Tình hình kinh doanh các hoạt động khác

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Ban giám đốc Phòng

2.2.3. Tình hình kinh doanh các hoạt động khác

Bảng 2.3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%)

Dịch vụ thanh toán 3.489 4.120 4.980 631 18,09 860 20,87 Kinh doanh mua

bán ngoại tệ 1.318 1.520 1.689 202 15,33 169 11,12 Dịch vụ kiều hối 870 920 980 50 5,75 60 6,52 Dịch vụ thẻ - ngân hàng điện tử 529 630 710 101 19,09 80 12,70 Tổng thu nhập từ dịch vụ 6.206 7.190 8.359 984 15,86 1.169 16,26

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Lục Ngạn giai đoạn 2011-2013)

Nhìn vào bảng 2.3 ở trên ta thấy thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn đều tăng qua các năm.

Dịch vụ thanh toán: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

chi nhánh Lục Ngạn cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước thông qua mạng lưới các điểm giao dịch và hệ thống ATM, hệ thống ngân hàng điện tử và thỏa thuận với các

35

ngân hàng khác để tham gia mạng lưới thanh toán của họ. Năm 2011, thu nhập từ dịch vụ thanh toán là 3.489 triệu. Năm 2012, thu nhập từ dịch vụ này là 4.120 triệu tăng 631 triệu ứng với 18,09% so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập từ dịch vụ là 4.980 triệu tăng 860 triệu ứng với 20,87% so với năm 2012. Dịch vụ thanh toán không những đóng góp vào việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà còn hỗ trợ hoạt động huy động vốn và cho vay tốt hơn. Trong tình hình nền kinh tế khó khăn, các NHTM nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn nói riêng đều chú trọng đầu tư cho dịch vụ này nhiều hơn vì chi phí bỏ ra không nhiều mà lợi nhuận thu về khá cao.

Kinh doanh mua bán ngoại tệ: Năm 2011, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ là 1.318 triệu. Năm 2012 là 1.520 triệu tăng 202 triệu ứng với 15,33% so với năm 2011. Năm 2013 thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ là 1.689 triệu tăng 169 triệu ứng với 11,12% so với năm 2012. Những năm qua, tỷ giá đồng ngoại tệ biến động mạnh, với mạng lưới ngày càng mở rộng cùng với nhu cầu tăng cao của khách hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn đã đáp ứng đầy đủ giao dịch về ngoại tệ cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Hoạt động kinh doanh nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường ngoại tệ giúp chi nhánh sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình, đảm bảo thanh khoản và góp phần tạo ra thu nhập tốt cho ngân hàng.

Dịch vụ kiều hối: Năm 2011, thu nhập từ dịch vụ kiều hối là 870 triệu. Năm 2012

thu nhập từ dịch vụ kiều hối là 920 triệu tăng 50 triệu ứng với 5,75% so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập từ dịch vụ này là 980 triệu tăng 60 triệu ứng với 6,52% so với năm 2012. Nguồn kiều hối chuyển từ nước ngoài tăng mạnh nên thu nhập của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn về dịch vụ này cũng tăng lên.

Dịch vụ thẻ - ngân hàng điện tử: Năm 2011, thu nhập từ dịch vụ thẻ, ngân hàng

điện tử là 529 triệu. Năm 2012 là 630 triệu tăng 101 triệu ứng với 19,09% so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập từ dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử là 710 triệu tăng 80 triệu ứng với 12,7% so với năm 2012. Đây là kết quả của quá trình chi nhánh Lục Ngạn đầu tư lâu dài để nâng cấp, hoàn thiện dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử của mình.

Nhìn chung, hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn những năm gần đây diễn ra khá sôi động, chi nhánh không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng sẵn có mà còn chú trọng trong công tác tìm kiếm khách hàng mới. Chính vì thế các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh đã làm tăng mạnh thu nhập cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 34)