Ban giám đốc Phòng
2.4.1. Các chỉ tiêu định tính
Thứ nhất, đảm bảo các quy tắc trong cho vay đối với khách hàng
Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn luôn chú trọng đến công tác thẩm định khi cho vay, đồng thời coi đó là yếu tố quan trọng để phân loại khách hàng nhằm có những chính sách phù hợp đáp ứng hiệu quả
45
Tuân thủ quy trình vay vốn là hết sức quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn. Hiện tại ngân hàng vẫn tuân thủ đúng quy trình cho vay theo quy định của NHNN như là: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định, v.v… Hơn nữa, điều kiện cho vay tại chi nhánh cũng được quy định khá chặt chẽ theo từng hình thức vay như có hộ khẩu thường trú, tạm trú lâu dài trên địa bàn nơi ngân hàng hoạt động, khách hàng phải chứng minh được thu nhập và khả năng trả nợ, có mục đích tiêu dùng hợp pháp, v.v... Mặc dù còn gây nhiều khó khăn cho khách hàng nhưng chất lượng khoản vay được đảm bảo hơn.
Về thủ tục cho vay: Khi khách hàng đến ngân hàng xin vay vốn thì phải có đầy đủ các giấy tờ như: Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng, CMND, hộ khẩu của người vay, mẫu phương án sử dụng vốn do khách hàng lập, v.v… thì mới có thể được xem xét cho vay. Mặc dù vẫn còn cứng nhắc, kém linh hoạt nhưng chi nhánh vẫn cố gắng đảm bảo cung cấp vốn đầy đủ, kịp thời đến khách hàng mà vẫn đảm bảo nguyên tắc trong cho vay.
Về tư cách đạo đức của nhân viên tín dụng: Trong những năm qua, nhân viên của chi nhánh luôn làm việc đúng chuẩn mực, đặt lợi ích của chi nhánh lên hàng đầu, tuyệt đối không có hành vi tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của chi nhánh. Điều này có được là do chi nhánh luôn quan tâm đến nhân viên, có chế độ đãi ngộ tốt, khen thưởng xứng đáng với năng lực của mỗi người, luôn khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong công việc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thứ 2, uy tín, thương hiệu của ngân hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến 31/12/2014, Agribank có tổng tài sản là 762.869 tỷ đồng; vốn điều lệ là 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn là 690.191 tỷ đồng; tổng dư nợ là 605.324 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu u (EIB)… Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu - Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010 (Nguồn: Agribank.com.vn). Trong những năm gần đây, ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại như: Chuyển tiền trong và ngoài nước, thu Ngân sách nhà nước, gửi, rút tiền nhiều nơi, thanh toán hóa đơn, ngân hàng điện tử (E-Banking) nhờ thu, nhờ trả qua ngân hàng, kết nối thanh toán với khách hàng và quản lý luồng tiền, quản lý vốn, đầu tư tự động, trả lương qua tài khoản, thanh toán biên mậu, v.v... Chính những điều này đã cho thấy thương hiệu và uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và nước ngoài, tạo tâm lý an toàn trong lòng khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, chi nhánh Lục Ngạn nói riêng được thuận lợi và phát triển hơn.
Thứ ba, mức độ hài lòng của khách hàng
Chất lượng cho vay ngắn hạn trước hết thể hiện ở số lượng khách đến vay vốn đông đảo và ngày càng tăng. Điều này cho thấy khách hàng hài lòng và tin tưởng và chất lượng phục vụ của chi nhánh. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, chi nhánh đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại song song với dịch vụ chăm sóc tư vấn khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc và giúp khách hàng giải quyết được khó khăn. Chính điều này đã làm lên sự trung thành của khách hàng đối với không chỉ một mà là nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau của ngân hàng.
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng khách hàng qua các năm
Đơn vị tính: Người
(Nguồn: Thống kê của Ngân hàng ngân Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn năm 2011 - 2013)
Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy số lượng khách hàng vay ngắn hạn tăng dần qua các 410 523 635 540 650 780 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
47
lượng khách hàng vay ngắn hạn là 410 người chiếm 75,93% tổng số khách hàng vay vốn. Năm 2012, số lượng khách hàng vay ngắn hạn là 80,46% tăng 113 người ứng với 27,56% so với năm 2011. Năm 2013, số lượng khách hàng vay ngắn hạn là 635 người chiếm 81,41% tăng 112 người ứng với 21,41% so với năm 2012. Do nền kinh tế biến động theo chiều hướng xấu qua các năm khiến cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế, dân cư không đạt được hiệu quả cao nên số lượng khách hàng đến vay vốn tại ngân hng tăng lên, cụ thể năm 2011 số lượng khách hàng đến vay vốn là 540 người, năm 2012 là 650 người tăng 110 người ứng với 20,37% so với năm 2011 và năm 2013 số lượng khách hàng đến vay vốn là 780 người tăng 130 người ứng với 20% so với năm 2012. Để giảm thiểu rủi ro về nguồn vốn cho vay, ngân hàng có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn qua các năm nên ưu tiên những khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn hơn các khách hàng vay trung và dài hạn vì thế số lượng khách hàng vay ngắn hạn tại chi nhánh tăng lên.
Thứ 4, việc sử dụng vốn vay của khách hàng
Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng đã cam kết của khách hàng góp phần rất quan trọng vào thành công của ngân hàng. Trong những năm qua, các khách hàng vay vốn ngắn hạn tại chi nhánh hầu như đều sử dụng vốn vay đúng cam kết trong hợp đồng. Điều này giúp chi nhánh giảm thiểu được rất nhiều rủi ro, đóng góp một phần không nhỏ vào sự gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, còn một bộ phận khách hàng rất nhỏ đã không sử dụng vốn vay ngắn hạn của mình vào mục đích đã cam kết trong hợp đồng mà sử dụng để mua chứng khoán, đầu tư vào bất động sản,... chính bộ phận khách hàng này là nguyên nhân gây ra nợ xấu cho chi nhánh Lục Ngạn.
Thứ 5, chiến lược quản trị tín dụng và rủi ro tín dụng
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản trị rủi ro, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lục Ngạn đã ngày càng tích cực hơn trong việc thu thập thông tin, phát hiện và kiểm soát rủi ro trong quá trình cho vay. Chi nhánh đã chọn lọc được một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương đối phù hợp để đo lường rủi ro của doanh nghiệp như khả năng thanh toán, lợi nhuận/tổng tài sản, nợ phải trả/tổng tài sản, trình độ kinh nghiệm ban lãnh đạo,... Những chỉ tiêu này giúp chi nhánh đánh giá được mức độ rủi ro để có những phương pháp xử lý rủi ro kịp thời và đúng đắn. Ngoài ra, chi nhánh còn thường xuyên trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra căn cứ vào mức độ rủi ro của các tài sản có, tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của mình.