Định hướng phát kinh tế-xã hội đến năm 2020

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 29)

4. Phân vùng quy hoạch

1.2.2. Định hướng phát kinh tế-xã hội đến năm 2020

Trên cơ sở Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tỉnh Đồng Tháp hàng năm đã đưa ra Nghị quyết cho việc phát triển kinh tế của tỉnh trong năm tiếp theo và cho cả giai đoạn. Theo đó dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 với mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu:Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8%; GDP bình quân đầu người đạt 27,5triệuđồng (tương đương 1.302 USD/người/năm). Sản lượng lúa trên 3,1 triệu tấn; sản lượng thuỷ sản nuôi452.000 tấn. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4.100 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49,3% (đào tạo nghề đạt 34,4%). Tạo việc làm cho 30.000 lao động; giảm 2,0% tỷ lệ hộ nghèo. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụngnước hợp vệ sinh đạt 88%.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 được cụ thể hóa như sau:

a. Mục tiêu cụ thể:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt từ 13,0%/năm giai đoạn 2011-2015 (khu vực nông nghiệp tăng 6%/năm, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 19,5%/năm, khu vực thương mại-dịch vụ tăng 15%/năm) và tăng 12,4%/năm giai đoạn 2016-2020 (khu vực nông nghiệp tăng 6%/năm, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 15,2%/năm, khu vực thương mại-dịch vụ tăng 14,1%/năm).

• GDP bình quân đầu người đạt trên 1.500 USD năm 2015 và trên 2.900 USD năm 2020.

• Cơ cấu kinh tế năm 2015 là: khu vực nông nghiệp 37%, khu vực công nghiệp-xây dựng 30%, khu vực thương mại-dịch vụ là 33%; đến năm 2020 là: khu vực nông nghiệp 28,5%, khu vực công nghiệp-xây dựng 36,5%, khu vực thương mại-dịch vụ 35,0%.

• Kim ngạch xuất khẩu đạt 650 triệu USD năm 2015 và 1.350 triệu USD năm 2020, tăng bình quân 11,7%/năm.

• Thu ngân sách trên địa bàn đạt 9-11% GDP/năm; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 12%/năm.

• Tổng dư nợ tăng bình quân hàng năm từ 25-30%; trong đó: dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 25% trong tổng dư nợ.

• Huy động vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt 29-31%/GDP.

• Phát triển nhanh, đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đến năm 2020 mật độ đường ô tô đạt 1,0-1,3 km/km2.

Về văn hóa - xã hội:

• Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,0%/năm.

• Đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học phổ thông sau năm 2015; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,5% vào năm 2015 và đạt 69% vào năm 2020. Tốc độ đổi mới công nghệ phấn đấu đạt bình quân 17% -21%/năm.

• Hạn chế và giảm đáng kể các bệnh nhiễm vi rút HIV/AIDS và các dịch bệnh khác. Phấn đấu năm 2015, đạt 6,0 bác sĩ và 24 giường bệnh/1vạn dân; năm 2020 đạt 8,0 bác sĩ và 26 giường bệnh/1 vạn dân; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 16,6% năm 2015 và 15% năm 2020.

• Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn có trên 98% gia đình văn hóa và trên 80% phường xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn văn hóa; có khoảng 35% dân số tập thể dục thể thao thường xuyên với khoảng 25% gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao.

• Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 2% (theo chuẩn mới). • Tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 32,8% năm 2015 và 38% vào năm 2020. • Phấn đấu số xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2015 là 30 xã và 60 xã

vào năm 2020.

• Bảo đảm vững chắc an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng, phát triển, giữ vững tuyến biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

Về môi trường:

• Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95% năm 2015 và 97% năm 2020; tỷ lệ hộ dân khu vực thành thị sử dụng nước sạch đạt 97% năm 2015 và 100% năm 2020.

• Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom và xử lý năm 2015 đạt 90%, năm 2020 đạt 95%; tỷ lệ rác thải y tế được xử lý năm 2015 đạt 100%; tỷ lệ nước thải tập trung được xử lý năm 2015 đạt 36%, năm 2020 đạt 63%. • Phấn đấu đạt 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch hoặc

được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường năm 2015.

b. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn:

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả; gắn với đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng thâm canh, chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao trên quy mô tập trung và từng bước tiến hành tiêu chuẩn hóa hệ thống nuôi trồng, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trường và đạt hiệu quả sản xuất ổn định.

