niên hiện nay
Ph.Ăngghen đã từng nói: Ảnh hưởng của thế giới bên ngoài đối với con người biểu hiện trong đầu óc của con người, trở thành cảm giác, tư duy, động cơ, ý chí, trở thành “ý đồ lý tưởng” và biến thành “sức mạnh lý tưởng”. Trong thực tiễn, lý tưởng khác nhau có phạm vi và mức độ phát huy tác dụng khác
nhau. Lý tưởng của giai cấp và lý tưởng xã hội tiên tiến phản ánh lợi ích của nhân dân, hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Nó có tác dụng vô cùng quan trọng đối với thực tiễn đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội đến cuộc sống của con người.
Ivanốp, nhà tâm lý học người Nga cho rằng: “Lý tưởng là cái mà vì nó con người ta sống dưới ánh sáng của nó ta thấy hết ý nghĩa của cuộc đời”. Như vậy, lý tưởng là mục tiêu cao đẹp nhất, lôi cuốn con người vươn tới nó. Người sống có lý tưởng luôn luôn nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng. Chính điều này thôi thúc mỗi người không ngừng phần đấu vươn lên với sức mạnh của ý chí và bản lĩnh.
Từ xưa đến nay ai cũng chú trọng đến việc xác lập lý tưởng, mục tiêu và chí hướng cho mình. Gia Cát Lượng đời Tam Quốc đề xướng người ta phải
“lập đại chí”, “tu đại phẩm” và nhấn mạnh chí phải cao xa.
Nhà văn Nga Leptolxtoi đã nói: “Lý tưởng là ngôi sao sáng chỉ đường,
không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Thực tế đã chứng minh, người có lý tưởng cao cả thì trong đêm tối nhìn thấy ánh sáng, trong bình thường nhìn thấy vĩ đại, trong khó khăn trắc trở vẫn tràn đầy lòng tin, trong thất bại tạm thời vẫn tin vào thắng lợi.
Thế giới sở dĩ có thể tiến lên, xã hội có thể phát triển, sự nghiệp có thể phồn vinh đều do con người có ý thức, có lý tưởng sáng tạo nên. Lý tưởng là động lực khích lệ người ta tiến theo mục tiêu đã định, là nguồn gốc sức mạnh của cuộc đời. Một người nếu thiếu lý tưởng cao cả hoặc không có lý tưởng thì sẽ mất đi động lực tiến lên và chỉ có thể sống một cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường không có ý nghĩa.
Thanh niên là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, là động lực giúp cho xã hội phát triển. Lý tưởng gắn với thanh niên như chính sự đòi hỏi tự thân. Điều thanh niên sợ nhất không phải là gì to tát
mà chính là sự trống rỗng trong tâm hồn, là sự hụt hẫng trong định hướng ngay từ lúc còn đang sống với gia đình đến khi trưởng thành.
Lý tưởng đối với thanh niên như một đặc tính tất yếu, là mục tiêu, là động lực lớn lao thôi thúc tuổi trẻ vượt qua mọi khó khăn, vất vả để vươn lên phía trước đón nhận vinh quang. Thực tế chứng minh rằng, thiếu lý tưởng cao đẹp và mơ ước trong sáng, tuổi trẻ có thế hủy hoại sức lực và trí tuệ của mình vào những lối sống sa đọa, tầm thường, không có ý chí phấn đấu vươn lên, dễ ủy mỵ, dừng bước trước khó khăn, trở ngại, dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật, đánh mất đạo đức, nhân cách của tuổi trẻ. Nói chung, thiếu lý tưởng thì mỗi bạn trẻ sẽ sống cuộc sống vô vị, trở nên mất phương hướng.
Lý tưởng về những điều tốt đẹp không chỉ thôi thúc một người, một thế hệ mà rất nhiều thế hệ, lan tỏa từ đời này sang đời khác trong cộng đồng, dân tộc, chi phối suy nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên, nói về lý tưởng không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về nó cũng như không phải dễ dàng trang bị cho mình một lý tưởng chân chính, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, việc bồi dưỡng lý tưởng cho thanh niên - một lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp cách mạng của nước ta là rất cần thiết, trong đó lý tưởng cách mạng giữ vai trò quyết định.
Thanh niên là lứa tuổi tràn đầy sức sống, sôi nổi, giàu ước mơ và say mê với lý tưởng. Hiện nay thanh niên đang sống và làm việc trong điều kiện thế giới có nhiều biến đổi phức tạp. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập quốc tế đã làm thay đổi mọi mặt kinh tế, xã hội nước ta, song mặt trái của nó như đã trình bày ở phần trên cũng đang có những tác động tiêu cực đến lý tưởng cách mạng của thanh niên. Tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống chạy theo chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng đang có xu hướng phát triển ở thanh niên. Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, niềm tin vào
Đảng và con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng bị giảm sút. Điều đó đã làm thui chột, lệch lạc lý tưởng, hoài bão ở không ít thanh niên. Họ bị mất hoặc thiếu phương hướng cũng như thiếu động lực phát triển.
Trong bối cảnh trên, việc tăng cường công tác thanh niên đặc biệt là giáo dục lý tưởng cách mạng nhằm hình thành một lớp thanh niên nam nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cao đẹp, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, biết nuôi dưỡng hoài bão lớn, có tinh thần tự cường dân tộc, quyết chí cho một đất nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển, thực sự là một nhiệm vụ hệ trọng, cơ bản và cấp thiết. Do vậy, cần không ngừng tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ ngày nay có tiếp bước đường cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà các thế hệ cha anh đã hy sinh biết bao mồ hôi, xương máu mới có được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là sự bồi dưỡng giáo dục thanh niên mới lớn về con đường, lý tưởng cách mạng mà các thế hệ cha anh đã lựa chọn. Có thể khẳng định rằng, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ văn hóa chuyên môn nghiệp vụ thì giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là một công việc hết sức quan trọng và cấp thiết nhằm tạo ra những lớp người vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước trong điều kiện mới.
Chương 2