Khả năng ngăn ngừa, khắc phụ cô nhiễm nước dưới đất

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 139)

4. Phân vùng quy hoạch

3.5.2. Khả năng ngăn ngừa, khắc phụ cô nhiễm nước dưới đất

Để ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy giảm nguồn nước cần có chính sách, quản lý, đầu tư và công nghệ.

Về chính sách và thể chế:

• Đã ban hành Luật tài nguyên nước, các văn bản hướng dẫn thi hành: có đủ các quy định trách nhiệm cho các cấp.

• Đã có chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước tầm nhìn đến năm 2025. • Đã có các định mức thông tư, kỹ thuật, đơn giá tài nguyên nước.

• Đã có Thông tư liên tịch số 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 05/12/2008 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước.

• Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường Ban hành Quy định Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

• Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng;

• Ngoài ra còn có các Nghị quyết của Chính phủ có các nội dung tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước.

• Như vậy về cơ bản hệ thống pháp luật và chính sách là tương đối đầy đủ để quản lý tài nguyên nước dưới đất.

Về đầu tư:

Các năm gần đây Trung ương và tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để công tác quản lý tài nguyên nước ngày càng được cải thiện.

Về kỹ thuật, công nghệ:

Hiện nay các kỹ thuật trong quản lý, giám sát đã phát triển hoàn toàn có thể đáp ứng được việc ngăn ngừa ô nhiễm, khắc phục nguồn nước:

Giám sát nguồn nước: có các thiết bị quan trắc tự động, hoạt động online, camera giám sát, hệ thống hạ tầng kỹ thuật truyền tin theo nhiều hình thức: sóng Radio, vệ tinh, GPRS, internet.

Đánh giá tài nguyên nước: đang sử dụng các phần mềm quản lý tính toán, lưu trữ số liệu kết hợp với GIS, GPS, hoàn toàn biết được vị trí chính xác từng vị trí.

Thiết bị, công nghệ xử lý nước: các loại hóa chất xử lý tạm thời, sản xuất trong nước, thiết bị xử lý nước, có hạ tầng thu gom.

3.5.3. Khả năng đáp ứng mục đích sử dụng nước

Bảng so sánh dưới đây nhằm đánh giá khả năng nguồn nước dưới đất đáp ứng mục đích sử dụng nước. Kết quả cho thấy, nhìn chung chất lượng nước dưới đất trong 4 tầng chứa nước triển vọng được lựa chọn đưa vào quy hoạch là tốt và phù hợp cho các mục đích sử dụng nước. So sánh với các chỉ tiêu chất lượng nước thuộc QCVN 09:2008 về quy chuẩn chất lượng nước dưới đất cho thấy hầu hết các nồng độ các chất trong 4 tầng triển vọng đều nằm trong giới hạn cho phép. Ngoại trừ một số khu vực mẫu nước dưới đất phân tích có dấu hiệu của ô nhiễm chất hữu cơ. Tuy nhiên, do số lượng mẫu phân tích trong dự án chưa đủ đại diện để nhận định toàn bộ khu vực ô nhiễm chỉ là khuyến cáo khu vực đáng lưu tâm hơn các vùng khác về vấn đề ô nhiễm hữu cơ và vi lượng như vấn đề ô nhiễm NO2- ở tầng qp2-3 ở vùng I, Cl- ở vùng I tại cả 3 tầng qp2-3, n21 và n13 và dấu hiệu Mn vượt quá QCVN 09:2008 ở xã An phong, Phong Hoà.