Ổn định diện tích canh tác lúa 195.000 ha (không bao gồm bờ vùng, bờ thửa), hình thành các vùng chuyên sản xuất lúa trên quy mô tập trung. Phát triển các hệ thống canh tác rau màu và cây công nghiệp hàng năm. Phát triển kinh tế vườn với quy mô 28.600 ha canh tác, tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh về thương hiệu và hiệu quả sản xuất.

Diện tích đất rừng sản xuất 7.526 ha, đất rừng phòng hộ 1.335 ha (đất rừng đặc dụng 7.219 ha được chuyển sang đất khu bảo tồn thiên nhiên 7.106 ha và đất khu du lịch 203 ha), tập trung trồng mới cây phân tán.

Xây dựng, phát triển nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo các tiêu chí nông thôn mới, năm 2015 có 30 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại đạt ít nhất 50% tiêu chí theo quy định của Chính phủ, năm 2020 có 60 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Khuyến khích góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để thành lập hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp ở nông thôn, mỗi huyện đạt ít nhất 01 mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại vào năm 2015, nhân rộng cho những năm tiếp theo.

Công nghiệp-xây dựng:

Phát triển khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân duy trì ở mức cao và là đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, đồng thời chú trọng các ngành, lĩnh vực Tỉnh có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý.

Tập trung đầu tư phát triển nhanh, hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt, gắn liền với xây dựng các công trình xử lý chất thải, trồng cây xanh, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp của các khu, cụm công nghiệp. Định hướng đến năm 2020, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp tập trung và 32 cụm, tuyến công nghiệp được xây dựng với tổng diện tích đất quy hoạch trên 4.626 ha (kể cả trong khu kinh tế cửa khẩu).

Nâng cao chất lượng, hiệu quả, quy mô ngành xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và vươn ra ngoài tỉnh.

Thương mại và dịch vụ:

Phát triển khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ với sự tham gia của các thành phần kinh tế, gắn liền với việc mở rộng giao thương với các tỉnh, thành trong nước và tỉnh bạn Preyveng - Vương quốc Campuchia; khai thác, phát huy đạt hiệu quả cao tiềm năng kinh tế biên giới đất liền, đi đôi với việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài, tăng nhanh xuất khẩu.

Ngành du lịch tăng cường liên kết với các tỉnh thành trong nước và ngoài nước, tạo thuận lợi thu hút khách du lịch vào các khu du lịch sinh thái, du khảo văn hóa (khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu du lịch Xẻo Quít, khu di tích Gò Tháp, Vườn quốc gia Tràm Chim, du lịch biên giới); xây dựng các sự kiện, lễ hội du lịch; hình thành 3

cụm du lịch: cửa khẩu biên giới, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và 5 tuyến du lịch nội tỉnh, liên kết xây dựng các tuyến du lịch với các nước.

Phát triển đa dạng và đồng bộ các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao.

Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

Về giao thông:

Hệ thống đường giao thông Quốc gia trên địa bàn: xây dựng, nâng cấp các tuyến đường Quốc gia trên địa bàn đạt tiêu chuẩn cấp III, một số tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II và cấp IV, mặt bê tông nhựa. Gồm các tuyến: QL 30, QL 54, QL 80, đường Hồ Chí Minh, tuyến N1, cao tốc Cần Thơ- Hồ Chí Minh, đường cao cấp An Hữu-Cao Lãnh, QL 30 B, QL 80 B. Xây dựng cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống.

Hệ thống đường tỉnh: Nâng cấp một số tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt nhựa rộng 9 m.

Nâng cấp các tuyến đường cấp huyện và liên xã, phát triển đồng bộ các tuyến đường đô thị.

Các luồng tuyến chính của vùng ĐBSCL trên địa bàn: nạo vét, mở rộng đáy luồng theo chuẩn tắc luồng tàu quy định cho 5 luồng tuyến chính của vùng ĐBSCL đi qua địa bàn tỉnh.Trong đó, tuyến sông Tiền, sông Hậu đảm bảo cho tàu trọng tải đến 5.000 tấn lưu thông, các tuyến còn lại cho tàu, sà lan từ 200 - 600 tấn lưu thông.

