Hiện trạng chất lượng các tầng chứa nước và sự biến động chất lượng

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 54)

4. Phân vùng quy hoạch

2.3. Hiện trạng chất lượng các tầng chứa nước và sự biến động chất lượng

- Natri và Clorua Bicacbonat - Natri.

Nước mặn phân bố hẹp, nơi có giá trị điện trở suất từ 5ohm.m đến <11ohm.m. Loại hình hóa học của nước là Clorua Bicacbonat - Natri, Clorua - Natri.

Qua tài liệu quan trắc nhiều năm (2002-2012) của công trình QT1 (công trình quan trắc mực nước dưới đất tại thành phố Cao Lãnh) trong tầng chứa nước Miocen trên (n13) cho thấy mực nước dao động theo mùa, với biên độ dao động trong năm nhỏ (0,06 m), mực nước thường đạt cực đại vào cuối mùa mưa và cực tiểu vào cuối mùa khô, nước dưới đất chịu ảnh hưởng của áp lực lũ và giảm dần theo thời gian (xem hình 2.6). Nguyên nhân mực nước giảm dần theo thời gian có thể do mức độ khai thác nước của tầng Miocen trên ngày càng tăng.

Hình 2.6. Mực nước tầng chứa nước Miocen trên (n13)tại công trình QT1

Tầng chứa nước Miocen trên (n13) phân bố rộng khắp trên toàn bộ vùng nghiên cứu, bề dày chứa nước lớn, mức độ chứa nước phần lớn thuộc loại giàu, diện phân bố nước mặn nhỏ, diện phân bố nước nhạt lớn. Vì vậy đây là tầng chứa nước triển vọng để khai thác cung cấp nước tập trung với quy mô vừa và lớn của tỉnh. Hiện tại tầng chứa nước này đang được khai thác để cấp nước khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là các huyện: Cao Lãnh, Tp. Cao Lãnh, Tháp Mười, Châu Thành, Lai Vung và thị xã Sa Đéc. Riêng đối với các huyện: Hồng Ngự, cù lao Tây (huyện Thanh Bình) không có sự hiện của tầng chứa nước này.

2.3. Hiện trạng chất lượng các tầng chứa nước và sự biến động chất lượngnước nước

Nước dưới đất tỉnh Đồng Tháp phổ biến là nước nhạt và nước mặn với độ tổng khoáng hóa cao. Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước vàmôi trường nước dưới đất của 07 tầng chứa nước trên toàn diện tích tỉnh Đồng Tháp, ngoài việc thu thập tham

khảo các tài liệu nghiên cứu đã có trước đây, trong năm 2012, dự án này đã tiến hành điều tra khảo sát thực địa, thu thập thông tin của 10.909 giếng khai thác nước dưới đất, lấy và phân tích thí nghiệm 145 mẫu toàn diện và 40 mẫu vi lượng, 40 mẫu vi sinh.

Các mẫu nước được lấy đại diện tại các lỗ khoan phân bố khá đồng đều trên diện tích tỉnh Đồng Tháp.

Chất lượng nước dưới đất được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09: 2008/BTNMT.

Trên cơ sở tài liệu nghiên cứu từ trước đến nay và số liệu phân tích thí nghiệm mẫu nước trong các tầng chứa nước cho thấy các kết quả như sau:

a) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh)

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen là tầng chứa nước nằm trên cùng tính từ bề mặt đất xuống sâu. Nước trong tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen là nước không áp, mực nước nằm nông từ 0,50 - 1,31m. Bổ cập cho tầng chứa nước này là nước mưa và nước sông trong mùa mưa, lũ nên dao động theo mùa; biên độ dao động năm từ 0,40 - 2,5m.

Nước nhạt của tầng Holocen (tổng khoáng hóa ≤1000mg/l) phân bố hầu hết các huyện, thị, thành trong tỉnh Đồng Tháp

Tầng này phân bố rất rộng khắp trong tỉnh, nhưng qua khảo sát cho thấy trầm tích này nghèo nước, chất lượng nước xấu.

