kiện hình thành và hiện thực hóa lý tưởng cách mạng
Chủ nghĩa Mác-Lênin coi con người vừa là chủ thể trong quá trình nhận thức và cải tạo môi trường, vừa là sản phẩm của môi trường, hoàn cảnh.
C. Mác viết: bản thân xã hội sinh ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản sinh ra xã hội như vậy.
Môi trường có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và các phẩm chất của con người. Thực tế trong quá trình giáo dục cho thấy, một môi trường tốt với đầy đủ những điều kiện thuận lợi chính là cơ sở cho quá trình xây dựng, phát triển nhân cách của thanh niên. Ngược lại, nếu sống trong môi trường với những điều kiện không thuận lợi, chịu sự tác động của nhiều yếu tố tiêu cực thì sẽ cản trở, thậm chí làm giảm sút hiệu quả của quá trình giáo dục. Do vậy, để xây dựng con người nói chung, phát triển lý tưởng cách mạng cho thanh niên nói riêng, một trong những yêu cầu quan trọng là phải tạo cho thanh niên sống, học tập và làm việc trong một môi trường xã hội thuận lợi để họ có thể hình thành và hiện thực hóa lý tưởng cách mạng của mình. Môi trường xã hội thuận lợi đối với việc hình thành và hiện thực hóa lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ là tổng thể các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tác động tích cực đến việc hình thành lý tưởng cách mạng và tạo cơ hội cho việc hiện thực hóa lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ. Trong môi trường ấy phải có sự phát triển hài hòa, bền vững giữa kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, hướng đến mục tiêu vì hạnh phúc của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng.
Thứ nhất, về môi trường chính trị:
Môi trường chính trị có tác động cơ bản, trực tiếp đến sự hình thành và phát triển lý tưởng cách mạng của thanh niên. Như đã phân tích trong phần 1.1.2 của chương 1, một trong những mục đích của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là hình thành ở thanh niên niềm tin vào sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, từ đó có những hành vi nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng xã hội mới: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, nhiều nước xã hội chủ
nghĩa đã phạm những sai lầm nghiêm trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, dẫn đến sự thoái trào tạm thời của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Cùng với đó là sự chống phá quyết liệt, tinh vi, xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” với âm mưu lật đổ chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đó đã gây ra những “khoảng trống” trong niềm tin của một bộ phận nhân dân lao động, nhất là thanh niên về một xã hội lý tưởng, một chế độ xã hội tốt đẹp nhất mà mọi người hằng mong ước, đồng thời gây khó khăn không nhỏ cho quá trình phát triển lý tưởng cách mạng ở thanh niên. Trước tình trạng trên, việc xây dựng môi trường chính trị thuận lợi, tạo điều kiện cho thanh niên hình thành và hiện thực hóa lý tưởng cách mạng của mình là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó, cần tập trung một số vấn đề chủ yếu sau:
- Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa trên thực tế, khẳng định tính tất yếu, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới.
- Giữ vững sự ổn định chính trị, đảm bảo đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đồng thời, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, là tấm gương sáng để giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
- Xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Đồng thời, cũng phải ngăn chặn tình trạng dân chủ vô tổ chức, vô chính phủ... Những khuyết điểm, yếu kém đó làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, cản trở mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, cần có bộ máy tinh gọn, trong sạch, có hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, khả thi. Đồng
thời, cần tiến hành tích cực và kiên quyết cuộc đấu tranh chống tham nhũng; chống những biểu hiện tha hoá quyền lực, mua quan, bán tước, sự tha hoá, biến chất trong tổ chức bộ máy nhà nước, trong công chức nhà nước, nhất là trong các cơ quan thi hành và bảo vệ pháp luật. Có như vậy mới góp phần lành mạnh hóa môi trường chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
- Củng cố và xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng nhân dân. Khắc phục triệt để tính chất hành chính, quan liêu, trì trệ trong tổ chức của các đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động gắn với nhu cầu thực tiễn, có tác dụng giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm cho thanh niên.
Những nội dung cơ bản trên đây xét đến cùng là nhằm tạo ra những nhân tố mới, tiến bộ của chế độ chính trị và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính hơn hẳn của nó so với chế độ tư bản chủ nghĩa; tạo ra tiền đề khách quan cho sự hình thành, củng cố và phát triển lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
Thứ hai, về môi trường kinh tế:
Lý tưởng nói chung và lý tưởng cách mạng của thanh niên nói riêng bao giờ cũng chịu sự quy định của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, muốn định hướng và phát triển lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam hiện nay thì trước tiên phải định hướng ngay trong cơ sở kinh tế - xã hội sản sinh ra nó, trong đó điều quan trọng là phải xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhà nước cần nhanh chóng xóa bỏ những tồn tại của nền kinh tế tập trung, xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển lý tưởng cách mạng của thanh niên phù hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Cần phải thấy rằng nền kinh tế thị trường bao giờ cũng có hai mặt: tích cực và
tiêu cực. Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải ở chỗ có chấp nhận kinh tế thị trường hay không, mà ở tính hiệu quả và hệ quả chính trị - xã hội của nó. Nếu nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tạo ra bất bình đẳng ngày càng lớn, tệ nạn xã hội ngày càng trầm trọng thì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải tạo ra được những tiền đề vật chất và tinh thần để từng bước hiện thực hóa những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nền kinh tế thị trường nước ta phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để phát huy được những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực của nó.
