4. Phân vùng quy hoạch
4.8.1. Đánh giá hiệu quả quy hoạch
Toàn tỉnh Đồng Tháp có 12 huyện thị xã, thành phố hầu hết đều có sử dụng nước dưới đất khai thác cho các mục đích sinh hoạt, ăn uống và sản xuất, . Các công trình khai thác chủ yếu gồm hai dạng là khai thác tập trung tầng sâu và khai thác đơn lẻ tầng nông với các giếng khoan UNICEF do nhà nước và người dân xây dựng.
Tính đến hết năm 2012 tỉnh Đồng Tháp có 10.909 giếng khoan khai thác nước ngầm với lưu lượng khai thác trung bình 161.065 m3/ngày đêm ( trong đó riêng huyện Hồng Ngự chiếm 33% tổng lưu lượng khai thác). Tuy nhiên việc quản lý khai thác, sử dụng nước ngầm vẫn gặp nhiều khó khăn. Điều này do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất: Khai thác tràn lan, việc khai thác tràn lan không kiểm soát chủ yếu do các hộ dân tự khai thác. Điều đó làm cho hàm lượng tổng độ khoáng hóa trong nước tăng lên, các yếu tố gây ô nhiễm cũng tăng theo dẫn đến ảnh hưởng chất lượng nguồn nước dưới đất. Mặt khác, do nhận thức về vai trò quan trọng của nước dưới đất còn chưa cao, nên việc bảo vệ các nguồn khai thác nước dưới đất chưa được chú trọng. Tình trạng khai thác tràn lan sẽ gây sụt giảm mực nước ngầm.
Thứ hai: Tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh kéo theo nhu cầu khai thác nước dưới đất cũng tăng nhanh. Các vấn đề về bảo vệ nguồn nước ngầm chưa được chú trọng xem xét một cách đầy đủ và đúng đắn. Bên cạnh đó các khu. cụm công nghiệp còn thiếu hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải. Nước thải từ các nhà máy công nghiệp thường mang theo hàm lượng kim loại nặng tăng cao, khi thải ra môi trường không qua xử lý (hoặc xử lý chưa hết) gây ô nhiễm cho môi trường nước xung quanh. Quá trình này kéo dài dẫn đến sự ô nhiễm cho nguồn nước dưới đất khi hàm lượng các kim loại nặng theo nước mặt ngấm xuống nước dưới đất. Ngoài ra, để chạy theo lợi nhuận kinh tế trước mắt, hiện tượng khai thác nước dưới đất ồ ạt và thường là không kiểm soát hoặc kiểm soát không hết, làm nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất tăng nhanh.
Qua quy hoạch quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất nghiên cứu các vấn đề về nước một cách đầy đủ, đúng đắn:
Điều tra, đánh giá đúng mức tiềm năng nước dưới đất;
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất như: xâm nhập mặn, nước biển dâng, việc khai thác nước mặn cho nuôi trồng thủy sản;
Điều tra, đánh giá tình hình nhiễm mặn, ô nhiễm. suy thoái và cạn kiệt nguồn nước dưới đất và lập danh mục các nơi ô nhiễm, suy thoái có nguy cơ cạn kiệt;
Điều tra, đánh giá, cảnh báo, dự báo các diễn biến bất thường và tác hại; Tạo lập cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước dưới đất phục vụ công tác quản lý. Vì vậy, việc Quy hoạch quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ đóng góp những yếu tố tích cực về kinh tế - xã hội, môi trường và thông tin phục vụ ra quyết định trong quản lý tài nguyên nước nhằm giảm thiểu những khó khăn nêu trên. Đồng thời là nguồn thông tin phục vụ ra quyết định trong quản lý nguồn nước, phục vụ cung cấp thông tin cho các ngành kinh tế - xã hội liên quan đến khai thác sử dụng nước,
nhằm phục vụ công tác bảo vệ nguồn nước trước nguy cơ gây ô nhiễm, cạn kiệt, suy thoái nguồn nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.