Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Ban giám đốc Phòng

2.4.2. Các chỉ tiêu định lượng

2.4.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Bảng 2.5. Doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng doanh số cho vay 358.809 439.438 520.267 80.629 22,47 80.829 18,39

Ngắn hạn 269.811 332.739 400.120 62.928 23,32 67.381 24,97 Trung và dài hạn 88.998 106.699 120.147 17.701 19,90 13.448 12,60 Tỷ trọng/Tổng doanh số cho vay (%) 100 100 100 - - - - Ngắn hạn 75,20 75,72 76,91 - - - - Trung và dài hạn 24,80 24,28 23,09 - - - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2013)

Theo bảng 2.5 ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay là 358.809 triệu. Năm 2012 là 439.438 triệu tăng 80.629 triệu ứng với 22,47% so với năm 2011. Năm 2013, tổng doanh số cho vay là 520.267 triệu tăng 80.829 triệu ứng với tốc độ tăng 18,39% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng lên trong 2 năm là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do phải chịu những tổn thương của thị trường cũng như các vấn đề vĩ mô của nền kinh tế, đặc biệt là các chính sách tín dụng. Đa phần rào cản khiến những doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động đều nằm ở vấn đề khó khăn trong tiếp cận vốn. Hơn nữa, doanh nghiệp còn phải đối mặt với các vấn đề như tìm đầu ra cho sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới,... Mặt khác, các doanh nghiệp chính là bộ mặt phản ánh tình hình nền kinh tế xã hội, góp phần vào sự thay đổi đời sống của cả nước, đặc biệt là tỉnh Bắc Giang. Vì vậy, dựa theo Kế hoạch số 982/KH-UBND ngày 26/4/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu hỗ trợ về vốn cho các các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giúp các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, duy trì hoạt động SXKD của mình, chi nhánh đã thực hiện nới lỏng tín dụng cho các doanh nghiệp, góp một phần vào sự tăng lên của tổng doanh số cho vay (Nguồn: Bacgiangintrade.gov.vn).

49

Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, trên 70% qua các năm. Năm 2012 là 332.739 triệu chiếm 75,72% tăng 62.928 triệu ứng với 23,32% so với năm 2011. Năm 2013 là 400.120 triệu chiếm 76,91% tổng doanh số cho vay, tăng 67.381 triệu ứng với 24,97% so với năm 2012. Trong nền kinh tế khó khăn đầy biến động như hiện nay, cho vay ngắn hạn luôn là phương án mà ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn ưu tiên cho vay hàng đầu vì các khoản cho vay này có tính thanh khoản cao, rủi ro mang lại thấp, hơn nữa, chi nhánh chủ yếu huy động nguồn vốn ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn cũng chủ yếu để phù hợp với cơ cấu nguồn vốn. Các khoản vay này tăng cho thấy chi nhánh áp dụng chiến lược kinh doanh thận trọng, đề phòng cao độ đối với rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí quản lý khoản vay để đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra trong từng năm. Danh mục sản phẩm cho vay ngắn hạn tại chi nhánh chủ yếu là: Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các nhân hộ gia đình như mua phương tiện đi lại, khám chữa bệnh,... Các khoản cho vay trung và dài hạn hầu như chỉ được thực hiện với những khách hàng thân thiết, có quan hệ lâu năm với chi nhánh, hơn hết là phải có tình hình SXKD hiệu quả, ít chịu tác động từ nền kinh tế.

Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo

Bảng 2.6. Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) Tổng doanh số cho vay ngắn hạn 269.811 332.739 400.120 62.928 23,32 67.381 24,97 Có TSĐB 189.731 233.882 276.923 44.151 23,27 43.041 18,40 Không có TSĐB 80.080 98.857 123.197 18.777 23,45 24.340 24,62 Tỷ trọng/tổng

doanh số cho vay 100 100 100 - - - -

Có TSĐB 70,32 70,29 69,21 - - - -

Không có TSĐB 29,68 29,71 30,79 - - - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2013)

TSĐB được coi như nguồn trả nợ thứ 2 khi hết thời hạn khoản vay khách hàng không hoàn trả được các khoản nợ với ngân hàng, nhân hàng sẽ tiến hành phát mại tài sản đảm bảo của khách hàng để thu hồi vốn gốc và lãi. Trong 3 năm gần đây, doanh số