STT Các chỉ tiêu qp2-3 n22 n21 n13 Ghi chú Vùng I Vùng II Vùng I Vùng II Vùng I Vùng II Vùng I Vùng II Tiểu vùng IIa Tiểu vùng IIb Tiểu vùng IIa Tiểu vùng IIb Tiểu vùng IIa Tiểu vùng IIb Tiểu vùng IIa Tiểu vùng IIb 1 PH + + + + + + + + + + + + 2 Độ cứng + + + + + + + + + + + + 3 NO3- + + + + + + + + + + + + 4 NO2- - + + + + + + + + + + + cần lưu ý xã Phú Hiệp, Tinh Thới (đối với tầng n21) và Phường 1 ở TP. Cao Lãnh (đối với tầng n13), tầng qp2-3 thuộc vùng I, hàm lượng NO2- ở đã vượt quá TCVN09 -2008/BTNMT vì vậy cần có những biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời. 5 Cl- - + + + + + + + - - + + lưu ý xã N9Vĩnh Thới

huyện Lai vung, đây là vị trí có hàm lượng Cl- vượt giới hạn cho phép. - Riêng vùng qui hoạch vùng I, cả 3 tầng chứa nước triển vọng còn lại gồm qp2-3, n21 và n13 đều cho thấy hàm lượng Cl-

STT Các chỉ tiêu qp2-3 n22 n21 n13 Ghi chú Vùng I Vùng II Vùng I Vùng II Vùng I Vùng II Vùng I Vùng II Tiểu vùng IIa Tiểu vùng IIb Tiểu vùng IIa Tiểu vùng IIb Tiểu vùng IIa Tiểu vùng IIb Tiểu vùng IIa Tiểu vùng IIb

vượt giới hạn cho phép (QCVN09 -

2008/BTNMT) - Đối với vùng qui hoạch Vùng II , cần lưu ý tầng n21 thuộc xã phú hiệp, huyện Tam Nông và tầng n13 thuộc thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh có dấu hiệu Cl-

vượt quá giới hạn

6 NH4+ + + + + + + + + + + + +

7 Mn + + + + + + + + + + + +

lưu ý xã An phong, Phong Hoà của các tầng chứa qp2-3 và n21, 2 hàm lượng mangan có dấu hiệu vượt QCVN09 - 2008/BTNMT 8 As + + + + + + + + + + + + 9 Coliform + + + + + + + + + + + + Cần lưu ý các xã Tân Thành,Phong Hoà, An Phong, Hoà Long có dấu hiệu nồng độ Coliform vượt QCVN 09 - 2008/BTNMT.

Ghi chú: (+): Đạt QCVN 09:2008 đối với chỉ tiêu so sánh tương ứng

3.6. Xác định các vấn đề liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ nướcdưới đất trong kỳ quy hoạch dưới đất trong kỳ quy hoạch

Quy hoạch quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên NDĐ nói chung sẽ tập trung giải quyết các vấn đề dưới đây được sắc xếp theo trình tự ưu tiên:

3.6.1 Các vấn đề về điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo, thông tin tàinguyên nước nguyên nước

Vấn đề 1. Tiềm năng NDĐ chưa điều tra, đánh giá đúng mức

Hiện nay, Bộ TN&MT đã ban hành quy định về việc điều tra, đánh giá tài nguyên NDĐ (Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT, ngày 04 tháng 09 năm 2007). Theo quyết định này thì tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện được một dự án “Đánh giá nguồn nước dưới đất vùng Lai Vung - Châu Thành tỉnh Đồng Tháp năm 2008”.

Vấn đề 2. Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên NDĐ

Các yếu tố tác động đến tài nguyên NDĐ rất nhiều và đa dạng. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng thì những vấn đề sau đây cần quan tâm nhất:

Các yếu tố tự nhiên:

Nghiên cứu, đánh giá tác động và dự báo ảnh hưởng của khí hậu đến nguồn NDĐ như: xâm nhập mặn, lũ lụt, nước biển dâng...

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác sử dụng đến tài nguyên NDĐ (khai thác nước mặn để nuôi trồng thủy sản, tưới...).

Các yếu tố nhân tạo:

Chưa kiểm kê, đánh giá hiện trạng khai thác NDĐ theo định kỳ.

Rà soát, thống kê lập danh mục, kế hoạch xử lý, trám lấp giếng các lỗ khoan không sử dụng có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn NDĐ.

Chưa xác định cụ thể trữ lượng có thể khai thác của từng tầng chứa nước tại từng địa phương, theo các nghiên cứu đúng quy trình và quy phạm.

Chưa xác định mật độ khai thác hợp lý ở từng tầng chứa nước, phân vùng khai thác, vùng hạn chế khai thác.

Vấn đề 3. Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, nhiễm mặn, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn NDĐ và lập danh mục các nơi nguồn NDĐ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.

Đây là nhiệm vụ thực hiện của các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên NDĐ theo chuyên đề dự án được thực hiện nhằm giải quyết các nhiệm vụ có tính cấp bách hoặc nhiệm vụ chuyên môn có tính đặc thù liên quan đến công tác quản lý, khai thác

sử dụng, phát triển và bảo vệ, phòng tránh suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên NDĐ. Đánh giá, dự báo diễn biến của tài nguyên NDĐ và đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng NDĐ đến môi trường.

Cụ thể:

Nghiên cứu cơ chế xâm nhập và dự báo cho các tầng chứa nước triển vọng ở các vùng có nhu cầu khai thác đang gia tăng mạnh.

Nghiên cứu cơ chế gây ô nhiễm nguồn NDĐ từ các vùng chuyên canh (rau xanh).

Nghiên cứu quy trình và đề xuất giải pháp chống cạn kiệt nguồn NDĐ do khai thác tập trung bằng bổ sung nhân tạo.

Lập danh mục các nơi nguồn NDĐ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.

Nghiên cứu quy trình công nghệ và sản xuất thiết bị lọc nước lợ - mặn thành nước nhạt phù hợp điều kiện Việt Nam.

Vấn đề 4. Điều tra. đánh giá, cảnh báo, dự báo các diễn biến bất thường về tài nguyên nước NDĐ, các tác hại do nước gây ra.

Cần thiết phải nhanh chóng hoàn thiện mạng quan trắc tài nguyên môi trường tại các địa phương và vận hành theo đúng quy trình công nghệ. Cụ thể:

Tiếp tục vận hành mạng quan trắc, giám sát diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn NDĐ.

Thực hiện việc ra thông báo tình hình diễn biến số lượng, chất lượng tài nguyên NDĐ hằng năm.

Xác định phạm vi, mức độ áp dụng các biện pháp bảo vệ NDĐ cụ thể đối với vùng và từng địa bàn hành chính.

Đánh giá diễn biến nguồn NDĐ, tình hình thực tế về số lượng, chất lượng các nguồn NDĐ và khai thác, sử dụng NDĐ để định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung mức độ, chế độ phù hợp.

Vấn đề 5. Tạo lập cơ sở dữ liệu tài nguyên NDĐ và chia sẻ thông tin giữa các ngành, các địa phương liên quan cũng như các tỉnh giáp ranh và Trung ương

Tại tỉnh Đồng Tháp, công tác ứng dụng công nghệ thông tin và vi tính hoá đã được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này thực hiện theo giao thức cũ không tương thích với hệ thống GIS ngày nay nên việc tiếp cận rất khó khăn, đặc biệt là chia sẻ thông tin. Như vậy, cho đến nay tình hình thực hiện CSDL tài nguyên nước cần lưu ý các vấn đề sau:

Chuẩn bị hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên NDĐ, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo tích hợp với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương.

Chia sẻ thông tin về tài nguyên nước giữa các ngành.

Tóm lại, cần thiết phải có hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất từ Bộ TN&MT đến các địa phương và đào tạo người quản lý sử dụng.

3.6.2. Các vấn đề về quản lý cấp phép, thanh tra và kiểm tra

Vấn đề 6. Cấp phép các loại

Cần thiết rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khoan thăm dò, khai thác NDĐ không có giấy phép hoặc chưa đăng ký.

Cần phát huy vai trò của nhân dân, cộng đồng và chính quyền địa phương cấp cơ sở, nhất là cán bộ địa chính xã trong việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khoan, thăm dò, khai thác NDĐ không có giấy phép hoặc chưa đăng ký.

Nên định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các phương tiện thông tin.

Cần giải quyết dứt điểm việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình khai thác NDĐ để có thể đưa vào quản lý theo quy định.