Nước nhạt tầng này có một số chỉ tiêu hóa học như trong bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thành phần hóa học đặc trưng của nước nhạt tầng chứa nước qh STT Các chỉ tiêu cơ

bản

Đơn vị tính

Giá trị giới hạn theo QCVN09: 2008/BTNMT Kết quả (từ ÷ đến) 1 Cặn sấy khô ở 1050C mg/l 1.500 358 ÷ 938 2 pH 5,5 ÷ 8,5 6,54 ÷ 8,18 4 NH4+ mg/l 0,1 0,00 ÷ 15,52 5 Cl- mg/l 250 24,82 ÷ 301,33 6 SO42- mg/l 400 6,24 ÷ 130,64 7 NO3- mg/l 15 0,00 ÷ 1,99 8 NO2- mg/l 1 0,00 ÷ 3,93

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích chất lượng nước thuộc dự án “lập Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

Nước có màu hơi vàng, vàng; trong diện phân bố của chúng đã có dấu hiệu nồng độ Amoni, Nitrit đều vượt quá giá trị giới hạn cho phép và dấu hiệu bị nhiễm Asen, Mangan và E. Coli cụ thể như sau:

Nồng độ Amoni vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã Tân Long, Thanh Bình (15,52mg/l); xã Tân Công Chí, Tân Hồng (0,49mg/l); xã Bình Phú, Tân Hồng (0,36mg/l);

Nồng độ Nitrit vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã An Phong, Thanh Bình (3,93mg/l);

Dấu hiệu bị nhiễm Asen (vượt quá giá trị tiêu chuẩn 0,05mg/l) gặp tại xã Tân Huề, Thanh Bình (0,18mg/l), tuy nhiên đây là tầng chứa nước nông

Nồng độ Mangan vượt quá giá trị tiêu chuẩn 0,5mg/l gặp tại xã Tân Huề, Thanh Bình (0,78mg/l và thị trấn Mỹ An, Tháp Mười (0,85mg/l);

Vi khuẩn E. Coli xuất hiện ở nhiều nơi như xã Tân Huề, Thanh Bình (<3 MPN/100ml) và thị trấn Mỹ An, Tháp Mười (<3 MPN/100ml).

Nước mặn (tổng khoáng hóa >1000mg/l) phân bố trong phần diện tích còn lại trong phạm vi của tỉnh chủ yếu ở các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Lai Vung và thị xã Hồng Ngự (tổng diện tích khoảng 419km2 chiếm khoảng 13,7% diện tích tầng chứa nước Holocen), chủ yếu ở các huyện Hồng Ngự, TX. Hồng Ngự và huyện Tam Nông, loại hình hóa học thường gặp là Clorua - Natri; Clorua - Natri Magie; Clorua - Magie Canxi như hình 2.7.

Nước mặn tầng này có một số chỉ tiêu hóa học như trong bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thành phần hóa học đặc trưng của nước mặn tầng chứa nước qh STT Các chỉ tiêu cơ

bản

Đơn vị tính

Giá trị giới hạn theo QCVN09: 2008/BTNMT Kết quả (từ ÷ đến) 1 Cặn sấy khô ở 1050C mg/l 1.500 1.002 ÷ 3.552 2 pH 5,5 ÷ 8,5 6,6 ÷ 7,5 3 NH4+ mg/l 0,1 0,00 ÷ 28,36 4 Cl- mg/l 250 265,88 ÷ 2.073,83 5 SO42- mg/l 400 15,37 ÷ 459,17 6 NO3- mg/l 15 0,00 ÷ 3,15 7 NO2- mg/l 1 0,00 ÷ 21,84

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích chất lượng nước thuộc dự án “lập Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

Nước có màu hơi vàng, vàng; trong diện phân bố của chúng đã có dấu hiệu nồng độ Amoni, Nitrit đều vượt quá giá trị giới hạn cho phép và dấu hiệu bị nhiễm Mangan và vi khuẩn Coliform, E. Coli cụ thể như sau:

