Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội hập quốc tế (Trang 47)

Thứ nhất, về cơ bản vẫn giữ được truyền thống của thanh niên là có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo.

Những thay đổi to lớn, tích cực về kinh tế - xã hội do kết quả của công cuộc đổi mới và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mang lại đã tác động tích cực đến tư tưởng, nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên Việt Nam. Thanh niên nước ta ngày càng tin tưởng hơn vào công cuộc đổi mới và sự phát triển của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Phần lớn đoàn viên thanh niên vẫn tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào mục tiêu và lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tổng quan tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2002 - 2007 cho thấy, qua khảo sát, lấy ý kiến của 2000 thanh niên của 8 tỉnh, thành phố về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước hiện nay thì “phần lớn thanh niên (72%) cảm thấy lạc quan, phấn khởi nhưng cũng có nhiều băn khoăn; 22,7% lạc quan, phấn khởi; 5,3% bi quan, lo lắng. Lý do băn khoăn của thanh niên tập trung chủ yếu vào những vấn đề tiêu cực, tham nhũng và tệ nạn xã hội” [15, tr.16].

Về nhận thức và thái độ của thanh niên đối với công cuộc đổi mới, cũng qua kết quả khảo sát của Trung ương Đoàn, có 71,6% hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước và tích cực tham gia; 26% thanh niên có

quan tâm đến công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng không hy vọng vào vai trò của mình; có 1,9% thanh niên ít quan tâm và cho đó là trách nhiệm của người khác và 0,5% khó trả lời... [15, tr.9-20]. Số thanh niên tin tưởng, ủng hộ công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hàng năm tăng lên đáng kể. Kết quả khảo sát, trưng cầu ý kiến của Viện nghiên cứu Thanh niên cho thấy:

- Năm 1990, tỷ lệ này là 71.4% - Năm 1993, tỷ lệ này là 83.6% - Năm 1995, tỷ lệ này là 92% - Năm 2000, tỷ lệ này là 95.2%

- Năm 2002, tỷ lệ này là 96.4% [40, tr.56].

Về vấn đề hội nhập quốc tế của Việt Nam, hầu hết ý kiến được hỏi (94,6%) cho rằng hội nhập là rất cần thiết, chỉ có 1,2% cho rằng hội nhập là không cần thiết và 4,2% còn lại thì cho rằng hội nhập hay không đều được [15, tr.20]. Đi sâu thêm vào các phương hướng đổi mới, nét nổi bật là các tầng lớp thanh niên đều nhận thức được đúng đắn những biến động chính trị của thế giới và chủ trương mở cửa, giao lưu, hợp tác quốc tế, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. “Nếu năm1994, chỉ có 75.2% thanh niên công nhân, 65.7% thanh niên nông thôn và 83.9% thanh niên sinh viên được hỏi tán thành chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế thì đến năm 2002, các tỷ lệ tương ứng đó là 93.7%, 93.4% và 96.5%. Đáng lưu ý là 83.5% số thanh niên dân tộc được hỏi cũng tán thành xu hướng đổi mới này” [40, tr.57]. Đặc biệt, trước sự kiện Việt Nam được gia nhập WTO, “đa số thanh niên được hỏi cảm thấy rất phấn khởi (70%) nhất là thanh niên công nhân (75,9%), nông dân (74,7%), viên chức (73,9%). Số thanh niên có tâm trạng lo lắng chỉ chiếm 21,2%” [15, tr.17].