Các tuyến nội tỉnh chính: nạo vét luồng chạy tàu theo chuẩn tắc luồng cho 6 tuyến nội tỉnh chính, đảm bảo cho tàu tự hành, sà lan, tàu kéo trọng tải từ 100-600 tấn lưu thông.

Bến cảng: đầu tư nâng cấp các cảng trên địa bàn đảm bảo tiếp nhận tàu có tải trọng 3.000-5.000 tấn.

Bến thủy nội địa: định hình hóa về quy mô theo các tiêu chí: khả năng hàng tác nghiệp thông qua 100-150-200.000 tấn/năm;

Đầu tư, nâng cấp cảng hành khách, bến tàu, bến đò ngang sông đúng cấp kỹ thuật, đảm bảo tính kịp thời, an toàn cao.

Về thuỷ lợi:

Đầu tư và hoàn thiện các kênh trục dẫn nước, thoát lũ vùng Đồng Tháp Mười; các kè, bờ bao bảo vệ thành phố, thị xã, thị trấn; hệ thống kiểm soát lũ vườn cây ăn trái gắn với hệ thống kiểm soát lũ của tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cấp,

sửa chữa, cải tạo hệ thống nội đồng, phấn đấu đến 2020 có trên 90% diện tích canh tác được tưới bằng bơm điện.

Về cấp điện, cấp, thoát nước và xử lý nước thải:

Xây dựng các công trình điện theo quy hoạch, đảm bảo nguồn điện đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của dân cư. Tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các đô thị, khu dân cư nông thôn, đảm bảo theo yêu cầu nước cho sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải, đặc biệt là tại khu đô thị, khu cụm công nghiệp.

Về thông tin liên lạc:

Phát triển mạng thông tin liên lạc hiện đại; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Về giáo dục và đào tạo:

Phát triển giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để mọi người dân được đi học và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, hoàn thành việc kiên cố hóa trường, lớp học trước năm 2015; trường đạt chuẩn quốc gia ở mầm non 15%, tiểu học 25%, trung học cơ sở 30%, trung học phổ thông 50% vào năm 2015, đạt theo thứ tự trên vào năm 2020 là: 30%, 60%, 50% và 80%.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng và xã hội hóa; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,5% (đào tạo nghề 40%) vào năm 2015 và đạt 69% (đào tạo nghề 50%) vào năm 2020.

Về khoa học - công nghệ và môi trường:

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoa học công nghệ cùng với việc mở rộng hợp tác về khoa học công nghệ, nhằm nâng cao nguồn lực khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ cải thiện trình độ công nghệ và tiêu chuẩn hóa cho các doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn có mặt hàng sản xuất chủ lực trên địa bàn tỉnh, bước đầu tiến hành thủ tục xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản đặc thù có thế mạnh của Tỉnh. Phấn đấu tốc độ đổi mới công nghệ toàn xã hội đạt 17%-21%/năm.

Tăng cường công tác quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm, phòng chống sự cố môi trường tại khu vực đô thị, các khu cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề, vùng nuôi trồng thuỷ sản, khu giết mổ gia súc - gia cầm, các cụm, tuyến dân cư tập trung. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Về dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân:

Nâng cao chất lượng dân số, thể chất con người đạt được các chỉ số về tầm vóc, thể lực và tuổi thọ của con người Việt Nam. Duy trì mức sinh hợp lý theo quy mô gia đình ít con (có 01 hoặc 02 con), tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2011-2020 duy trì ở mức 1,0%/năm.

Phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng dự phòng tích cực và chủ động; đảm bảo mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; giảm tỷ lệ mắc bệnh, không để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở theo chuẩn quốc gia nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo thực hiện tốt chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã, hạn chế dần tình trạng luôn quá tải ở tuyến trên.

Về văn hóa và thể dục - thể thao:

Phát triển văn hoá vì mục tiêu xây dựng con người mới, với chất lượng các hoạt động văn hóa, phương tiện vui chơi giải trí được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Phát triển phong trào thể dục, thể thao trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, tăng thêm nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất thể dục thể thao. Phấn đấu đến 2015 đạt 31% dân số tập thể dục thể thao thường xuyên, 23,2% số gia đình thể thao; đến 2020 đạt 35% dân số tập thể dục thể thao thường xuyên, 25% số gia đình thể dục thể thao.

Về giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội:

Thực hiện tích cực, hiệu quả công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và an

Một phần của tài liệu DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 29)