Nồng độ Amoni vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã Bình Thành, Thanh Bình (12,11mg/l); xã Thường Phước 2, Hồng Ngự (8,57mg/l); xã Phú Ninh, Tam Nông (28,36mg/l); xã Bình Thành, thị xã Hồng Ngự (0,68mg/l) và thị trấn Mỹ Thọ, Cao Lãnh (0,39mg/l);

Nồng độ Nitrit vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã Bình Thành, Thanh Bình (21,84mg/l); xã Thường Phước 2, Hồng Ngự (20,75mg/l); xã Mỹ Xương, Cao Lãnh (5,85mg/l); thị trấn Mỹ Thọ, Cao Lãnh (5,20mg/l) và xã Long Hưng B, Lấp Vò (14,56mg/l);

Nồng độ Mangan vượt quá giá trị tiêu chuẩn 0,5mg/l gặp tại xã Bình Thành, Thanh Bình (5,44mg/l); xã An Phước, Tân Hồng (1,62mg/l);

Lượng vi khuẩn Coliform vượt quá giá trị tiêu chuẩn (3 MPN/100ml) xuất hiện tại xã Phong Hòa, huyện Lai Vung (9 MPN/100ml) và xã An Phước, Tân Hồng (9 MPN/100ml);

Phần lớn tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên là tầng chứa nước có áp nằm ngay dưới các thành tạo địa chất rất nghèo nước Pleistocen trên (amQ13), chúng có diện phân bố rộng và không lộ ra trên bề mặt.

Tầng chứa nước này chưa được nghiên cứu nhiều, theo tài liệu nghiên cứu hiện có cho biết nước nhạt tầng này phân bố chủ yếu dọc sông Hậu, sông Tiền. Loại hình hóa học chủ yếu của nước nhạt của tầng này là Clorua - Natri Canxi Magie; Clorua - Natri Magie; Clorua - Natri Magie Canxi.

Nước nhạt (tổng khoáng hóa ≤1000mg/l) trong tầng lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên có một số chỉ tiêu hóa học như trong bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thành phần hóa học đặc trưng của nước nhạt tầng chứa nước qp3 STT Các chỉ tiêu cơ

bản

Đơn vị tính

Giá trị giới hạn theo QCVN09: 2008/BTNMT Kết quả (từ ÷ đến) 1 Cặn sấy khô ở 1050C mg/l 1.500 395 ÷ 900 2 pH 5,5 ÷ 8,5 7,4 ÷ 7,6 3 NH4+ mg/l 0,1 0,00 ÷ 13,75 4 Cl- mg/l 250 39,00 ÷ 347,41 5 SO42- mg/l 400 24,02 ÷ 118,63 6 NO3- mg/l 15 0,62 ÷ 3,95 7 NO2- mg/l 1 0,00 ÷ 1,90

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích chất lượng nước thuộc dự án “lập Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

Nước có màu vàng nhạt; trong diện phân bố của chúng đã có dấu hiệu nồng độ Amoni, Nitrit đều vượt quá giá trị giới hạn cho phép cụ thể như sau:

Nồng độ Amoni vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã An Phong, Thanh Bình (13,75mg/l);

Nồng độ Nitrit vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh (1,90mg/l).

Nước mặn phân bố trong phần diện tích còn lại trong phạm vi của tỉnh, loại hình hóa học thường gặp là Clorua - Natri Magie; Sulfat Clorua - Natri Canxi; Clorua - Natri Canxi Magie.

Nước mặn (tổng khoáng hóa >1000mg/l) trong tầng lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên có một số chỉ tiêu hóa học như trong bảng 2.15.

