Quy trình cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Ban giám đốc Phòng

2.3.3.Quy trình cho vay ngắn hạn

Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình cho vay cụ thể. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình cho vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình cho vay hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Về mặt quản trị, quy trình cho vay có tác dụng phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận

39

trong hoạt động cho vay, làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn, chỉ rõ các mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động cho vay.

Quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lục Ngạn gồm những bước sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lục Ngạn

(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lục Ngạn)

Bƣớc 1: Phỏng vấn ban đầu và hƣớng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn - Mục đích phỏng vấn người vay nhằm:

+ Quan sát thái độ, phương pháp và nội dung trả lời của khách hàng, phát hiện những mâu thuẫn và các vấn đề không nhất quán hoặc không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nôi dung trả lời phỏng vấn.

+ Nhận xét tư cách, năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm, uy tín của người vay.

+ Giải thích những điểm chưa rõ ràng hoặc còn mâu thuẫn trong hồ so vay vốn. Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. CBTD có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích đẩy đủ, rõ ràng cho khách hàng về thủ tục và điều kiện tín dụng, hồ sơ xin vay để tránh khách hàng phải đi lại nhiều lần gây phiền hà cho khách hàng. Bộ hồ sơ đề nghị vay vón cần thu thập thông tin từ khách hàng như sau: Thông tin và năng lực pháp lý

Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ Bƣớc 2: Thẩm định mức độ đáp ứng điều kiện vay vốn Bƣớc 3: Phê duyệt khoản vay Bƣớc 4: Hoàn

thiện hồ sơ vay vốn

Bƣớc 5: Giải

ngân, thu nợ

Bƣớc 6: Theo

dõi, kiểm tra, đánh giá sau cho vay Bƣớc 7: Xử lý các rủi ro phát sinh Bƣớc 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng

và năng lực hành vi của khách hàng, thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng, thông tin về đảm bảo tín dụng.

Để thu thập được những thông tin trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng nộp những giấy tờ sau: Giấy đề nghị vay vốn, giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ gần nhất, các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,....

Bƣớc 2: Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

Đây là bước quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của khoản vay. Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, CBTD thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng trên cơ sở tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng. Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, CBTD cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay. Các vấn đề trọng tâm cần tập trung phân tích thẩm định như sau:

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng:

Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, có chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu, có giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề (đối với những ngành, nghề pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề), giấy ủy quyền cho vay đối với cho vay hộ gia đình,...

Thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng và khả năng quản lý của khách hàng: Mục tiêu của thẩm định về tính cách và uy tín của khách hàng để hạn chế đến

mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: Rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường và đề phòng, pháp hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng. Bên cạnh đó phải thẩm định khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng, quy mô của khách hàng, quản lý khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, sử dụng nhân công, nắm bắt thị trường,...

Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn: Đối chiếu mục đích đề nghị vay vốn của

khách hàng với danh mục hàng hóa bị cấm lưu thông và dịch vụ thương mại bị cấm theo quy định của pháp luật và các nhu cầu vốn mà ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam không cho vay.

Đối chiếu nhu cầu sử dụng tiền vay theo đề nghị của khách hàng với nhu cầu thực tế và quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và NHNN Việt Nam nếu khách hàng đề nghị vay vốn bằng ngoại tệ.

Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay vốn – trả nợ:

41

người vay. Đối chiếu số vốn tự có tham gia phương án vay – trả nợ của khách hàng với quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia vào phương án vay – trả nợ, đánh giá tính khả thi của vốn tự có. Đánh giá thu nhập của khách hàng và người liên quan: Lương, thu nhập từ tiền gửi, chứng khoán, cho thuê tài sản và các thu nhập hợp pháp khác bằng tiền và tài sản,.... dựa trên các giấy tờ do khách hàng cung cấp và điều tra thực tế.

Thẩm định TSĐB: Để quyết định cho vay hay không, việc thẩm định khách hàng,

phương án sử dụng vốn vay, phương án SXKD,... là điều cần thiết. Tài sản đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được, đồng thời TSĐB cũng làm tăng trách nhiệm trả nợ của người vay và hạn chế sự lừa đảo và trốn tránh trách nhiệm trả nợ của người vay. Do đó, mục đích thẩm định của TSĐB là để xác định tài sản có đúng chủ sở hữu không? Có tranh chấp không? Khi phát mại có dễ bán không? Giá trị thu được thực tế có bù đắp đủ nợ vay gốc, lãi và các loại thuế, phí theo quy định hay không? Việc thẩm định TSĐB được thực hiện theo quy trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ 3 và quy trình nhận đảm bảo bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Bƣớc 3: Phê duyệt cho vay

Xác định số tiền cho vay: CBTD căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị TSĐB, khả năng cung ứng của nguồn vốn ngân hàng và quy định về mức cho vay để xác định số tiền cho vay.

