4. Phân vùng quy hoạch
4.8.2. Đánh giá tác động môi trường
a) Phân tích quy hoạch
Qua công tác điều tra quy hoạch khai thác, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thấy được các vấn đề về trữ lượng và chất lượng nước dưới đất. Khi thực hiện quy hoạch đã chỉ ra các vấn đề về kinh tế - xã hội và môi trường.
Hiện trạng khai thác, sử dụng và tình hình phân bổ tài nguyên nước dưới đất cho các mục đích sử dụng. Qua đánh giá hiện trạng cho thấy tổng lượng nước khai thác toàn tỉnh là 161.065 m3/ngày đêm. Cụ thể:
Nước dùng cho sinh hoạt chiếm 42,5% tổng lưu lượng khai thác;
Nước dùng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 36,7% tổng lưu lượng khai thác; Nước dùng cho chăn nuôi chiếm 0,1% tổng lưu lượng khai thác;
Nước dùng cho sản xuất công nghiệp chiếm 15% tổng lưu lượng khai thác. Nước dùng cho nuôi trồng thủy sản chiếm 5,7% tổng lưu lượng khai thác. Tính toán, đánh giá trữ lượng tiềm năng và có thể khai thác trên toàn tỉnh. Khoanh vùng các khu vực khai thác và trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất (vùng cho phép khai thác, vùng hạn chế và vùng cấm khai thác).
Dự báo diễn biến nhu cầu sử dụng nước cho các ngành nghề và khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nước dưới đất.
Sự biến động về trữ lượng và chất lượng nước tại các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, làng nghề theo quy hoạch.
Ảnh hưởng của Quy hoạch đến các hoạt động sản xuất và đời sống người dân. Khi thực hiện quy hoạch cần lấy ý kiến đối các cơ quan đơn vị liên quan như: Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ban, ngành khác có liên quan.
b) Phân tích điều kiện tự nhiên, môi trường và đánh giá diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch
Đồng Tháp là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi dày đặc. Điều đó đem lại cho tỉnh nhiều thuận lợi nhưng cũng mang theo nhiều thách thức. Điển hình là điều kiện tự nhiên có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa gây nhiều khó khăn nhưng lại đem đến nguồn lợi về thủy hải sản, phù sa cho trồng trọt,
những năm lũ lớn nước sẽ ngấm trực tiếp từ các giếng khoan xuống các tầng chứa nước, nhất là các giếng khoan nhỏ lẻ, hộ gia đình. Do đó ảnh hưởng tới trữ lượng, chất lượng của cả nguồn nước mặt và nước ngầm.
Tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng tỉnh Đồng Tháp có trữ lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất diễn ra thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên nước dưới đất chưa được đặt lên hàng đầu. Mặt khác ý thức về bảo vệ tài nguyên nước của người dân chưa cao, còn nhiều lãng phí trong sử dụng. Việc xả thải vào nguồn nước, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật... làm ô nhiễm môi trường nước mặt nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất tăng cao.
Do đó cùng với xu hướng phát triển kinh tế, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất cũng tăng. Nếu không có sự quy hoạch đồng bộ trongkhai thác, sử dụng, phân bổ và bảo vệ nước dưới đất sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn như: không đảm bảo nhu cầu nước cho các ngành kinh tế - xã hội; các nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất do phát triển công nghiệp đô thị ồ ạt; sụt giảm mực nước và trữ lượng nước dưới đất, kèm theo đó là hiện tượng sụt lún nền địa chất vốn đã rất yếu gây ảnh hưởng về nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội.
* Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển được đề xuất trong quy hoạch; so sánh với các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường quốc gia
Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Đồng Tháp theo phương án lựa chọn được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau:
Quản lý, bảo vệ để bảo đảm có thể khai thác hiệu quả, ổn định và bền vững nguồn NDĐ(quản lý về lưu lượng, chiều sâu mực nước, tầng chứa nước khai thác).
Vùng cấm, vùng hạn chế khai thác. Những nơi lượng nước dưới đấtkhai thác lớn hơn 17,50% trữ lượng khai thác tiềm năng phải hạn chế khai thác. Các tầng chứa nước khai thác có tầng chứa nước mặn nằm kề, cần hạn chế khai thác tập trung và tổng lượng khai thác khu vực không vượt quá 17,50% trữ lượng khai thác tiềm năng.
Quản lý khai thác nguồn NDĐ nước mặn. Nguồn nước mặn ở Đồng Tháp có những đóng góp tích cực trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội (nuôi trồng thủy sản, một phần cho các hoạt động không cần đòi hỏi cao về chất lượng nước). Do các vùng mặn nhạt nằm đan xen trên mặt cắt cũng như trong từng tầng chứa nước nên việc khai thác nguồn nước mặnchỉ nên khai thác trong phạm vi giới hạn của trữ lượng an toàn để quản lý hiệu quả.
