Khai thác sử dụngnước dưới đất tràn lan đang gây ra tình trạng

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 112)

4. Phân vùng quy hoạch

2.6.5. Khai thác sử dụngnước dưới đất tràn lan đang gây ra tình trạng

bền vững trong quản lý, khai thác nguồn nước.

Trong những năm gần đây, tỉnh Đồng Tháp đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về phát triển kinh tế xã hội. Song tình trạng này đang dẫn đến các áp lực lớn cho nguồn nước dưới đất của tỉnh. Các đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp hình thành và phát triển nhanh chóng khiến cho gia tăng mạnh về các hoạt động khai thác tài nguyên nước dưới đất cũng như hoạt động xả nước thải dẫn đến những vấn đề liên quan đến xử lý nước thải, đáp ứng nhu cầu dùng nước. Trong khi đó, các hoạt động khai thác nước dưới đất hiện nay diễn ra tràn lan, thiếu quy hoạch và các biện pháp bảo vệ khiến cho tài nguyên nước dưới đất xuất hiện nhiều nguy cơ gây suy giảm nguồn nước.

Lãng phí, thất thoát trong các hệ thống cấp nước đô thị, nông thôn, công nghiệp, nông nghiệp.

Theo Công ty TNHH MTV cấp nước và MTDT Đồng Tháp tỷ lệ thất thoát lãng phí của toàn Công ty từ năm 2007 đến năm 2012 trung bình là 25,01%.

Theo Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn tỷ lệ thất thoát, lãng phí của các trạm cấp nước do Trung tâm quản lý từ năm 2010 đến 2012 trung bình là 23,78%.

Sử dụng không hợp lý giữa nguồn nước mặt và nước dưới đất.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 10.909giếng khai thác sử dụng nước dưới đất với lưu lượng khai thác là 161.065 m3/ngày đêm, trong đó có 1.592 giếng hỏng hoặc xuống cấp không khai thác, sử dụng.

Tỷ lệ dân số đang được cấp nước dưới đất phục vụ cho sinh hoạt là khá thấp (khoảng 30% tổng dân số). Theo Quy hoạch phát triển kinh - tế xã hội của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015 có 95% và năm 2020 có 97% dân số được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh thì nguồn nước dưới đất chưa chắc đã đáp ứng được toàn bộ nhu cầu này.

Các công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cho nông nghiệp chủ yếu là các giếng khoan tầng nông có độ sâu từ 10 đến 80 m, tầng chứa nước Holocen (qh) với lượng khai thác nước trung bình là 59.113 m3ngày/đêm. Tuy nhiên, đây là tầng chứa nước được xếp vào tầng nghèo nước vì vậy, trong quy hoạch cần có những giải pháp để bảo vệ tầng chứa nước này và tìm nguồn cung cấp mới cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w