cho vay có TSĐB đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn có TSĐB là 189.731 triệu chiếm 70,32% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2012 là 233.882 triệu chiếm 70,29%, tăng 44.151 triệu ứng với 23,27% so với năm 2011. Năm 2013 là 276.923 triệu chiếm 69,21% tăng 43.041 triệu ứng với tốc độ tăng 18,4% so với năm 2012. Giá trị của các khoản cho vay tăng phù hợp với sự tăng lên trong 3 năm của tổng doanh số cho vay nhưng tỷ trọng lại giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do chi nhánh ngày càng có nhiều khách hàng thân thiết, dựa theo khả năng tài chính lành mạnh của họ chi nhánh đã tiến hành cho vay mà không cần TSĐB, tuy nhiên, việc cho vay không có TSĐB sẽ làm tăng độ rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng các khoản vay tại chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp thời khi phát hiện rủi ro để không ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối kỳ của mình. Đối với một chi nhánh ngân hàng, việc cho vay ngắn hạn không có TSĐB chiếm tỷ trọng xấp xỉ 30% như chi nhánh Lục Ngạn là cao. Do tỉnh Bắc Giang là tỉnh nổi tiếng với các nghề truyền thống như làng gốm Thổ Hà, làng mây tre đan Tăng Tiến,... đây đều là những làng nghề nổi tiếng lâu năm nên chi nhánh chủ yếu cho vay dựa vào uy tín của khách hàng.

2.4.2.2. Doanh số thu nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Bảng 2.7. Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng doanh số thu nợ 301.670 379.230 440.457 77.560 25,71 61.227 16,15 Ngắn hạn 229.110 297.760 369.211 68.650 29,96 71.451 24,00 Trung và dài hạn 72.560 81.470 71.246 8.910 12,28 (10.224) (12,55) Tỷ trọng/Tổng doanh số thu nợ (%) 100 100 100 - - - - Ngắn hạn 75,95 78,52 83,82 - - - - Trung và dài hạn 24,05 21,48 16,18 - - - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2013)

Cùng với sự tăng lên về doanh số cho vay, doanh số thu nợ tín dụng cũng tăng dần qua các năm. Năm 2012, doanh số thu nợ tín dụng là 379.230 triệu tăng 77.560

51

triệu ứng với 25,71% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số thu nợ tín dụng là 369.211 triệu tăng 71.451 triệu ứng với 24% so với năm 2012. Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng qua các năm phù hợp với sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2011, doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn là 229.110 triệu chiếm 75,95% tổng doanh số thu nợ. Năm 2012, doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn là 297.760 triệu chiếm 78,52% tăng 68.650 triệu ứng với 29,96% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn là 369.211 triệu chiếm 83,82%, tăng 71.450 triệu ứng với 24% so với năm 2012. Đa phần các doanh nghiệp mà chi nhánh cho vay đều hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên có thời gian thu hồi vốn nhanh, vòng quay vốn ngắn, nên việc thu hồi nợ diễn ra thuận lợi hơn các doanh nghiệp sản xuất. Thêm vào đó, các khoản cho vay trung và dài hạn thường có giá trị lớn, chủ yếu cho vay để giúp các doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị mà tình hình SXKD của doanh nghiệp lại không mấy hiệu quả nên các khoản nợ này không được thu hồi đúng hạn kéo theo tỷ trọng thu nợ cho vay trung và dài hạn giảm xuống, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng lên. Chi nhánh cần có biện pháp đối với các khoản cho vay trung và dài hạn như gia hạn nợ hoặc phát mại TSĐB của khoản vay để thu hồi vốn và lãi của những khách hàng không có khả năng trả được nợ cho mình để tránh rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối kỳ của chi nhánh.

Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo

Bảng 2.8. Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) Tổng doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn 229.110 297.760 369.211 68.650 29,96 71.451 24,00 Có TSĐB 158.390 203.622 249.560 45.232 28,56 45.938 22,56 Không có TSĐB 70.720 94.138 119.651 23.418 33,11 25.513 27,10 Tỷ trọng/tổng doanh số cho vay 100 100 100 - - - - Có TSĐB 69,13 68,38 67,59 - - - - Không có TSĐB 30,87 31,62 32,41 - - - -

Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn không có TSĐB. Năm 2011, doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB là 158.390 triệu chiếm 69,13% tổng doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn, năm 2012 là 203.622 triệu chiếm 68,38% tăng 45.232 triệu ứng với 28,56% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB là 249.560 triệu chiếm 67,59% tăng 45.938 triệu ứng với 22,56% so với năm 2012. Ta có thể thấy tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB giảm dần qua các năm phù hợp với sự giảm xuống của tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn có TSĐB, do chi nhánh thực hiện một số khoản vay cho khách hàng thân thiết dựa trên uy tín của họ trên thị trường cũng như mối quan hệ lâu năm với ngân hàng, ngân hàng nhận thấy họ có tình hình tài chính lành mạnh và ổn định nên quyết định cấp tín dụng cho họ không cần TSĐB. Ngoài ra, chi nhánh thực hiện các khoản vay nhỏ lẻ cho cá nhân, hộ gia đình nhiều hơn để trang trải cuộc sống, các khoản vay này có giá trị rất nhỏ nên ngân hàng quyết định cho vay dựa trên thỏa thuận với khách hàng chứ không cần đến TSĐB. Ngược lại, tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn không có TSĐB tăng dần quan các năm, năm 2011 chiếm 30,87%, năm 2012 chiếm 31,62% và năm 2013 chiếm 32,41% tổng doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn, phù hợp với sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn không có TSĐB tại chi nhánh.