Bảng 2.15. Thành phần hóa học đặc trưng của nước mặn tầng chứa nước qp3 STT Các chỉ tiêu cơ bản Đơn vị

tính

Giá trị giới hạn theo QCVN09: 2008/BTNMT Kết quả (từ ÷ đến) 1 Cặn sấy khô ở 1050C mg/l 1.500 1.186 ÷ 2.588 2 pH 5,5 ÷ 8,5 6,9 ÷ 7,6 3 NH4+ mg/l 0,1 0,00 ÷ 0,62 4 Cl- mg/l 250 475,03 ÷ 1.416,23 5 SO42- mg/l 400 1,44 ÷ 732,46 6 NO3- mg/l 15 1,05 ÷ 24,41 7 NO2- mg/l 1 0,00 ÷ 23,87

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích chất lượng nước thuộc dự án “lập Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

Nước có màu vàng nhạt, vị hơi lợ; trong diện phân bố của chúng đã có dấu hiệu nồng độ Amoni, Nitrat, Nitrit đều vượt quá giá trị giới hạn cho phép, ngoài ra nước đã có dấu hiệu bị nhiễm Asen, Mangan và vi khuẩn Coliform, E. Coli cụ thể như sau:

Nồng độ Amoni vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã Bình Thạnh Trung (0,62mg/l) và xã Long Hưng B, Lấp Vò (0,60mg/l);

Nồng độ Nitrat vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã Long Hưng B, Lấp Vò (24,41mg/l);

Nồng độ Nitrit vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã Bình Thạnh Trung, Lấp Vò (23,87mg/l); xã Long Hưng B, Lấp Vò (12,53mg/l); xã Tân Mỹ, Lấp Vò (5,41mg/l); xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh (2,91mg/l);

Dấu hiệu bị nhiễm Asen (vượt quá giá trị tiêu chuẩn 0,05mg/l) gặp tại xã xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh (0,29mg/l). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khẳng định, ô nhiễm Asen kéo dài.

Nồng độ Mangan vượt quá giá trị tiêu chuẩn 0,5mg/l gặp tại xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh (6,26mg/l) và xã Bình Thạnh Trung, Lấp Vò (1,89mg/l);

Lượng vi khuẩn Coliform vượt quá giá trị tiêu chuẩn (3 MPN/100ml) xuất hiện tại xã Bình Thạnh Trung, Lấp Vò (4,6x102 MPN/100ml);

Do tài liệu hiện có chưa thể xây dựng sơ đồ phân bố nước nhạt, vì vậy trong báo cáo này không có sơ đồ phân bố nước nhạt tầng chứa nước Pleistocen trên.

c) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tíchPleistocen giữa-trên (qp2-3)

Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp toàn tỉnh không lộ ra trên mặt, là tầng chứa nước có áp nằm trực tiếp dưới các thành tạo địa chất rất nghèo nước Pleistocen giữa - trên (amQ12-3).

Hầu hết các huyện thị trong tỉnh Đồng Tháp đều có sự xuất hiện nước nhạt (tổng khoáng hóa ≤1000mg/l) của tầng Pleistocen giữa-trên (tổng diện tích khoảng

1.305km2 chiếm khoảng 38,7% tổng diện tích tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên) trừ huyện Hồng Ngự. Diện tích khối nước nhạt lớn nhất nằm trên các huyện Tháp Mười, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Lai Vung, thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc, ngoài ra nó có dạng dải chạy dọc theo sông Hậu nằm trên các huyện Lấp Vò, Lai Vung và một phần phía tây của huyện Châu Thành và nằm rải rác ở một số nơi như các huyện Tân Hồng, Tam Nông, thị xã Hồng Ngự và thành phố Cao Lãnh như hình 2.7. Loại hình hóa học thường gặp là Bicacbonat Sulfat - Natri Magie và Clorua – Natri Magie.

Nước nhạt trong tầng lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên - giữa có một số chỉ tiêu hóa học như trong bảng 2.16.