Nhìn chung, lớp trẻ hôm nay tán thành xu hướng đổi mới trên cơ sở phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường,

nhưng họ lại không đồng ý với quan niệm cho rằng cần phát triển kinh tế thị trường với bất cứ giá nào. Bằng chứng là họ tỏ thái độ khá rõ ràng trước những tệ nạn xã hội do mặt trái của cơ chế thị trường sản sinh ra hoặc làm cho nó gia tăng. Chẳng hạn, “đối với nạn tham nhũng 87.8% thanh niên nông thôn, 74.4% thanh niên đường phố, 89.2% thanh niên quân đội, 70.2% thanh niên sinh viên, 55.6% học sinh, 77.9% thanh niên dân tộc thiểu số, 76.3% thanh niên công nhân tỏ thái độ căm ghét. Cũng như vậy, 87% số người được hỏi rất bất bình với tệ nạn buôn lậu, làm hàng giả; 80.1% phản đối việc mua bán dâm, 85.9% coi ma túy là kẻ thù của lớp trẻ, 78.1% căm ghét nạn chụp

giật…” [40, tr.58]. Từ đó có thể đi đến kết luận rằng, số đông thanh niên đã

tiếp cận tới nhận thức: Cần phải phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc một bộ phận đáng kể thanh niên chưa nhận thức được điều đó, thì cũng là điều dễ hiểu, bởi họ thiếu kinh nghiệm mà lại sống trong môi trường của một xã hội quá độ còn nhiều hiện tượng tiêu cực, còn nhiều “mảnh vỡ, mảnh vụn” của các quan hệ sản xuất phi xã hội chủ nghĩa: tiểu nông, phong kiến và tư bản chủ nghĩa.

Những nhận thức đúng đắn và tin tưởng vào công cuộc đổi mới của đất nước, vào sự lãnh đạo của Đảng, của Đoàn, sự quản lý của Nhà nước... trong điều kiện khó khăn và phức tạp của xã hội ta hiện nay thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng của thanh niên Việt Nam. Đó là một trong những yếu tố góp phần giữ vững ổn định về chính trị, xã hội - yếu tố rất quan trọng trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Thứ hai, về cơ bản, đa số thanh niên Việt nam có tinh thần yêu nước, có tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc.

Có thể nói, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc, nhiệt huyết cách mạng, ý chí tự lực tự cường, cần cù, sáng tạo trong học tập và nghiên

cứu, quyết chí vươn lên không cam chịu đói nghèo,… đã và đang tiềm ẩn trong mỗi thanh niên Việt nam.

Lòng yêu nước là tình cảm tự nhiên của con người đối với đất nước. Tình yêu đất nước gắn liền với lòng tự hào dân tộc. Trong quá trình phát triển của mình, tự hào dân tộc chuyển hóa thành tự hào quốc gia với những thành tựu văn minh, khoa học kỹ thuật, kinh tế, những thành tích trong giáo dục, y tế, thể thao,…

Thanh niên nước ta hiện nay được thừa hưởng một gia sản thành quả cách mạng to lớn, vô giá do cha ông để lại. Họ được sinh ra và lớn lên trong không khí hoà bình, được sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Thế hệ trẻ ngày nay được đào tạo, giáo dục cơ bản, trở thành một thế hệ thanh niên mới, có điều kiện thuận lợi để phát huy mọi khả năng sáng tạo của mình để phục vụ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Mặc dù không kinh qua chiến tranh, gian khổ, ác liệt nhưng những dư âm, tàn tích, hậu quả của chiến tranh đã được thế hệ trẻ cảm nhận qua những trang sách, ở ngoài xã hội, cũng như trong mỗi gia đình, người thân. Vì vậy, họ cũng trăn trở và cảm nhận nỗi đau của một dân tộc phải gánh chịu nhiều gian khó, mất mát, hy sinh. Họ biết rằng, cha ông vì cái nhục mất nước đã vùng lên đấu tranh, làm cách mạng đánh đuổi đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội, thì giờ đây đã có giang sơn gấm vóc của cha ông để lại, thế hệ trẻ không thể cam chịu nỗi nhục đói nghèo, lạc hậu mà phải phấn đấu vươn lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.