2.4.2.3. Dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục ngạn

Bảng 2.9. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng dƣ nợ tín dụng 380.230 420.690 487.820 40.460 10,64 67.130 13,76 Cho vay ngắn hạn 234.214 269.193 300.102 34.979 14,93 30.909 11,48 Tỷ trọng/tổng dƣ nợ tín dụng (%) 61,60 63,99 61,52 - - - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2013)

53

ngắn hạn là 269.193 triệu đồng chiếm 63,99% tổng dư nợ tín dụng, tăng 34.979 triệu ứng với 14,93% so với năm 2011. Năm 2013 là 300.102 triệu chiếm 61,52% tổng dư nợ tín dụng tăng 30.909 triệu ứng với 11,48% so với năm 2012. Do các khoản cho vay ngắn hạn có tính thanh khoản cao, dễ thu hồi vốn, an toàn hơn các khoản vay trung và dài hạn. Mặt khác, do lạm phát ngày một tăng cao (khoảng 6.3% năm 2013) kéo theo sự tăng lên về lãi suất (7% năm 2013) nên các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chỉ có nhu cầu vay vốn duy trì sản xuất đợi thời cơ nên chỉ có nhu cầu vay ngắn hạn tránh phải trả lãi suất cao ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai. Còn các cá nhân vay vốn phục vụ cho sinh hoạt thì các khoản vay thường nhỏ lẻ, giá trị thấp nên có thể dễ dàng trả nợ nhanh chóng, vay ngắn hạn cũng là một lựa chọn thích hợp cho họ. Những điều trên làm cho dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trong cả 2 năm. Mặc dù tỷ trọng của dư nợ cho vay ngắn hạn giảm trong năm 2013 nhưng với một lượng không đáng kể, điều này chỉ chứng tỏ rằng đây là do sự thay đổi trong chính sách quản lý kinh doanh của chi nhánh trong từng thời kỳ, ngoài ra còn do chi nhánh có chính sách thu nợ cho vay ngắn hạn tốt trong năm này (tăng 5,3% so với năm 2012 trong khi doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 chỉ tăng 1,19% so với năm 2012). Dư nợ tăng qua phản ánh hoạt động kinh doanh của chi nhánh tốt, tuy nhiên mức độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc rủi ro tiềm ẩn là lớn. Vì vậy, chi nhánh cần quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, đảm bảo chất lượng khoản vay ngắn hạn của mình.

Dư nợ cho vay ngắn hạn theo tài sản đảm bảo

Bảng 2.10. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn theo tài sản đảm bảo

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng dƣ nợ cho vay ngắn hạn 234.214 269.193 300.102 34.979 14,93 30.909 11,48 Cho vay có TSĐB 140.480 170.740 198.103 30.260 21,54 27.363 16,03 Cho vay không có

TSĐB 93.734 98.453 101.999 4.719 5,03 3,546 3,60

Tỷ trọng/tổng dƣ nợ

cho vay ngắn hạn 100 100 100 - - - -

Cho vay có TSĐB 59,98 63,43 66,00 - - - -

Cho vay không có

TSĐB 40,02 36,57 34,00 - - - -

Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ cho vay ngắn hạn không có TSĐB. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB là 140.480 triệu chiếm 59,98% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn. Năm 2012 là 170.740 triệu chiếm 63,43% tăng 30.260 triệu ứng với tốc độ tăng 21,54% so với năm 2011. Năm 2013 là 198.103 triệu chiếm 66% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, tăng 27.363 triệu ứng với 16,03% so với năm 2012. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB tăng qua các năm sẽ đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng ngân hàng. Tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB sẽ giúp ngân hàng giảm rủi ro khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không nên coi nhẹ phần thẩm định TSĐB khi vay vì giá trị của TSĐB luôn luôn biến động theo thị trường. Hơn nữa việc phát mại TSĐB trên thị trường tốn khá nhiều chi phí do vậy các TSĐB được bán trên thị trường là vô vùng khó khăn đồng thời giá trị bán được thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của tài sản đó. Những TSĐB chi nhánh nhận chủ đạo trong cho vay ngắn hạn là bất động sản. Đối với các khoản vay nợ không cần dùng TSĐB là các khoản vay tín chấp dựa vào uy tín và mối quan hệ làm ăn của khách hàng với ngân hàng, hầu hết khách hàng được vay dựa vào tín chấp là những khách hàng thân thiết và có mối quan hệ làm ăn từ rất lâu với ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)