Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Ban giám đốc Phòng

2.2.1. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

các loại hình dịch vụ khác như: Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ bảo quản vật có giá, cung cấp dịch vụ ủy thác, tư vấn, ...

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn giai đoạn 2011 – 2013 nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn giai đoạn 2011 – 2013

2.2.1. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lục Ngạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng vốn huy động 492.467 661.057 528.228 168.590 34,23 (132.829) (20,09) Theo thành phần kinh tế

Tiền gửi của TCKT 168.252 238.097 182.982 69.845 41,51 (55.115) (23,15) Tiền gửi của dân cư 324.215 422.960 345.246 98.745 30,46 (77.714) (18,37)

Tỷ trọng/tổng vốn

huy động 100 100 100 - - - -

Tiền gửi từ TCKT 34,17 36,02 34,64 - - - -

Tiền gửi của dân cư 65,83 63,98 65,36 - - - -

Theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ

hạn 108.458 132.286 104.858 23.828 21,97 (27.428) (20,73) Tiền gửi có kỳ hạn 384.009 528.771 423.370 144.762 37,70 (105.401) (19,93)

Tỷ trọng/tổng vốn

huy động 100 100 100 - - - -

Tiền gửi không kỳ

hạn 22,02 20,01 19,85 - - - -

Tiền gửi có kỳ hạn 78,98 79,99 80,15 - - - -

Nhìn vào bảng 2.1 ở trên ta thấy tổng vốn chi nhánh huy động được tăng trong năm 2012 và giảm trong năm 2013. Năm 2012, tổng vốn huy động là 661.057 triệu tăng 168.590 triệu ứng với 34,23% so với năm 2011. Năm 2011 nền kinh tế phát triển trở lại sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 nên các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có nhiều vốn nhàn rỗi, gửi ngân hàng là một giải pháp an toàn khi nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động nên tổng số vốn ngân hàng năm 2012 mới tăng như vậy. Năm 2013, tổng vốn huy động là 528.228 triệu giảm 132.829 triệu ứng với 20,09% so với năm 2012. Năm 2012, 2013 là những năm nền kinh tế đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Giang cũng không tránh khỏi sự khó khăn đó. Tình hình lạm phát tăng cao khiến giá nguyên vật đầu vào tăng cao, trong khi hàng hóa làm ra ế ẩm không bán được do sức mua của thị trường yếu khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm dừng sản xuất kinh doanh. Lãi suất của ngân hàng mặc dù đã giảm nhiều nhưng vẫn còn khá cao so với tình trạng của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các ngân hàng cũng dè chừng khi cho các doanh nghiệp vay vốn để giải quyết khó khăn vì rủi ro nợ xấu có thể sẽ tăng cao nên nhiều doanh nghiệp không thể tồn tại được trên thị trường và nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng bị suy giảm đáng kể từ những doanh nghiệp này.

A. Huy động vốn theo thành phần kinh tế

Tiền gửi từ TCKT luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tiền gửi từ dân cư. Vì bộ phận này luôn cần vốn để duy trì hoạt động SXKD nên không có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để gửi vào ngân hàng như tổ chức dân cư. Năm 2011, tiền gửi từ TCKT là 168.252 triệu chiếm 34,17% tổng vốn huy động. Năm 2012 là 238.097 triệu chiếm 36,02% tổng vốn huy động, tăng 69.845 triệu ứng với 41,51% so với năm 2011. Năm 2013 là 182.982 triệu chiếm 34,64% tổng vốn huy động giảm 55.115 triệu ứng với 23,15% so với năm 2012. Sự tăng lên vào năm 2012 và giảm xuống năm 2013 phù hợp với tổng nguồn vốn huy động được, đặc biệt là chịu tác động mạnh mẽ từ nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nguồn vốn nhàn rỗi của họ có nhu cầu đầu tư, ngân hàng chính là sự lựa chọn tối ưu cũng như là kênh đầu tư sinh lời an toàn mà hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn. Mặc dù lãi suất sinh lời thấp hơn các tổ chức khác trên thị trường nhưng ngân hàng là nơi đầu tư hợp lý nhất cho các doanh nghiệp khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu tăng trưởng một cách ổn định trở lại. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, một số doanh nghiệp khác thu hẹp quy mô SXKD hoạt động cầm chừng và đang có nhu cầu cao về vốn để phát triển trở lại nên việc gửi tiền vào ngân hàng là điều không thể.

Tiền gửi từ dân cư cũng tăng giảm qua các năm. Năm 2012, tiền gửi từ dân cư là 422.960 triệu chiếm 63,98% tăng 98.745 triệu ứng với 30,46% so với năm 2011.

31

kinh tế vì vốn eo hẹp, mà tình hình kinh tế năm 2012 cũng bấp bênh, giá vàng và ngoại tệ biến động thất thường nên họ đã chọn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn để gửi tiền nhằm mục đích sinh lời. Hơn nữa, tiền gửi từ dân cư tại chi nhánh Lục Ngạn tăng cũng là do Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, người dân mộc mạc, chân chất đi lên từ khó khăn nên sự an toàn về nguồn vốn luôn được họ ưu tiên hàng đầu. Năm 2013, tiền gửi từ dân cư là 345.246 triệu chiếm 65,36% tổng vốn huy động, giảm 77.714 triệu ứng với 18,37% so với năm 2012. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tiền kiếm của tổ chức dân cư chỉ đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày cộng thêm việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn giảm lãi suất huy động làm cho kênh huy động này trầm lắng xuống nhiều.

B. Huy động vốn theo kỳ hạn

Qua bảng 2.1 ta thấy, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong các năm. Năm 2011 là 384.009 triệu chiếm 78,98% tổng vốn huy động. Năm 2012 là 528.771 triệu chiếm 79,99% tăng 144.762 triệu ứng với 37,7% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực không còn sôi động và đạt hiệu quả cao như những năm kinh tế phát triển, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, chi nhánh Lục Ngạn đã ưu tiên cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn hơn vì các khoản tiền gửi này giúp ngân hàng có thể chủ động được trong việc sử dụng nguồn vốn huy động và thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng của mình dù phải chấp nhận trả một mức lãi suất cao hơn so với khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng. Năm 2013, tiền gửi có kỳ hạn là 423.370 triệu chiếm 80,15% tổng vốn huy động, giảm 105.401 triệu ứng với 19,93% so với năm 2012. Sự giảm xuống này là do sự giảm xuống của tổng nguồn vốn huy động năm 2013 còn tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn vẫn tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm. Một phần là xuất phát từ nguyên nhân của năm 2012, phần khác là do cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM, đẩy lãi suất huy động có thời điểm lên đến 20% đã thu hút nguồn vốn theo kỳ hạn từ tổ chức dân cư, điều này đã làm gia tăng tiền gửi từ tổ chức này lên 8,21% so với năm trước. Ngược lại, tiền gửi không kỳ hạn lại có tỷ trọng giảm qua các năm. Năm 2011 là 22,02%, năm 2012 là 20,01%, năm 2013 là 19,85%. Nguyên nhân phần lớn là do ngân hàng áp dụng mức lãi suất cụ thể 3-4%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn (nguồn: Thông tư 19/2012/TT-NHNN), mức lãi suất quá thấp nên không thu hút được nguồn đầu tư theo phương pháp này.

Nhìn chung, cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn có sự thay

đổi về tỷ trọng không đáng kể qua các năm. Điều này cho thấy sự ổn định và phù hợp trong chính sách về huy động vốn của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 29)