Những nhược điểm

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội hập quốc tế (Trang 61)

Trước hết, thanh niên một mặt tin tưởng và ủng hộ công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhưng mặt khác vẫn còn khá nhiều thanh niên không muốn vào Đảng, vào Đoàn và tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

Trước những khó khăn, thách thức của tình hình đất nước, một số không nhỏ thanh niên nước ta tỏ ra thờ ơ, ít quan tâm về chính trị. Có một bộ phận thanh niên không tham gia các hoạt động, phong trào do Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức và các hoạt động xã hội khác. Ở bộ phận thanh niên này, lý tưởng cách mạng mờ nhạt, hiểu biết về Đảng, về chủ nghĩa xã hội rất ít, thậm chí sai lệch. Nguyện vọng phấn đấu vào Đảng trở nên xa vời. Nhiều đoàn viên thanh niên không muốn vào Đảng, có đồng chí được kết

nạp vào Đảng trong quân đội, nhưng khi về địa phương thì không nộp giấy sinh hoạt và bỏ sinh hoạt một cách rất tuỳ tiện.

Theo Báo cáo của Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2005, khi được hỏi về mức độ tham gia hoạt động chính trị - xã hội, thanh niên trả lời như sau: Tham gia xây dựng Đảng thường xuyên (27%), đôi khi (37,2%), không bao giờ (35.8%); Tham gia góp ý vào các chương trình công tác Đoàn: thường xuyên (51.5%), đôi khi (36.3%), không bao giờ (3.5%) [16, tr.24].

Về ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên, cũng theo báo cáo trên, cho đến nay vẫn còn 47.7% số người được hỏi chưa có hay không có nguyện vọng trở thành Đảng viên, 45.5% cho rằng mình không phải vào Đoàn để cống hiến cho lý tưởng của Đoàn, mà để được gặp gỡ bạn bè hoặc để gia đình bố mẹ vui lòng và 32,% số người được hỏi cho rằng vào Đảng, vào Đoàn là để có cơ hội thăng quan tiến chức [16, tr.25].

Những con số thống kê trên đây đã phản ánh khá tập trung xu hướng lý tưởng phấn đấu vào Đảng của thanh niên còn thấp và động cơ phấn đấu không đúng còn khá nhiều. Ở các tỉnh miền núi thì tỷ lệ thanh niên giác ngộ mục tiêu lý tưởng của Đảng và nguyện vọng phấn đấu vào Đảng còn rất thấp. Cũng theo Báo cáo trên, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, thanh niên có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng chỉ có 15%. Trong lực lượng vũ trang, qua điều tra ở một số đơn vị chủ lực cũng chỉ có 42% đoàn viên thanh niên có nguyện vọng trở thành Đảng viên. Nhưng sau khi trở thành đảng viên họ lại không muốn phục vụ lâu dài trong quân đội, hoặc muốn chuyển ngành khác, hoặc về địa phương công tác. Cá biệt có những nơi thanh niên hầu như chưa suy nghĩ đến việc phấn đấu vào Đảng, có những chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viên mới. Đó là một thực tế đáng lo ngại.

Thứ hai, sự suy thoái đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh niên Việt Nam ngày càng thể hiện rõ.

Như đã phân tích ở phần 1.2.1, trong điều kiện hội nhập quốc tế, sự buông lỏng quản lý xã hội và sự thiếu quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của gia đình đã gây tác động tiêu cực đến đạo đức của thanh niên, gây nên hiện tượng suy thoái đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh niên Việt Nam. Tình trạng này gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước.

Trong gia đình, do được nuông chiều nên một số thanh niên thuộc các gia đình khá giả quen đòi hỏi hưởng thụ, ích kỷ, ỷ lại, ít quan tâm chăm sóc ông, bà, cha, mẹ ; ít chăm lo công việc gia đình, cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó, nhiều gia đình có mức sống thấp, mải lo kiếm sống hàng ngày, không có thời gian quan tâm giáo dục con em nên một số thanh niên bị tiêm nhiễm các thói hư, tật xấu ngoài xã hội.