Đảm bảo cân đối, đáp ứng hài hòa nhu cầu khai thác nguồn NDĐ cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp.
Quản lý và bảo vệ để bảo đảm mật độ khai thác không vượt quá giới hạn và giảm thiểu hoạt động khai thác trong vùng hạn chế khai thác. Các vùng có lượng khai thác vượt quá mức 17,50% tổng trữ lượng tiềm năng thì chuyển hướng khai thác các nguồn nước khác như nước mặt, nước lợ, nước mặn cho những nhu cầu thích hợp hay nhu cầu không đòi hỏi cao về chất lượng nước.
Song song với chuyển hướng tìm nguồn khai thác khác cũng có thể tính đến phương án điều chuyển nước qua lại giữa các vùng, các khu vực để giảm gánh nặng khai thác nước tại vùng thiếu nước.
Quy hoạch phân bổ nguồn tài nguyên nước dưới đất đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng nước cho phát triển kinh tế - xã hội của các vùng quy hoạch. Kèm theo đó, việc khai thác nguồn nước dưới đất tập trung chú trọng dự trữ và bảo vệ, tận dụng tối đa tiềm năng khai thác của nguồn nước mặt rồi mới đến nước ngầm.
Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch trên cơ sở đánh giá tiềm năng kinh tế của vùng.
Với các mục tiêu đã đặt ra, phương án phân bổ và bảo vệ nguồn nước có tính khả thi cao, phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển chung của tỉnh. phù hợp với mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các mục tiêu về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu nguồn nước đối với các ngành nghề kinh tế - xã hội và đời sống người dân.
* Đánh giá các xu hướng môi trường trong tương lai khi triển khai các hoạt động đề xuất trong quy hoạch
Quy hoạch khai thác, sử dụng, phân bổ và bảo vệ tài nguyên NDĐ tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm cân đối hài hòa nhu cầu nước giữa các ngành kinh tế đồng thời bảo đảm nguồn NDĐ được bảo vệ và dự trữ khai thác sử dụng lâu dài. Trữ lượng khai thác ổn định nước nhạt với tổng trữ lượng có thể khai thác trên toàn vùng khoảng 148,37 triệu m3/năm. Quy hoạch chỉ ra trữ lượng khai thác tiềm năng, từ đó giới hạn mức độ khai thác. Vì thế việc khai thác sẽ không làm ảnh hưởng giảm sút nguồn nước dưới đất cả về trữ lượng và chất lượng. Mật độ khai thác hợp lý đối với từng tầng chứa nước và khu vực làm cho khối lượng khai thác ổn định đảm bảo tính bền vững.
Về vấn đề rủi ro và các sự cố môi trường: dự án quy hoạch sẽ không gây ra các sự cố môi trường như sụt lún nền địa chất do việc hạ thấp mực nước hoặc xâm nhập mặn vì lưu lượng khai thác đảm bảo và trữ lượng khai thác không vượt quá 17,50% trữ lượng khai thác tiềm năng.
Quy hoạch tài nguyên NDĐ sẽ đảm bảo việc khai thác bền vững, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng sử dụng nước, góp phần vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Đồng Tháp. Quy hoạch khi được thực hiện sẽ có các ảnh hưởng tích cực, đồng thời cũng không tránh khỏi các ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội và môi trường.
* Đánh giá tác động của ô nhiễm nguồn nước đời sống dân cư
Toàn bộ 12 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp hầu hết đều có sử dụng nguồn nước dưới đất cho các mục mục đích ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy chất lượng nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sức khỏe người dân.
Nguồn nước ô nhiễm là môi trường lan truyền các bệnh lỵ, tiêu chảy, bệnh tả, thương hàn,... là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tật và tử vong cho người sử dụng. Nước bẩn và vệ sinh kém đem lại môi trường sống cho các loài kí sinh trùng, muỗi.... gây nên các bệnh như sốt rét, giun sán...đồng thời có khả năng gây ô nhiễm cho nguồn nước dưới đất theo các con đường khác nhau.
Điều kiện kỹ thuật khai thác đơn giản, biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất không có hoặc sơ sài khiến nguy cơ ô nhiễm tăng cao. Từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt và sức khỏe con người.
* Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ/tăng cường và chương trình quản lý, giám sát môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch
Để quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước (trong đó có nước dưới đất) được thực hiện theo đúng quan điểm, mục tiêu đã đạt ra, đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp của các Sở, ban, ngành có liên quan đến việc khai thác sử dụng nước, các tổ chức xã hội và các cá nhân sử dụng nước. Bên cạnh đó, cần có chương trình quản lý, giám sát quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch nếu cần thiết. Các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch gồm:
Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các nhu cầu chính như: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, du lịch - dịch vụ, . . . Các tổ chức, cá nhân dùng nước phải báo cáo định kỳ nhu cầu sử dụng nước, kế hoạch sử dụng nước để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch nếu cần thiết.
Diễn biến chất lượng nguồn nước, kết quả đánh giá tình hình chất lượng nguồn nước dưới đất hiện tại dưới ảnh hưởng của các khu, cụm công nghiệp và đô thị tập trung.
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 5.1. Các giải pháp
Xây dựng giải pháp thực hiện quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Đồng Tháp được lựa chọn trên cơ sở thỏa mãn yêu cầu đảm bảo nhiệm vụ bổ sung nguồn nước cấp theo từng giải pháp đối với từng vùng quy hoạch, đồng thời xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên nước trên các vùng quy hoạch. Các giải pháp được xác định gồm có:
5.1.1. Giải pháp về truyền thông giáo dục
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên
nước; huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. trước hết là tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ cấp cơ sở, chú trọng đối với cấp huyện, cấp xã, nhất là cán bộ địa chính xã;
b) Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên tới cấp xã, chủ yếu lựa chọn trong các tầng lớp thanh thiếu niên, giáo viên, cán bộ y tế sở tại, Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền và kiến thức cơ bản về tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước;
c) Đẩy mạnh truyền thông - giáo dục, vận động tuyên truyền tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng tham gia, đóng góp sức người, kinh phí để cùng với nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch;
d) Thực hiện truyền thông trên quy mô rộng rãi, thường xuyên. Hình thức truyền thông đa dạng, nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Các hình thức truyền thông gồm phát thanh, truyền hình trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, phát thanh thường xuyên trên các đài phát thanh ở các xã đã có hệ thống truyền thanh, phát hành các tờ rơi, pa nô, áp phích, tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn tới các làng,xã, trường học, ngoài ra có thể tuyên truyền trên Báo Đồng Tháp, tạp chí, các Website của các ngành, địa phương, tuyên truyền lưu động... kết hợp tuyên truyền vận động trong phong trào sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao; lồng ghép với chương trình giáo dục sức khoẻ, vệ sinh môi trường của ngành y tế, giáo dục. Phối hợp các chiến dịch, truyền thông của các đoàn thể khác như Hội chữ thập đỏ. Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên;
đ) Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư ở cấp cơ sở chủ động, tích cực tham gia giám sát các hoạt động khoan giếng, thăm dò, khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh;
e) Phối hợp, tăng cường tổ chức tuyên tuyền nhận thức của người dân, các tổ chức doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ Môi trường,Luật Tài nguyên nước.
5.1.2. Các giải pháp về quản lý
Tăng cường điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát, dự báo để cung cấp đầy đủ dữ liệu, thông tin về nguồn nước phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, trước hết tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, ưu tiên thực hiện trước đối với những vùng, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm, khu vực có nhu cầu khai thác đang tăng mạnh;
Định kỳ thực hiện chương trình kiểm kê hiện trạng khai thác nguồn nước kết hợp với rà soát, thống kê lập danh mục các công trình thuộc diện cấp phép, các giếng khoan phải xử lý trám lấp; xây dựng kế hoạch xử lý, trám lấp các giếng hằng năm;
Từng bước, xây dựng, quản lý, khai thác mạng quan trắc, giám sát diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn nước, kết hợp với mạng quan trắc tài nguyên nước của Trung ương trên địa bàn tỉnh, ưu tiên thực hiện trước đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, suy giảm nguồn nước cao, các khu vực khai thác nước dưới đất tập trung; thực hiện việc ra thông báo tình hình diễn biến số lượng, chất lượng tài nguyên nước hằng năm;
Thực hiện việc công bố, điều chỉnh bảo vệ nguồn nước mặt, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đối với từng khu vực và từng địa bàn hành chính; đồng thời, căn cứ diễn biến nguồn nước, tình hình thực tế về số lượng, chất lượng các nguồn nước và khai thác, sử dụng nước, định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế;
Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơsở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương.
b)Tăng cường quản lý, cấp phép
Đẩy mạnh công tác cấp phép khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước; kiểm tra việc chấp hành các quy định trước và sau khi được cấp giấy phép; việc thực hiện các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước, trước hết tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau: