Chính sách thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 178)

4. Phân vùng quy hoạch

5.2. Chính sách thực hiện quy hoạch

Rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong đó tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững dự trữ lâu dài; nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng thẩm định. đánh giá hồ sơ cấp phép và hướng dẫn, kiểm tra của cán bộ quản lý tài nguyên nước ở cấp Ngành; tăng cường trang thiết bị, công cụ phục vụ xử lý thông tin, đánh giá trong quá trình thẩm định, cấp phép và trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, trước hết tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong đó tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững dự trữ lâu dài, ưu tiên sử dụng nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt và các lĩnh vực sản xuất quan trọng của tỉnh tại những vùng ít có điều kiện tiếp cận nguồn nước mặt; cơ chế chính sách cụ thể trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của các đối tượng khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước; các quy định cụ thể về khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước trên phạm vi tỉnh, mối quan hệ với các địa phương lân cận;

Có chương trình, kế hoạch cụ thể để bổ sung biên chế, tuyển dụng cán bộ có trình độ, năng lực và chuyên môn phù hợp, kết hợp với công tác đào tạo, tập huấn hoặc đào tạo lại để tăng cường năng lực của cán bộ quản lý tài nguyên nước ở các cấp, nhất là kỹ năng quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn;

Xây dựng và thực hiện chương trình tăng cường trang thiết bị, công cụ phục vụ xử lý thông tin, đánh giá trong quá trình thẩm định, cấp phép và trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, trong đó chú trọng tới việc áp dụng và sử dụng các công cụ kỹ thuật số, các mô hình số phục vụ việc đánh giá, dự báo, các công cụ ứng dụng

công nghệ GIS, xử lý, phân tích ảnh viễn thám và các thiết bị phục vụ kiểm tra tại hiện trường.

Nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, mang tính liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia, nên trong công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất cần phải có sự phối hợp không những với các địa phương trong tỉnh, mà cần có sự phối hợp với các địa phương lân cận như Long An, An Giang,Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ...

CHƯƠNG 6

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Căn cứ mục b khoản 1 Điều 19 Nghị định 120 của Chính Phủ về Quy hoạch lưu vực sông quy định “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh”, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan liên quan thực hiện quy hoạch cụ thể như sau

6.1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo các quy định hiện hành của pháp luật;

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp công bố Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 định hướng đến năm 2020; Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án ưu tiên bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch này.

- Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;

- Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan NDĐ, thực hiện việc thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; tổ chức quản lý, khai thác các công trình quan trắc tài nguyên nước do địa phương đầu tư xây dựng;

- Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;

- Rà soát và lập danh mục các giếng không sử dụng; hướng dẫn, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các sở,ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố, các cơ quan chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện quy hoạch; trình Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung quy hoạch trong trường hợp cần thiết.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương và các tỉnh có liên quan trong việc triển khai thực hiện quy hoạch.

6.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch chi tiết phục vụ phát triển nông nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch này.

6.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: là cơ quan phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định các nhiệm vụ tiếp theo củacác dự án trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

6.4. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch này.

6.5. Sở Công Thương: theo chức năng nhiệm vụ của mình, trong quá trình xây dựng các nhiệm vụ, kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu. nội dung. giải pháp của Quy hoạch này.

6.6. Các sở, ban, ngành khác liên quan: theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai công việc liên quan để thực hiện quy hoạch này.

6.7. Ủy ban nhân dân các huyện,thị xã, thành phố: tổ chức thực hiện nội dung quy hoạch trên địa bàn có nhiệm vụ giám sát, tham mưu cho UBND tỉnh về các nội dung thực hiện trên địa bàn của mình. Đồng thời, tuyên truyền vận động các tổ chức quần chúng, nhân dân cùng góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

6.8. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn: phối hợp với các đơn vị quản lý cấp trên để thực hiện quy hoạch, đồng thời có nhiệm vụ giám sát, tham mưu cho UBND cấp huyện về các nội dung thực hiện quy hoạch, thường xuyên giám sát, theo dõi các tổ chức cá nhân trong công tác thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn của mình; vận động các tổ chức cá nhân thực hiện công tác bảo vệ môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng.

