Trữ lượng có thể khai thác công trình

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 81)

4. Phân vùng quy hoạch

2.4.2. Trữ lượng có thể khai thác công trình

Để có những con số tương đối cụ thể cho từng vùng, chúng tôi xác định trữ lượng khai thác công trình bằng những công trình khai thác cụ thể. Từ số lượng giếng theo thống kê hiện trạng năm 2012 chúng tôi bố trí thêm mỗi huyện từ 1 đến 3 bãi giếng dự kiến. Do tài liệu hạn chế chúng tôi dùng phương pháp giải tích, bằng phương pháp thủy động lực áp dụng cho tầng chứa nước một lớp, nước có áp, biên vô hạn, tính thấm đồng nhất, nước nhạt. Công thức tính:

n - 1

Skt = So + Σ Si (2.2) i = 1

Trong đó:

Skt - mực nước hạ thấp tổng cộng trong lỗ khoan tính toán (m).

S0 - mực nước hạ thấp trong lỗ khoan tính toán do tự bản thân gây ra (m). Si - mực nước hạ thấp tại lỗ khoan do căn nhiễu của lỗ khoan thứ i gây ra (m). Mực nước hạ thấp do bản thân lỗ khoan gây ra tính theo công thức Jacob.

Qo 2,25xatkt

So = --- x ln --- (2.3) 4 x π x Km ro2

Trong đó :

Q0 - lưu lượng dự kiến khai thác của lỗ khoan tính toán (m3/ngày). Km - hệ số dẫn nước (m2/ngày).

a - hệ số truyền áp (m2/ngày). tkt - thời gian khai thác (ngày). r0 - bán kính lỗ khoan khai thác (m).

Mực nước hạ thấp do căn nhiễu từ lỗ khoan khai thác thứ i gây ra cho lỗ khoan tính toán được tính theo công thức.

Qi 2,25xatkt

Si = --- x ln --- (2.4) 4 x π x Km ri2

Trong đó:

Qi - lưu lượng của lỗ khoan gây căn nhiễu thứ i (Qi = m3/ngày) . Km - hệ số dẫn nước (m2/ngày).

a - hệ số truyền áp (m2/ngày). tkt - thời gian khai thác (ngày).

ri - khoảng cách từ lỗ khoan gây căn nhiễu đến lỗ khoan tính toán.

Các thông số địa chất thủy văn phục vụ cho tính toán trữ lượng có thể khai thác công trình được tổng hợp trong bảng 2.27.

Bảng 2.27. Các thông số và đại lượng sử dụng tính toán trữ lượng

STT Tầng chứanước Các thông số địa chất thủy văn Scp (m) Km (m2/ngày) µ* a (m2/ngày)

1 qp2-3 600 3.10-5 1,7.105 60

2 n22 300 1,27.10-4 2,36.106 60

3 n21 385 1,24.10-4 3,14.106 60

4 n13 455 1,35.10-4 3,37.106 60

Kết quả tính toán trữ lượng khai thác công trình cho thấy mực nước hạ thấp cho phép Scpnhỏ hơn chiều sâu tối đa đặt máy bơm 60m,kết quả tính đạt yêu cầu đặt ra. Việc bố trí bãi giếng và lựa chọn lưu lượng khai thác là hoàn toàn phù hợp với khả năng chứa nước và khai thác của các tầng chứa nước nghiên cứu.

Bảng 2.28. Kết quả tính trữ lượng khai thác công trình (nước nhạt) của từng tầng chứa nước theo địa phương

ST T

Thành phố, thị xã, huyện

Trữ lượng có thể khai thác công trình (tính cho

4 tầng khai thác triển vọng) (m3/ngày) lượng theo địaTổng trữ phương qp2-3 n22 n21 n13 Toàn tỉnh 36.085 102.750 155.300 112.350 406.485 1 H. Châu Thành 0 10.600 15.600 15.300 41.500 2 H. Lai Vung 1.682 11.500 20.900 8.200 42.282 3 H. Lấp Vò 90 5.400 21.000 9.000 35.490 4 TX. Sa Đéc 97 7.700 4.000 7.300 19.097 5 H. Tháp Mười 15.222 7.000 28.600 9.200 60.022 6 H. Cao Lãnh 10.118 7.950 11.580 9.850 39.498 7 Tp. Cao Lãnh 0 12.000 12.620 4.100 28.720 8 H. Thanh Bình 0 8.900 6.900 10.200 26.000 9 H. Tam Nông 0 9.700 21.800 19.000 50.500 10 H. Tân Hồng 3.050 6.000 8.100 20.200 37.350 11 Tx. Hồng Ngự 246 7.000 2.100 0 9.346 12 H. Hồng Ngự 5.580 9.000 2.100 0 16.680

Như vậy, trữ lượng có thể khai thác công trình của 4 tầng chứa nước (qp2-3, n22, n21, n13) là 406.485m3/ngày.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 81)

w