Ở nhà trường, số thanh niên yếu kém về đạo đức còn nhiều. Vấn đề kỷ luật, kỷ cương của lớp, của trường không được nhiều thanh niên tôn trọng. Hiện tượng gây gổ đánh nhau với bạn bè; hiện tượng học tập đối phó, gian dối trong kiểm tra, thi cử vẫn còn nhiều. Truyền thống tôn sư trọng đạo bị suy giảm; mức độ nghiêm trọng của những hành động bạo lực, hư hỗn trong nhà trường ở những thanh niên học sinh cá biệt có chiều hướng gia tăng (có trường hợp đánh giáo viên, đâm chém thầy cô giáo).

Ngoài xã hội, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, thích hưởng thụ vật chất vượt quá khả năng cho phép có xu hướng phát triển. Hành vi tôn trọng trật tự, bảo vệ các giá trị tài sản công cộng, bảo vệ môi trường, kính trọng người già, giúp đỡ trẻ em, tôn trọng phụ nữ còn rất hạn chế trong một bộ phận thanh niên.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, cùng với những tấm gương tích cực, sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày thì cũng xuất hiện những quan điểm và hành vi tiêu cực của thanh niên. Bên cạnh việc tiếp thu nhiều giá trị văn hóa mới của nước ngoài, làm giàu thêm nền văn hóa của nước nhà thì thanh niên

nước ta cũng đang chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, lối sống đi ngược lại với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những tệ nạn xã hội, những lệch lạc trong nhận thức và cảm thụ các giá trị văn hoá đã thâm nhập vào các hoạt động lao động, học tập và sinh hoạt của thanh niên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận thanh niên trong xã hội. Theo kết quả khảo sát của Trung ương Đoàn năm 2005: “có 23,3% số thanh niên được hỏi đã trả lời đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, 29,49% thanh niên cho rằng có tiền là có tất cả” [16, tr.33-34]. Điều đó cho thấy vẫn còn một bộ phận thanh niên thờ ơ, bàng quan với xã hội, với cuộc sống, không quan tâm đến các giá trị xã hội. Trong thanh niên, tệ sùng bái đồng tiền, chạy theo giá trị vật chất, sống thực dụng, ích kỷ đã bắt đầu lan rộng và khá phổ biến. Theo điều tra đánh giá một số biểu hiện chưa tốt trong lối sống của thanh niên của Viện nghiên cứu thanh niên năm 2005 thì “29,4% thanh niên có biểu hiện sùng bái đồng tiền; sống thực dụng, ích kỷ là 29,6%, đối với thanh niên ở hai Thành phố là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì mức độ phổ biến cao hơn: sùng bái đồng tiền - 41,2% và sống thực dụng, ích kỷ - 39,7%” [16, tr.49]. Tỷ lệ trên rất đáng để chúng ta quan tâm, nhất là đối với thanh niên ở hai thành phố lớn.

Đáng lo ngại là nhiều thanh niên không có nhận thức và thái độ đúng đắn trước tình trạng suy thoái đạo đức và lối sống của thanh niên nước ta hiện nay, họ cho rằng đó là hiện tượng bình thường, chưa đáng lo ngại.

Cùng với tình trạng suy thoái trên, trong những năm gần đây, dưới tác động của những vấn đề kinh tế, xã hội phức tạp, một bộ phận thanh niên đã có những biểu hiện sa sút trong lối sống của mình. Theo kết quả “Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên” của Bộ Khoa học và Công nghệ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, khi được hỏi “Bạn đánh giá như thế nào về tệ sùng bái đồng tiền của thanh niên hiện nay” có 41,2 số thanh niên được hỏi cho rằng đây là sự sa sút nghiêm