Bảng 2.16. Thành phần hóa học đặc trưng của nước nhạt của tầng chứa nước qp2-3 STT Các chỉ tiêu cơ bản Đơn

vị tính

Giá trị giới hạn theo QCVN09: 2008/BTNMT Kết quả (từ ÷ đến) 1 Cặn sấy khô ở 1050C mg/l 1.500 788 ÷ 914 2 pH 5,5 ÷ 8,5 7,2 ÷ 7,4 3 NH4+ mg/l 0,1 0,00 ÷ 0,00 4 Cl- mg/l 250 24,82 ÷ 155,98 5 SO42- mg/l 400 156,58 ÷ 280,98 6 NO3- mg/l 15 0,88 ÷ 2,63 7 NO2- mg/l 1 3,95 ÷ 22,10

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích chất lượng nước thuộc dự án “lập Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

Nước có không màu; trong diện phân bố của chúng đã có dấu hiệu nồng độ Nitrit vượt quá giá trị giới hạn cho phép và nước đã có dấu hiệu xuất hiện vi khuẩn E. Coli cụ thể như sau:

Nồng độ Nitrit vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã Tân Thành, Lai Vung (3 giếng với kết quả thí nghiệm 7,50mg/l, 5,33mg/l và 22,10mg/l) và xã Vĩnh Thới, Lai Vung (3,95mg/l);

Nước mặn (tổng khoáng hóa >1000mg/l) phân bố trong phần diện tích còn lại trong phạm vi của tỉnh chủ yếu ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, thành phố Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự và thị xã Sa Đéc (tổng diện tích khoảng 2.069,1km2 chiếm khoảng 61,3% tổng diện tích tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên) loại hình hóa học thường gặp là Clorua - Natri Magie; Clorua - Natri và Clorua - Natri Canxi Magie như hình 2.8.

Nước tầng này có một số chỉ tiêu hóa học như trong bảng 2.17.

Bảng 2.17. Thành phần hóa học đặc trưng của nước mặn của tầng chứa nước qp2-3 STT Các chỉ tiêu cơ bản Đơn vị

tính

Giá trị giới hạn theo QCVN09: 2008/BTNMT Kết quả (từ ÷ đến) 1 Cặn sấy khô ở 1050C mg/l 1.500 1.212 ÷ 4.627 2 pH 5,5 ÷ 8,5 6,9 ÷ 7,5 3 NH4+ mg/l 0,1 0,00 ÷ 0,00 4 Cl- mg/l 250 592,02 ÷ 2.392,88 5 SO42- mg/l 400 1,92 ÷ 576,36 6 NO3- mg/l 15 1,16 ÷ 1,80 7 NO2- mg/l 1 0,00 ÷ 0,13

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích chất lượng nước thuộc dự án “lập Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

Nước có màu vàng nhạt; trong diện phân bố của chúng đã có dấu hiệu bị nhiễm phèn, ngoài ra nước đã có dấu hiệu bị nhiễm Mangan và vi khuẩn Coliform, E. Coli cụ thể như sau:

Nồng độ anion Sunfat SO42- vượt quá giá trị giới hạn cho phép gặp tại xã An Phong, Thanh Bình (576,36 mg/l);

Dấu hiệu bị nhiễm Mangan (vượt quá giá trị tiêu chuẩn 0,5mg/l) gặp tại xã An Phong, Thanh Bình (1,9mg/l);

Lượng vi khuẩn Coliform vượt quá giá trị tiêu chuẩn (3 MPN/100ml) xuất hiện tại xã An Phong, Thanh Bình (15 MPN/100ml);

d) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tíchPleistocen dưới (qp1)

Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp toàn tỉnh không lộ ra trên mặt, là tầng chứa nước có áp nằm trực tiếp dưới các thành tạo địa chất rất nghèo nước Pleistocen dưới (amQ11).

Bảng 2.18. Thành phần hóa học nước của tầng chứa nước qp1 STT Các chỉ tiêu cơ bản Đơn

vị tính

Giá trị giới hạn theo QCVN09:2008/BTNMT Kết quả (từ ÷ đến) 1 Cặn sấy khô ở 1050C mg/l 1.500 402 ÷ 3.267 2 pH 5,5 ÷ 8,5 7,41 ÷ 7,82 3 NH4+ mg/l 0,1 0,00 ÷ 0,00

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w