4. Phân vùng quy hoạch
5.1.3. Giải pháp tài chính
Tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất, trước hết là đầu tư để tăng cường năng lực quản lý, tăng cường trang thiết bị, công cụ, kỹ thuật phục vụ quản lý và đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo diễn biến về số lượng, chất lượng nước và xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; huy động mọi nguồn lực để thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, gắn bảo vệ tài nguyên nước với các hoạt động bảo vệ môi trường, từng bước thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó, triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Xây dựng đề án huy động các nguồn lực để bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, trước mắt huy động từ vốn ngân sách nhà nước bao gồm cả Trung ương và địa phương; các giai đoạn tiếp theo huy động nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp sử dụng nguồn nước trên địa bàn tỉnh, từng bước thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Chương trình bảo vệ các nguồn tài nguyên nước cần được lồng ghép với các chương trình phát triển KT-XH như: chương trình xoá đói giảm nghèo; chương trình trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; chương trình bảo vệ môi trường.
Tranh thủ tối đa các nguồn vốn tài trợ của Trung Ương, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức Quốc tế, các doanh nghiệp trong công tác quản lý tài nguyên nước trên toàn tỉnh.
Công tác huy động nguồn vốn, gồm: Vốn ngân sách nhà nước; dân đóng góp, trong đó:
Vốn ngân sách nhà nước bao gồm cả Trung ương và Địa phương (chiếm 90%). Được huy động kết hợp với nguồn vốn do các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho các công trình ở những khu vực đặc biệt khó khăn, những khu vực có tỷ lệ các hộ nghèo cao.
Dân đóng góp vốn dưới nhiều hình thức khác nhau (chiếm 10%): Nhà nước cho vay vốn với lãi suất ưu đãi (hoặc không tính lãi) để xây dựng các công trình cấp nước; hoặc nhà nước đầu tư toàn bộ các công trình cấp nước sau đó thu tiền để tái đầu tư; hoặc nhà nước sẽ đầu tư các công trình chính, nhân dân đóng góp kinh phí, sức lao động hoàn thiện các hạng mục còn lại; hoặc nhà nước cấp một số vật tư chủ yếu, nhân dân tự bỏ công sức xây dựng.