Biểu hiện của lòng yêu nước ở thanh niên Việt Nam hiện nay chính là ý chí quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu vì mục tiêu „„dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh‟‟ thông qua sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong một nghiên cứu năm 2004 của TS. Phạm Đình Nghiệp, „„Khi được hỏi bạn có cảm

giác gì khi thấy nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, 59.7% trả lời là rất băn khoăn. (thanh niên nông thôn: 66,2%, công nhân: 67,3%, quân đội: 73,5%, học sinh: 43%, sinh viên:

65,4%)’’ [40, tr.61]. Ở đây mức độ chênh lệch nhau là đương nhiên. Đối với

học sinh phổ thông còn đang ngồi trên ghế nhà trường, sống phụ thuộc vào gia đình về kinh tế nên khó có thể cảm nhận được nỗi nhục nghèo hèn, nhưng ở các đối tượng khác như quân đội, công nhân, sinh viên có kinh nghiệm xã hội nhiều hơn, được tiếp nhận thông tin nhiều chiều hơn thì dễ thấy được cái tủi hổ của cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Tuy nhiên, nỗi băn khoăn tủi hổ ấy không phải mang tính chất tiêu cực. Với cơ chế quản lý kinh tế mới, với sự bung ra của nền kinh tế thị trường, các tầng lớp thanh niên đã hăng hái vào cuộc, không chịu khoanh tay bó gối để chịu đựng sự nghèo túng, thiếu đói. Thế hệ trẻ ngày nay đã kế thừa tinh thần yêu nước của cha anh với sự năng động, sáng tạo trong tiếp thu các thành tựu khoa học, kỹ thuật, dám nghĩ, dám làm và đang góp phần không nhỏ vào sự đi lên của đất nước. Những gương sáng trong lao động và sáng tạo trong học tập đã xuất hiện như: Tạ Cao Minh với 13 bằng phát minh đăng ký tại Nhật, Nguyễn Anh Tú đã vượt qua các sinh viên ngành công nghệ thông tin đến từ 25 nước trên thế giới để đạt quán quân Imagine Cup 2003, Võ Quốc Thắng từ hai bàn tay trắng vươn lên thành tổng giám đốc Công ty Gạch Đồng Tâm - là gương mặt trẻ xuất sắc ASEAN năm 1999, hay Nguyễn Tử Quảng - gương mặt thanh niên xuất sắc của năm 2000 đã có nhiều sáng tạo rất có giá trị khi còn là sinh viên... Đây là những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước của thanh niên trong điều kiện lịch sử mới. Cùng với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì lòng yêu nước cuả thanh niên trong bối cảnh hiện nay còn được thể hiện ở việc nhận thức đúng đắn các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu „dân giàu, nước mạnh, xã hôi công bằng, dân chủ, văn minh‟. Kết quả khảo sát năm 2003 của Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam với chủ đề „„tình hình tư tưởng thanh niên‟‟ với dung

lượng mẫu là 2.900 đoàn viên thanh niên đã cho kết quả như sau: „89% thanh niên cho rằng cần chống tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ; 82,4% cho rằng cần giữ vững ổn định chính trị, an ninh xã hội; 80,8% cho rằng phải phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; 78,7% cho rằng cần tiếp tục cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; 77,7% cho rằng cần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; 76,8% cho rằng cần phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 73,5% khẳng định cần giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; 65,8% khẳng định cần chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa‟‟ [17, tr.232]. Kết quả trên cho thấy phần lớn thanh niên đã nhận thức được đúng những nhiệm vụ cần thực hiện để sớm đạt mục tiêu trên. Đây là một nhân tố giúp chúng ta phát huy tối đa nguồn nội lực và tránh được sự lệ thuộc vào nước ngoài trong quá trình hội nhập, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ ba, số đông thanh niên có tinh thần năng động, sáng tạo, tự lập, tự cường, nhanh nhạy trong việc tiếp thu cái mới, khả năng hội nhập tốt.

Bước vào thời kỳ đổi mới, một thế hệ thanh niên mới với những phẩm chất và năng lực mới đang hình thành và phát triển. Trong điều kiện lịch sử những năm đầu thế kỷ XXI, thanh niên nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn lên khẳng định và phát huy thế mạnh của tuổi trẻ. Khi được hỏi: vốn hành trang nào là quan trọng nhất để bạn bước vào cuộc sống, 83.6% trả lời rằng đó là ý chí, nghị lực. Chỉ có 16% số người được hỏi cho rằng cần đến sự hỗ trợ của gia đình, 84.9% thanh niên hiểu được điều kiện quan trọng nhất để lựa chọn nghề nghiệp phải dựa vào năng lực, sở trường, sức khỏe của bản thân [40, tr.59].

