Tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 32)

Ban giám đốc Phòng

2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng dƣ nợ tín dụng 380.230 420.690 487.820 40.460 10,64 67.130 13,76 Theo thành phần kinh tế Cho vay TCKT 298.890 310.112 348.231 11.222 3,75 38.119 12,29 Cho vay tiêu

dùng 81.349 110.578 139.589 29.229 35,93 29.011 26,24

Tỷ trọng/tổng

dƣ nợ tín dụng 100 100 100 - - - -

Cho vay TCKT 78,61 73,72 71,39 - - - -

Cho vay tiêu

dùng 21,39 26,28 28,61

Theo kỳ hạn

Cho vay ngắn

hạn 234.214 269.193 300.102 34.979 14,93 30.909 11,48

Cho vay trung

và dài hạn 146.016 151.497 187.718 5.481 3,75 36.221 23,91

Tỷ trọng/tổng

dƣ nợ tín dụng 100 100 100 - - - -

Cho vay ngắn

hạn 61,60 63,99 61,52 - - - -

Cho vay trung

và dài hạn 38,40 36,01 38,48 - - - -

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011-2013)

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng huy vốn để đáp ứng nhu cầu trong hoạt

33

động của mình. Huy động vốn sẽ là cơ sở cho các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Còn việc sử dụng vốn sẽ quyết định lợi nhuận, cũng như rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động của mình.

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng dư nợ tín dụng năm 2012 đạt 420.690 triệu đồng tăng 40.460 triệu tương đương 10,64% so với năm 2011. Năm 2013 chỉ đạt 487.820 triệu đồng, tăng 67.130 triệu ứng với 13,76% so với năm 2012. Do những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2013 có những sự phát triển không ổn định. Theo thông báo từ Tổng cục Thống kê Việt Nam thì năm 2012 GDP Việt Nam chỉ đạt được 5,25% còn sang năm 2013 đạt mức 5,42%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 5,6%, tuy có tăng lên so với năm 2012, chưa kể đến mức lạm phát của năm 2013 là 6,04%, giảm đi so với năm 2012 là 6,81%. Chính vì lẽ đó các chi nhánh ngân hàng được sự chỉ đạo phải làm sao cơ cấu lại khoản cho vay để góp phần phát triển hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại nên dư nợ tín dụng mới tăng như vậy qua các năm.

Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh là các doanh nghiệp, vì thế mà tỷ trọng cho vay đối với bộ phận này cao hơn hẳn so với khối khách hàng cá nhân. Năm 2011, cho vay TCKT là 298.890 triệu chiếm 78,61% tổng dư nợ tín dụng. Năm 2012 là 310.112 triệu chiếm 73,72% tăng 11.222 triệu ứng với 3,75% so với năm 2011. Năm 2013 cho vay TCKT là 348.231 triệu chiếm 71,39% tổng dư nợ tín dụng tăng 38.119 triệu ứng với 12,29% so với năm 2012. Tỷ trọng cho vay TCKT của chi nhánh giảm qua các năm điều này là do tác động của nền kinh tế khiến lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, rủi ro ngân hàng gặp phải là lớn hơn so với lúc tình hình kinh tế phát triển nên ngân hàng đang có xu hướng thu nhỏ quy mô cho vay đối với các TCKT. Đối với cho vay tiêu dùng, năm 2011 tỷ trọng cho vay tiêu dùng là 21,39%, năm 2012 là 26,28%, năm 2013 là 28,61%. Để tăng lợi nhuận và duy trì hoạt động kinh doanh thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn đang dần chuyển hướng tập trung cho vay khách hàng là cá nhân và hộ gia đình khi nhận ra được đây là một thị trường tiềm năng, có thể mang lại nguồn thu nhập lớn trong tương lai vì vậy tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng qua các năm.

Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn: Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ tín dụng. Nguyên nhân cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn vì chính sách hoạt động của ngân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản vay không thường xuyên và có tính chất thời vụ để thích ứng với sự biến động không lường trước được của nền kinh tế. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn là 234.214 triệu chiếm 61,6% tổng dư nợ tín dụng. Năm 2012 là 269.193 triệu chiếm 63,99% tổng dư nợ tăng 34.979 triệu ứng

với 14,93% so với năm 2011. Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn là 300.102 triệu chiếm 61,52% tổng dư nợ tăng 30.909 triệu ứng với 11,48% so với năm 2012. Giá trị cho vay ngắn hạn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của chúng lại tăng trong năm 2012 và giảm vào năm 2013, tuy nhiên sự giảm xuống này không đáng kể vì chi nhánh thực hiện một số khoản cho vay dài hạn đối với những khách hàng thân thiết và có quan hệ lâu năm với mình.

Nhìn chung, tình hình hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn có sự thay đổi đáng kể qua các năm khi tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng mạnh qua các năm, điều này thể hiện sự phù hợp của chi nhánh khi tập trung cho vay đối tượng này. Còn tình hình hoạt động cho vay theo kỳ hạn tại chi nhánh diễn ra tương đối ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 32)