Xác định phương thức cho vay: CBTD thỏa thuận với khách hàng về về việc áp dụng phương thức cho vay. Một số phương thức cho vay chủ yếu được áp dụng khi cho vay là: Phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, cho vay theo dự án đầu tư.

CBTD xác định cách thức áp dụng lãi suất phù hợp với quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo từng thời kỳ.

- Nếu áp dụng lãi suất cố định thì phải xác định được lãi suất cho vay cụ thể - Nếu áp dụng lãi suất thả nổi thì phải xác định được lãi suất cơ sở để tham chiếu, mức phí ngân hàng nằm trong lãi suất cho vay và tần suất xác định lại lãi suất cho vay. Xác định thời hạn cho vay căn cứ vào mục đích vay vốn, khả năng trả nợ, thời hạn sử dụng còn lại của TSĐB và tuổi của khách hàng so với giới hạn về độ tuổi (đối với cho vay tiêu dùng, CBTD thỏa thuận với khách hàng về thời hạn cho vay và thời hạn trả nợ đối với món vay).

Xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi căn cứ vào thu nhập dùng để trả nợ của khách hàng, kỳ hạn trả nợ có thể theo tháng, quý, năm. CBTD thỏa thuận với khách hàng về số kỳ hạn trả nợ, số tiền phải trả từng kỳ hạn và lịch trả nợ gốc.

Xem xét điều kiện thanh toán: CBTD hướng dẫn khách hàng sử dụng hình thức thanh toán thuận tiện nhất, nếu khách hàng có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài, việc chuyển tiền phải được thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNN và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Bƣớc 4: Cán bộ tín dụng hoàn tất các hồ sơ và thủ tục giấy tờ liên quan

Lập tờ trình thẩm định cho vay, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và ghi ý kiến đề xuất.

Soạn thảo hợp đồng tín dụng (HĐTD) phù hợp với quy định hiện hành của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, kết quả thẩm định, đề xuất cho vay của mình hoặc chỉnh sửa theo phê duyệt của của người/cấp có thẩm quyền, hướng dẫn khách hàng ký.

Trình hồ sơ cho vay lên lãnh đạo khối kinh doanh kiểm soát và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy vi tính.

Thông báo kết quả trình phê duyệt cho khách hàng.

Bƣớc 5. Giải ngân, thu nợ

Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung của các chứng từ giải ngân, tiến hành thực hiện giải ngân trên phần mềm giao dịch của ngân hàng. Sau khi giải ngân trên hệ thống, giấy lĩnh tiền mặt sẽ chuyển cho phòng kế toán thực hiện chi tiền mặt cho khách hàng nếu giải ngân bằng tiền mặt, hoặc thực hiện giải ngân bằng chuyển khoản.

Khi đến hạn trả nợ lãi hoặc gốc, căn cứ theo các quy định tại hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng thực hiện thu nợ, lãi, phí.

Bƣớc 6: Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng và khoản vay

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm lưu hồ sơ, theo dõi thường xuyên hoặc định kì, đánh giá khách hàng vay, khoản vay theo mục đích sử dụng vốn vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đánh giá lại tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc thu hồi gốc lãi đến hạn.

Bƣớc 7: Xử lí các rủi ro phát sinh

Trường hợp khách hàng không trả nợ gốc và hoặc lãi đúng kì hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì cán bộ tín dụng sẽ xem xét đề xuất điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ.

Khi khoản vay được phân loại là nợ xấu thì ban quản lí nợ xấu sẽ cùng theo dõi và thực hiện theo các hướng dẫn về xử lí nợ xấu có liên quan.

Bƣớc 8: Thanh lí hợp đồng tín dụng

43

Qua quy trình trên của chi nhánh có thể thấy đối với một khoản cho vay tiêu dùng, cán bộ tín dụng phụ trách sẽ phải thực hiện toàn bộ quy trình từ việc đánh giá khách hàng, lập hồ sơ khoản vay, đánh giá và đăng kí giao dịch bảo đảm, giải ngân và thu hồi nợ, hoàn toàn không có bộ phận khác hỗ trợ. Điều này tạo ra một khối lượng công việc khá lớn cho cán bộ tín dụng, đồng thời có thể dẫn đến rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 38)