6.9. Các tổ chức cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước: cần phải nghiêm túc thực hiện tốt công tác thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định của pháp luật (như đề nghị cấp phép trong khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước; phí bảo vệ môi trường, phí khai thác tài nguyên....). Mặt khác, đầu tư, nghiên cứu đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để sử dụng hợp lý,tiết kiệm

nguồn nước cũng như giảm thiểu tối đa xả nước thải vào nguồn nước. Đồng thời xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án ”Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” do Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp chủ trì, Trung tâm Thông tin - Kinh tế tài nguyên nước trực thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước đã thực hiện theo đúng đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

1. Về tiến độ và khối lượng thực hiện: Dự án đã thực hiện theo đúng nội dung và tiến độ thực hiện như quy định trong Hợp đồng số 31/2012/HĐ-STNMT ngày 11 tháng 4 năm 2012 giữa Trung tâm thông tin Kinh tế tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng tháp, cụ thể như bảng kê dưới đây.

TT Nội dung Đơn vị Khối

lượng THỰC HIỆN 2012 THỰC HIỆN 2013 Khối lượng Thực hiện Khối lượng Thực hiện TỔNG CỘNG A CHI PHÍ TRỰC TIẾP I

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HiỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỶ LỆ 1:100.000 1 NGOẠI NGHIỆP 1.1 Chuẩn bị km2 3,177 3,177 100%

1.2 Tiến hành điều tra thực

địa km2 3,177 3,177 100%

2 NỘI NGHIỆP 100%

2.1

Thu thập, rà soát dữ liệu, thông tin và chuẩn bị triển khai công tác điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất

km2 3,177 3,177 100%

2.2 Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ km2 3,177 3,177 100%

2.3

Tổng hợp, xây dựng các báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất

km2 3,177 3,177 100%

II PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

1 Mẫu hóa toàn diện mẫu 145 145 100%

2 Mẫu vi lượng mẫu 40 40 100%

III

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

1 Tổng hợp phân tích tài liệu bước 2 1 1 100%

2 Nhập dữ liệu bước 3 1 1 100%

3 Chỉnh lý mô hình bước 4 1 1 100%

4 Đánh giá dự báo bước 5 1 1 100%

5 Lập báo cáo bước 6 1 1 100%

IV

LẬP QUY HOẠCH QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

1 Xử lý, tổng hợp các dữ

liệu, thông tin 1000km2 3,177 3,177 100% 2

Phân tích, đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề

1000km2 3,177 3,177 100%

3

Phân tích, dự báo xu thế biến động về nhu cầu KTSD NDĐ của nguồn nước dưới đất à xác định các vấn đề 1000km2 3,177 3,177 100% 4 Xây dựng các phương án quy hoạch; lấy ý kiến và lựa chọn phương án

1000km2 3,177 3,177 100%

5

Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy

hoạch 1000km

2 3,177 3,177 100%

6 Lập hồ sơ đồ án quy

hoạch và lấy ý kiến 1000km2 3,177 3,177 100%

7 Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án

quy hoạch 1000km2 3,177 3,177 100%

2) Về chất lượng Báo cáo thuyết minh dự án

- Báo cáo đã làm rõ được trong giới hạn tỉnh Đồng tháp có 7 tầng chứa nước phân bố từ mặt đất đến độ sâu 450 m:

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh);

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên (qp3);

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen giữa - trên (qp2-3); Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen dưới (qp1);

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trên (n22); Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới (n21); Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trên (n13).

Trong đó có 4 tầng chứa nước có diện tích nước nhạt phân bố rộng đang được khai thác sử dụng phổ biến nhất là tầng chứa nước qp2-3, n22, n21 và n13.

- Báo cáo xác định được hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất tỉnh Đồng Tháp và dự báo nhu cầu nước trong tương lai gần 2015 và 2020. Báo cáo đã đánh giá được trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất.

- Để quy hoạch phân bổ khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất cho tỉnh Đồng Tháp, dựa vào sự phân bố các tầng chứa nước, trữ lượng khai thác tiềm năng, nhu cầu nước phục vụ kinh tế quốc dân trong tỉnh, chúng tôi phân diện tích vùng quy hoạch ra làm 2 vùng.

Vùng I là vùng giữa hai sông Tiền và sông Hậu: Bao gồm địa giới hành chính thị xã Sa Đéc, huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung và huyện Châu Thành. Đây là vùng có mặt 4 tầng chứa nước nhạt đều có thể khai thác sử dụng được và là vùng trong quy hoạch phát triển công nghiệp tập trung của tỉnh

Vùng II là vùng Đồng Tháp Mười bao gồm hai tiểu vùng:

Tiểu vùng IIa: bao gồm địa giới hành chính huyện Tháp Mười, Thành phố Cao

Lãnh, huyện Cao Lãnh. Đây là tiểu vùng có mặt đầy đủ 4 tầng chứa nước nhưng chất lượng nước biến đổi rất phức tạp trên bình đồ và trong mặt cắt.

Tiểu vùng IIb: Tiểu vùng khan hiếm nguồn nước dưới đất bao gồm địa giới hành chính huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông, huyện Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự. Là tiểu vùng có mặt không đầy đủ các tầng chứa nước.

Báo cáo cũng đưa ra được các giải pháp bảo vệ nước dưới đất khỏi bị cạn kiệt, xâm nhập mặn và ô nhiễm.

Từ những giải pháp quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, báo cáo đề xuất nhu cầu vốn đầu tư cho các thời kỳ quy hoạch.

Kiến nghị

1) Cần phối hợp triển khai quy hoạch tài nguyên nước mặt và nước dưới đất của tỉnh để nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước của tỉnh Đồng Tháp.

2) Trong bản quy hoạch, nhiều số liệu đưa vào tính toán được tập hợp thống kê trong nhiều thời đoạn khác nhau, do nhiều đơn vị khác nhau thực hiện, cho nên trong thời gian tới cần triển khai công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất, đặc biệt điều tra đánh giá những tầng chứa nước chính để có số liệu đồng bộ phục vụ triển khai bản quy hoạch một cách có cơ sở khoa học và thực tế.

3) Công tác khai thác sử dụng tài nguyên nước cần tiến hành song song với công tác bảo vệ nguồn nước. Cần triển khai một cách thường xuyên công tác xây dựng và vận hành mạng quan trắc hiện có về tài nguyên nước trong địa bàn tỉnh để kịp thời cập nhật số liệu về sự biến động tài nguyên nước theo thời gian giúp cho cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. 2. Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm năm 2012

3. Quy hoạch nông nghiệp Đồng Tháp đến năm 2020.

4. Quy hoạch nuôi trồng cá tra tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. 5. Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. 6. Quy hoạch phát triển tôm càng xanh đến năm 2020.

7. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

8. Dự án tổng thể đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012-2015.

9. Quy hoạch khai thác và bảo vệ môi trường nước mặt sông Tiền và sông Hậu đến năm 2020 - tầm nhìn đến năm 2030.

10. Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

11. Tiêu chuẩn TCXDVN33:2006 Cấp nước-mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế.

12. Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

13. Báo cáo nghiên cứu nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, năm 1986. Lưu trữ Cục Quản lý tài nguyên nước.

14. Báo cáo lập bản đồ ĐCTV - ĐCCT tỉ lệ 1:200.000 vùng Nam bộ, năm 1992 Lưu trữ Cục Quản lý tài nguyên nước.

15. Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp năm 1994.Lưu trữ

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 178)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w