị, coi đây là quá trình bồi dưỡng, phát triển lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Nội dung giáo dục phải gần gũi, thiết thực, kết hợp giáo dục thông qua các phong trào thi đua yêu nước của thanh niên. Triển khai phù hợp với các đối tượng thanh niên nội dung học tập lý luận chính trị, quán triệt đường lối của Đảng, đồng thời đấu tranh chống các quan điểm sai trái về vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các tổ chức Đoàn, Hội cần phải coi trọng việc giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, truyền thống đoàn kết, ý chí tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng khát vọng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, phát huy tinh thần xung kích tình nguyện vì cộng đồng của thế hệ trẻ Việt Nam.

Bốn là, cần định hướng phong trào thanh niên, góp phần tích cực trong việc khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến thế hệ trẻ. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên đã có nhiều phong trào thanh niên rộng khắp tấn công vào ma tuý, AIDS, vệ sinh môi trường, vi phạm pháp luật... nhưng hầu như còn thiếu phong trào mạnh mẽ để tiến công vào tham ô, tham nhũng, cửa quyền, sự tha hoá về đạo đức, lối sống trong xã hội hiện nay. Trong thời gian tới, các tổ chức Đoàn, Hội cần chú trọng phát động các phong trào này, góp phần làm lành mạnh hoá môi trường xã hội, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến lý tưởng, lối sống của thanh niên.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội hập quốc tế (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)