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi khách quan để khẳng định tính tất yếu, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan đối với việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Để làm được điều đó, cần chú trọng thực hiện những vấn đề sau:
- Nhà nước phải ban hành, hoàn thiện, thể chế hóa và đồng bộ hóa hệ thống pháp luật để tạo ra hành lang pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế được phát triển.
- Nhà nước phải sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô để định hướng đối với các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước phải đổi mới, phát triển có hiệu quả để làm tốt vai trò chủ đạo, trở thành đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
- Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách xã hội, thực hiện chính sách điều tiết thu nhập, cải cách căn bản chính sách tiền lương... để rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo, giải quyết hợp lý, hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Để tạo môi trường văn hóa - xã hội thuận lợi cho việc hình thành, phát triển và hiện thực hóa lý tưởng cách mạng của thanh niên, cần tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu, rèn luyện để trở thành thế hệ thanh niên mới, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đó là thế hệ thanh niên có hoài bão, lý tưởng cao đẹp; có ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi. Muốn vậy, cần phải tập trung vào nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện thanh niên về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ tri thức và năng lực chuyên môn, khả năng nghề nghiệp, thể chất và kỹ năng lao động. Đồng thời, quan tâm xây dựng đạo đức và lối sống văn minh cho thanh niên, góp phần phục cụ công cuộc xây dựng đất nước.
- Quan tâm giải quyết những vấn đề về nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên; về học tập nâng cao trình độ học vấn và tri thức; về đào tạo nghề, lao động và việc làm; tạo điều kiện để thanh niên có khả năng lập thân và lập nghiệp, có thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên. - Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể và toàn xã hội cần nhanh chóng có chính sách và sự đầu tư thích đáng để xây dựng khu vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh niên, tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho các hoạt động văn hóa - xã hội của thanh niên. Có thể nói, vui chơi, giải trí là nhu cầu chính đáng và rất bức thiết của thanh niên. Nếu không có những địa điểm văn hóa, những khu vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh niên thì họ sẽ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy, Nhà nước cũng như các cơ quan đoàn thể cần phát triển các khu văn hóa, bảo tàng cách mạng, đền tưởng niệm; xây dựng nhiều nhà văn hóa thanh thiếu niên; xây dựng những khu liên hợp thể thao cho thanh niên ở tất cả các vùng, miền, các khu vực trên cả nước... để thanh niên có cơ sở vật chất tổ chức các hoạt động giao lưu, vui chơi giải trí, du lịch, dã ngoại, các hoạt động về nguồn và các hoạt động xã hội khác, giúp
thanh niên tránh xa những tụ điểm tệ nạn xã hội, đồng thời tạo môi trường cho thanh niên rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của mình.
- Thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho thanh niên, cung cấp những món ăn tinh thần lành mạnh, góp phần xây dựng năng lực thẩm mỹ và tăng cường thể lực, hình thành và cổ vũ lối sống lành mạnh trong thanh niên. Đồng thời, có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời các hành vi tuyên truyền lừa bịp, kích động, lôi kéo thanh niên làm trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của các thế lực thù địch. Có như vậy mới giúp thanh niên có điều kiện tốt trong việc hình thành và hiện thực hóa lý tưởng cách mạng của mình.
- Thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo quyền lợi chính đáng của thanh niên. Trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề hết sức nghiêm trọng xét về tính chất và hiệu quả của nó đối với việc củng cố và tăng cường lý tưởng cách mạng của thanh niên. Đó là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng với khoảng cách khá xa, tệ tham nhũng chưa được ngăn chặn kịp thời, gây ra một số hậu quả tiêu cực về xã hội... Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản nhất là công bằng xã hội, xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, bảo đảm sự hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đồng thời, cần thực sự quan tâm hơn nữa sự nghiệp giáo dục - đào tạo thanh niên, giúp cho họ có trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định; mặt khác, tạo ra nhiều việc làm với những điều kiện lao động phù hợp, thuận lợi để họ có cơ hội phát huy tốt tiềm năng, sức lực và trí tuệ trong quá trình hiện thực hoá lý tưởng cách mạng.
Tóm lại, xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để hình thành, phát triển và hiện thực hóa lý tưởng cách mạng cho thanh niên là một đòi hỏi khách quan, một giải pháp hết sức cơ bản. Để xây dựng một môi trường xã hội thuận lợi, lành mạnh, trong sạch, cần phải tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng toàn diện môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trong đó tác động trực
tiếp nhất là môi trường văn hoá - xã hội bởi đây là nơi trực tiếp nuôi dưỡng, nâng đỡ tâm hồn, tình cảm, ý chí của người thanh niên, giúp họ vươn lên, trưởng thành về mọi mặt. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh phải kết hợp với việc tích cực, chủ động đấu tranh, ngăn chặn những tác động tiêu cực