Các giải pháp kỹ thuật, khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 175)

4. Phân vùng quy hoạch

5.1.4. Các giải pháp kỹ thuật, khoa họ c công nghệ

a) Giải pháp chung về khai thác phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

Bảo đảm có thể khai thác hiệu quả, ổn định, lâu dài nguồn NDĐ trên toàn vùng với tổng trữ lượng có thể khai thác 148,37 triệu m3/năm.

Bảo đảm cân đối, đáp ứng hài hoà nhu cầu khai thác nguồn NDĐ cấp nước cho sinh hoạt và các nhu cầu khác trên phạm vi từng địa phương.

Bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp bảo vệ tài nguyên NDĐ cụ thể đối với từng khu vực để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm các tầng chứa nước và đáp ứng tiêu chuẩn nguồn nước cấp cho sinh hoạt

Thực hiện các quy định, biện pháp bảo vệ nguồn NDĐ trong các hoạt động khoan, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn NDĐ, xử lý trám lấp các giếng khoan không sử dụng.

b) Giải pháp về công trình

Việc bố trí công trình khai thác, sử dụng nước phải đảm bảo nguyên tắc phân bổ và bảo vệ nguồn nước dưới đất. Đặc biệt bố trí công trình, quy mô công trình phải phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước và đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao. Nước dưới đất phân bố, thành tạo trong các trầm tích lỗ hổng. Do đó, khi đầu tư

công trình khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước trầm tích lỗ hổng cần phải thăm dò nước dưới đất trước khi đầu tư khai thác.

Căn cứ vào chiều sâu phân bố các tầng chứa nước, độ giàu nước, quy mô khai thác và nhu cầu sử dụng nước ở Đồng Tháp, sẽ có 3 quy mô khai thác nước với các kiểu lỗ khoan khai thác khác nhau.

Kiểu 1: Khai thác nước quy mô nhỏ

Khai thác nước quy mô nhỏ hộ gia đình nên sử dụng kiểu lỗ khoan nông, đường kính nhỏ. Cấu trúc bằng ống chống nhựa PVC đường kính 40 - 60 mm, ống lọc dạng khe. Kiểu lỗ khoan này thích hợp đối với vùng sâu với mật độ dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi, tầng chứa nước phân bố nông trong giới hạn 150 m kể từ mặt đất.

Kiểu 2: Khai thác nước tập trung với quy mô trung bình

Khai thác nước tập trung với quy mô trung bình bằng lỗ khoan kết cấu ống thép hoặc ống nhựa uPVC đường kính 60 - 150 mm, ống lọc dạng khe ngang nhựa uPVC 60mm, loại giếng này được thiết kế khai thác với công suất thường dưới 200 m3/ngày đêm. NDĐ sau khi được xử lý sẽ được đưa đến người sử dụng bằng các hệ thống đường ống cấp nước thông thường. Kiểu này có thể dùng cấp nước cho các cụm dân cư quy mô dưới 100 hộ, hoặc các nhà máy, xí nghiệp riêng lẻ nhu cầu sử dụng tương đương.

Kiểu 3: Cấp nước tập trung quy mô công nghiệp

Cấp nước với quy mô công nghiệp cho một cụm, tuyến dân cư hoặc một khu, cụm công nghiệp bằng hệ thống các lỗ khoan kết cấu bằng ống thép hoặc ống nhựa uPVC đường kính 60 và 400mm. Ống lọc inox hoặc ống nhựa uPVC đường kính 60 - 150mm (hoặc lớn hơn), bọc sỏi ở đoạn đặt ống lọc và trám xi măng cách ly ở phần trên, loại giếng này được thiết kế khai thác với công suất thường từ 200 -1.500m3/ngày đêm. NDĐ sau khi được xử lý hoặc không cần xử lý (nếu đạt tiêu chuẩn quy định theo yêu cầu sử dụng) sẽ được đưa đến người sử dụng bằng các hệ thống đường ống cấp nước thông thường.

Yêu cầu kỹ thuật chung.

Nhìn chung ba kiểu giếng trên có thể thay đổi tuỳ thuộc vào độ sâu của tầng chứa nước tại từng vị trí và nhu cầu dùng nước cụ thể mà quyết định chiều sâu lỗ khoan, chiều dài ống lọc, đường kính lỗ khoan và ống lọc….

Các lỗ khoan phải được thiết kế và thi công theo các quy định hiện hành. Các đơn vị thi công phải có giấy phép hành nghề khoan nước. Thiết kế cấu trúc lỗ khoan

phải do các trung cấp, kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước hay Địa chất thủy văn thiết kế.

c) Giải pháp về quan trắc, giám sát tài nguyên nước dưới đất

Quan trắc giám sát nước dưới đất, kiểm soát, giám sát mực nước khai thác tại các tầng chứa nước trong vùng quy hoạch đảm bảo tuân thủ đúng quy định.

d) Giải pháp công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước dưới đất

Trong quan trắc, giám sát tài nguyên nước sử dụng công nghệ tự động và truyền số liệu kỹ thuật số từ các trạm quan trắc về trung tâm quản lý dữ liệu. Công nghệ tự động và truyền số liệu kỹ thuật số là sử dụng các thiết bị quan trắc tài nguyên nước có thể tự ghi và truyền số liệu từ các trạm quan trắc tự động về trung tâm quản lý dữ liệu. Công nghệ này rất thuận tiện đối với các trạm ở vùng sâu, vùng xa và vùng chịu ảnh hưởng của lũ.

Công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) kết hợp với các công cụ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý:

Hiện nay, thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu cũng rất phát triển và đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong việc xác định cao toạ độ (sử dụng GPS 2 hệ), xác định toạ độ bằng thiết bị GPS cầm tay. Các thiết bị này cũng được sử dụng rộng rãi trong việc điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên nước.

Các thiết bị công nghệ trên kết hợp với các công cụ ứng dụng GIS cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; xây dựng các mô hình đánh giá, cân bằng, các phương án khai thác, quy hoạch thuận tiện nhanh chóng và chính xác cao.

Công nghệ đo địa vật lý, công nghệ phân tích ảnh viễn thám:

Công nghệ đo địa vật lý có thể xác định địa tầng địa chất, mức độ chứa nước, phân bố mặn nhạt của tầng chứa nước trên cơ sở kết hợp với các tài liệu khoan thăm dò địa chất thuỷ văn;

Công nghệ phân tích ảnh viễn thám được sử dụng thông qua các tài liệu ảnh viễn thám chụp với độ phân giải cao, tỷ lệ lớn có thể cho phép phân tích giám sát biến đổi chất lượng nước, số lượng nước mặt và thậm chí cả nước dưới đất.

Ứng dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm để tăng hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích tái sử dụng nước trong các hoạt động sản xuất.

Sử dụng các giống cây trồng chịu hạn, đặc biệt đối với các vùng đất gặp khó khăn về nước tưới.

Triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để phòng. chống, giảm nhẹ các tác động của hạn hán.

Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường cho các làng nghề để bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nướcnói riêng.

Thực hiện trám lấp các giếng không sử dụng: hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 1.600 giếng hỏng không sử dụng, để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trong thời gian tới cần phải thực hiện trám lấp các giếng hỏng không sử dụng theo đúng quy trình, quy định đã ban hành tại Quyết định số 14/2007/QĐ-TNMT ngày 04/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 175)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w