trọng, 40,5% số người được hỏi cho rằng đây là sự sa sút bình thường, chưa đáng ngại và 18,3% cho rằng hiện tượng này không có gì nghiêm trọng. Đối với việc một bộ phận thanh niên không chịu cống hiến, chỉ thích hưởng thụ thì có 44,2% số thanh niên được hỏi cho rằng đây là sự sa sút lối sống nghiêm trọng, 34,2% số người được hỏi cho rằng đây là sự sa sút bình thường, chưa đáng ngại và 21,7% cho rằng hiện tượng này không có gì nghiêm trọng. Đối với tư tưởng thực dụng, ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình thì có 36,5% thanh niên được hỏi cho rằng đây là sự sa sút nghiêm trọng, 41,6% cho rằng đây là sự sa sút bình thường, chưa đáng ngại và 21,9% số thanh niên cho rằng không có gì nghiêm trọng [21, tr.30]. Như vậy, vẫn còn hơn một nửa thanh niên được hỏi (58,8% - 55,9% - 63,5%) chưa nhận thức được hết được mức độ nguy hiểm của những sa sút trong lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, tệ sùng bái đồng tiền, đề cao vật chất và lợi ích cá nhân, lối sống thực dụng dễ dẫn thanh niên đến khuynh hướng có lý tưởng, có mục đích sống tầm thường. Họ chỉ toan tính làm sao để có thu nhập cao cho bản thân, làm sao để giàu có, để được hưởng thụ mà không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, thậm chí chà đạp lên lợi ích của cộng đồng.

Trước những tiêu cực, tệ nạn xã hội, thái độ của một bộ phận lớp trẻ tỏ ra không bình thường: lúc tả, lúc hữu, và phản ứng với mức độ chưa phù hợp. Tệ mua bằng, bán điểm, quay cóp trong học sinh, sinh viên là rất đáng lên án và phải bằng mọi cách ngăn chặn, khắc phục vì nó làm hủy hoại nhân cách và gây ra những hậu quả tai hại của sự phát triển đất nước sau này. Tuy nhiên, thái độ phản ứng chung của thanh niên như sau: đối với tệ mua bằng, bán điểm chỉ 46,4% số thanh niên được hỏi trả lời là không tán thành, còn lại 53,6% tỏ ra hờ hững, cho đó là chuyện bình thường, không đáng phê phán; đối với nạn quay cóp của học sinh, sinh viên, chỉ có 24,6% số thanh niên được hỏi không tán thành, 44,9% còn băn khoăn và 20,5% cho là chuyện bình thường, vặt vãnh. Ngoài ra, đối với một số quan hệ xã hội đang phát triển theo

chiều hướng xấu như quan hệ gia đình lỏng lẻo, quan hệ thầy trò nhạt nhẽo, quan hệ xã hội thiếu tình người thì số các bạn trẻ tỏ ra bàng quan, hờ hững cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (tương ứng với 3 quan hệ trên: 74,6%, 74,4% và 57,8%) [40, tr.89-90].

Thứ ba, những lệch lạc trong định hướng thẩm mỹ và lựa chọn nghề nghiệp của một bộ phận thanh niên. Đó là hiện tượng sùng ngoại, đua đòi chạy theo mốt, những lệch lạc trong định hướng thẩm mỹ. Ở nhiều trường học hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên trầm trồ, thán phục bạn nào đi xe xịn, ăn mặc đúng mốt, xài hàng hiệu và coi đó là thần tượng của mình chứ không hề khâm phục những thành viên xuất sắc của lớp như trước đây nữa. Những thanh niên này luôn chạy theo mốt và cảm thấy rằng chỉ cần ngần ấy thứ là đã hạnh phúc. Họ không cần lý tưởng, không quan tâm đến gia đình, đến những người xung quanh. Những biểu hiện lệch lạc trong nghề nghiệp cũng đang tồn tại khá nhiều làm ảnh hưởng đến việc phát huy năng lực sở trường của thanh niên, rộng hơn là đến quá trình hiện thực hóa lý tưởng cách mạng. Trong nhiều năm qua, các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đua nhau thi vào các trường đại học, số thi vào trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này thể hiện sự giác ngộ về lý tưởng nghề nghiệp trong nhân dân nói chung và lớp trẻ nói riêng còn rất hạn chế, chưa biết lựa chọn nghề nghiệp và trình độ chuyên môn phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân. Bên cạnh đó, có nhiều thanh niên, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã nghĩ cho tương lai của mình theo hướng phải có việc làm ở Hà Nội, có thu nhập cao, nhàn hạ... Đáng lo ngại là để đạt được mục đích đó, không ít thanh niên đã áp dụng nguyên tắc sống “cá lớn nuốt cá bé”, lạnh lùng, sòng phẳng, không tình không nghĩa, bất chấp bằng mọi giá để đạt được mục đích. Điều này cho thấy, nếu không có các biện pháp tích cực để ngăn chặn thì các mặt tiêu cực trong quan điểm sống của thanh niên trong

những điều kiện nhất định sẽ phát triển, lan rộng và có thể trở thành những trào lưu được thanh niên chấp nhận.