Vấn đề 7. Công tác kiểm tra và thanh tra

Các địa phương cần xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất. Đặc biệt là các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước lớn, các công trình có quy mô khai thác, chiều sâu giếng lớn và đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, nhiễm mặn rất cao.

Kiên quyết xử lý vi phạm, nhất là các vi phạm về việc không thực hiện xử lý trám lấp các lỗ khoan không sử dụng, các vi phạm về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ NDĐ theo quy định.

3.6.3. Các vấn đề về thể chế, năng lực quản lý

Vấn đề 8. Rà soát và ban hành các văn bản pháp quy phù hợp với tình hình thực tế.

Cần rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, đặc biệt là cơ chế. chính sách trong việc khai thác, sử dụng đảm bảo tiết

kiệm, hiệu quả, bền vững dự trữ lâu dài. Trong đó, ưu tiên sử dụng NDĐ để cấp cho sinh hoạt và các lĩnh vực sản xuất quan trọng của tỉnh.

Cần có cơ chế, chính sách cụ thể trong việc thực hiện:

Các biện pháp bảo vệ tài nguyên NDĐ gắn với bảo vệ môi trường các quy định cụ thể về khai thác;

Sử dụng và bảo vệ nguồn NDĐ trên phạm vi tỉnh; Mối quan hệ với các địa phương lân cận.

Cần có giải pháp cấp nước lâu dài cho khu vực khó khăn về nguồn nước.

Vấn đề 9. Tăng cường năng lực, thiết bị cho công tác quản lý

Cần có chương trình, kế hoạch cụ thể để bổ sung biên chế, tuyển dụng cán bộ có trình độ, năng lực và chuyên môn phù hợp, kết hợp với công tác đào tạo, tập huấn hoặc đào tạo lại.

Cần có kế hoạch, chương trình tăng cường trang thiết bị, công cụ phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước ở cấp Sở, đặc biệt là việc áp dụng và sử dụng các công cụ kỹ thuật số, các mô hình số phục vụ việc đánh giá, dự báo, các công cụ ứng dụng công nghệ GIS, xử lý, phân tích ảnh viễn thám và các thiết bị phục vụ kiểm tra tại hiện trường.

3.6.4. Các vấn đề về truyền thông

Vấn đề 10. Chưa đề cao và đầu tư đúng mức hoạt động truyền thông.

Chưa đề cao việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ cấp cơ sở, chú trọng đối với cấp huyện, cấp xã, nhất là cán bộ địa chính xã.

Chưa đề cao việc xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên cùng với việc bồi dưỡng, đào tạo trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền và kiến thức cơ bản về tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước.

Chưa đề cao việc truyền thông - giáo dục, vận động tuyên truyền tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng tham gia, đóng góp sức người, kinh phí để cùng với nhà nước thực hiện khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên nước.

Chưa đề cao việc thực hiện truyền thông trên quy mô rộng rãi, thường xuyên dưới các hình thức, phương tiện truyền thông và sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư.

Chưa xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư cấp cơ sở trong việc tham gia giám sát các hoạt động

khoan giếng, thăm dò, khai thác NDĐ và thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên NDĐ trên địa bàn.

3.6.5. Các vấn đề về nguồn lực tài chính

Vấn đề 11. Các nguồn vốn phục vụ cho việc cấp nước, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước NDĐ

Các địa phương thuộc tỉnh Đồng Tháp cần một nguồn vốn khá lớn trong khi ngân sách có hạn nên phải có cơ chế phù hợp để đa dạng hoá hình thức đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Do vậy, cần phải có chương trình thực hiện cụ thể, dài hơi để công khai danh mục các công trình và mời gọi các nhà đầu tư. Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính để vay vốn đầu tư. Đặc biệt, phải hết sức tranh thủ nguồn vốn ODA (có lãi suất thấp và thời gian trả nợ lâu) và các nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của các tổ chức nước ngoài.

Cần có có các chương trình. Dự án, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm để đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý tài nguyên nước, tăng cường trang thiết bị phục vụ quản lý.

Cần có các chương trình, dự án cụ thể để huy động các nguồn vốn vay ODA. Cần khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 139)