Do có chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua thanh niên cả nước đã vươn lên, tự khẳng định mình trong phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” do Trung ương Đoàn phát động vào năm 1993. Phong trào thanh niên “Thi đua tình nguyện

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” hiện nay cũng được đông đảo các đối tượng thanh niên hưởng ứng sôi nổi, phát triển mạnh cả về bề nổi lẫn chiều sâu. Theo số liệu thống kê của Trung ương Đoàn, trong năm năm (1997 - 2002) , „„trên 2 triệu thanh niên nông thôn đã tham dự các lớp tập huấn khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, bảo vệ thực vật. 72.400 công trình thanh niên nông thôn đã được thực hiện với tổng giá trị kinh tế là trên 300 tỷ đồng. Trong thanh niên công nhân, 2.072 hội thi sáng tạo các cấp đã được tiến hành với sự tham gia của 364.000 đoàn viên, thanh niên, có 19.905 sáng kiến khoa học - công nghệ của thanh niên có trị giá 149 tỷ đồng‟‟ [16, tr.42]. Tuổi trẻ học đường tiếp tục hưởng ứng và tham gia phong trào “học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Qua các hội thi SV-96, SV-2000, Bảy sắc cầu vồng, Kính vạn hoa, Đường lên đỉnh Olympia, ISO ngoại thương, Tài trí trẻ, các kỳ thi Olympic quốc gia và quốc tế, toàn xã hội đã được chứng kiến tận mắt đại biểu của lớp sinh viên, học sinh hôm nay: năng động, sáng tạo, không mặc cảm, rất có bản lĩnh khi bước vào cuộc sống. Từ đó có thể rút ra một nhận xét rằng, để nhìn đúng lớp trẻ hôm nay, cần có một con mắt tỉnh táo, khách quan, khoa học, phải biết gột rửa lớp váng bẩn trên bề mặt mới nhìn đúng bản chất của lớp trẻ, sự vượt trội lên về nhiều phương diện của họ so với động thái chung của xã hội.

Theo đề tài “Vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ Đô” do Thành đoàn Hà Nội chủ trì năm 2003, „„82% số người được hỏi có nguyện vọng học về kỹ thuật nghề nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Những mô hình cải tạo vườn tạp ở Cổ Loa, làng nghề truyền thống ở Bát Tràng, trồng rau quả sạch ở Vân Nội, VACR ở Sóc Sơn, trồng hoa cây cảnh ở Tây Tựu, nuôi trồng cây con đặc sản ở Đông Hội, Mai Dịch… đều có sự đóng góp rất lớn của thanh niên‟‟ [40, tr.63]. Những con số trên đã phần nào khắc họa nên một bức tranh rất sinh động về ý

chí lập thân, lập nghiệp, xây dựng quê hương của thanh niên nông thôn hiện nay. Những năm gần đây, một bộ phận thanh niên có năng lực, năng động và khả năng sáng tạo rất cao đang được hình thành. Qua các cuộc thi trên truyền hình: Đường lên đỉnh Olympia, Nữ sinh Việt Nam, chương trình Khởi nghiệp,... hay các cuộc thi khác như: Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC, Giải thưởng khoa học sinh viên EUREKA, Cuộc thi sáng tạo phần mềm trí tuệ Việt Nam và rất nhiều cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, chúng ta thấy được sự hiểu biết sâu sắc, thông minh, nhanh nhẹn, đầy năng lực sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tinh thần học hỏi, trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên. Không chỉ trong nước mà trên bình diện quốc tế cũng có những gương mặt thanh niên Việt Nam năng động, sáng tạo. Trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã xuất

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội hập quốc tế (Trang 47)