Thứ tư, mặc dù nhận thức và hành vi chấp hành pháp luật của thanh niên nước ta hiện nay có những bước tiến bộ nhưng tình trạng tệ nạn xã hội và tội phạm trong thanh thiếu niên với nhiều loại hình tội phạm khác nhau vẫn có xu hướng gia tăng.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập và bùng nổ thông tin, rất nhiều vấn đề mới của thanh niên xuất hiện. Thanh niên nước ta hiện nay đã chủ động và sáng tạo hơn trong nhận thức và hoạt động thực tế. Họ đã năng động và nhạy bén hơn các thế hệ cha anh trong hoạt động kinh tế và do vậy đã có những đóng góp tích cực hơn trong việc làm giàu cho bản thân mình và cho đất nước. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế đã làm nảy sinh không ít những mặt tiêu cực và phức tạp trong đời sống của thanh niên, trong đó nổi bật là tình trạng gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm trong thanh thiếu niên.

Trong những năm qua, công tác phòng chống ma túy ở nước ta đã có những bước chuyển biến cơ bản trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng người nghiện ma túy vẫn đang trong xu thế tăng nhanh, trong đó chủ yếu là thanh niên. Theo báo cáo của Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, “số thanh niên nghiện ma tuý năm 2002 là 92.301 người, năm 2005 là 119.840 người và đến năm 2007 tăng lên khoảng 169.000 người. Thanh niên nghiện ma tuý chiếm khoảng 70% tổng số người nghiện có hồ sơ kiểm soát... Điều đáng quan tâm là sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy trong học đường từ 600 học sinh, sinh viên năm 2004 lên 1.234 năm 2007” [15, tr.61-62]. Tình trạng nghiêm trọng khác là sự gia tăng số thanh thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp, các loại tân dược kích thích ở các “động lắc”. Đây là tình trạng đáng báo động về tệ nạn xã hội của thanh thiếu niên hiện nay.

Tệ nạn mại dâm trong lứa tuổi thanh niên cũng đáng báo động và đang có chiều hướng “trẻ hoá”. Theo báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 - 2005 của Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy - mại dâm, qua kết quả khảo sát tại 14 tỉnh, thành phố, cơ cấu nhóm tuổi của người bán dâm như sau: 13,4% dưới 18 tuổi; 42,4% từ 18 đến 25 tuổi; 37,7% từ 26 đến 35 tuổi và trên 35 tuổi chiếm 6,5%” [15, tr.63]. Điều này thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh và là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.

Về tình hình vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên, mặc dù đã có những nỗ lực không ngừng từ các cấp lãnh đạo, nhưng quá trình hội nhập quốc tế với những mặt trái của nó đã tác động không nhỏ đến tình trạng ngày càng gia tăng tội phạm. Trong những năm gần đây, tình hình phạm tội trong thanh niên vẫn gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Theo thống kê của cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, năm 2003 cả nước có 58.603 người bị bắt giữ và khởi tố, trong đó có 33.548 người phạm tội thuộc nhóm tuổi thanh niên, chiếm 57,3%. Năm 2004 tăng lên 59.491 người, trong đó thanh niên chiếm 59%. Đặc biệt, tình hình tội phạm hai năm 2005 - 2006 tăng nhanh, từ 33.234 lên 39.198 năm 2005 và đến năm 2006 là 44.779 người [15, tr.64]. Các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua đã công bố nhiều vụ phạm pháp có nguyên nhân từ một mâu thuẫn nhỏ dẫn đến đâm chém nhau,

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội hập quốc tế (Trang 61)