Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 68)

Ban giám đốc Phòng

2.5.3.Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Quy trình cấp tín dụng còn rất phức tạp

Để được cấp khoản tín dụng cho khách hàng, ngân hàng phải tiến hành qua nhiều bước từ nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay, giải ngân, thu nợ,… Điều này làm mất rất nhiều thời gian của khách hàng để có thể hoàn thiện hồ sơ vay theo đúng yêu cầu của ngân hàng. Nếu thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện thì cán bộ chi nhánh sẽ dễ dàng tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay và trong một chu kỳ nhất định, ngân hàng sẽ thực hiện được nhiều khoản vay với khách hàng hơn, làm tăng dư nợ tín dụng và lợi nhuận cho ngân hàng.

Chính sách tín dụng

Chi nhánh thiếu một chính sách tín dụng rõ ràng, chính sách cho vay không phản ứng kịp thời với thực trạng nền kinh tế đầy biến động cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định các khoản vay dẫn đến cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo khe hở

69

Thiếu sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay

Thực hiện đầy đủ việc kiểm tra giám sát khoản vay để có thể nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không, TSĐB có được quản lý tốt hay không, để bảo đảm được khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Vì vậy đây là trách nhiệm quan trọng của cán bộ tín dụng nói riêng và của các cán bộ ngân hàng nói chung. Tuy nhiên các cán bộ tín dụng ở chi nhánh vẫn quá xem nhẹ việc giám sát sau khi vay đặc biệt với khoản vay cá nhân. Theo quy định của chi nhánh Lục Ngạn thì cứ 2 tháng nhân viên tín dụng lại đến địa điểm của khách hàng vay vốn để kiểm tra xem khoản vay có được sử dụng đúng mục đích hay khách hàng đang sử dụng khoản vay có hiệu quả không. Thực tế cho thấy, cán bộ tín dụng không làm công tác kiểm tra theo quy định mà chỉ khi có yêu cầu thì các cán bộ tín dụng mới gọi khách hàng đến ngân hàng để ký vào biên bản kiểm tra giám sát sau vay định kỳ của ngân hàng.

Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Đây là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lục Ngạn. Cán bộ tín dụng có thái độ chủ quan, quá tin tưởng vào khách hàng quen mà coi nhẹ khâu thẩm định, đánh giá người vay, tính khả thi của phương án vay,... sẽ dẫn đến việc cho vay vượt quá khả năng chi trả của khách hàng. Qua kiểm tra của NHNN có tới 40% các khoản nợ quá hạn của khách hàng là từ khâu thẩm định của ngân hàng. Ngoài ra, việc đánh giá sai trong khi xét duyệt các yếu tổ pháp lý hoặc không phát hiện được sai sót trong hồ sơ vay vốn dẫn đến rủi ro tín dụng có thể là do một số cán bộ tín dụng vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích của chi nhánh.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Do khách hàng cố ý gian lận

Việc khách hàng cố ý gian lận để lừa ngân hàng ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lục Ngạn trong thời gian vừa qua bao gồm: Gian lận làm giả BCTC và gian lận TSĐB. Năm 2013, có 2 doanh nghiệp làm giả BCTC để đủ điều kiện vay vốn tại chi nhánh, khi nợ đến hạn trả thì các doanh nghiệp này đã bị phá sản và hoàn toàn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. TSĐB của một số doanh nghiệp trên giấy tờ khác xa so với thực tế, giá trị của chúng khi phát mại thu về rất thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng các khoản cho vay dựa trên những TSĐB này.

Do sử dụng vốn vay không đúng mục đích

Trước năm 2008 khi mà thị trường BĐS đang bước vào thời kỳ phát triển hưng thịnh thì đã có rất nhiều nhà kinh doanh thậm chí là các cán bộ trong ngân hàng cũng có nhu cầu vay vốn với những mục đích hết sức hợp lý và phù hợp với quy định cho

vay của NHNN và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh doanh đều sử dụng nó để mua bán BĐS trên thị trường. Sau một vài năm bùng nổ thị trường BĐS đã xuống dốc và đóng băng khiến các nhà kinh doanh trong lĩnh vực này bỗng chốc bị phá sản do không thể bán được BĐS trong khi lãi vay thì vẫn phải trả. Và cuối cùng khi mà khả năng trả nợ đã không còn thì ngân hàng lại phải chịu rủi ro từ các khoản cho vay này.

Do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả

Thị trường BĐS đóng băng, lạm phát tăng cao kéo theo lãi suất trên thị trường tăng mạnh. Các doanh nghiệp mất nhiều chi phí trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào để tiến hành SXKD, do công tác nghiên cứu thị trường không chặt chẽ, không chính xác dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ồ ạt trong khi không có nơi tiêu thụ. Điều này làm cho lợi nhuận giảm, khả năng trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp này gần như là không có.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

Do sự khó khăn của nền kinh tế: Trong những năm trở lại đây chúng ta đã chứng kiến những biến động đầy “bĩ cực”. Năm mà theo nhận định của TS. Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: “khó khăn chưa từng thấy, khó khăn đến mức chính các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học cũng không lường hết”.

Nhìn ra thế giới, thấy đặc những mảng đen, nào khủng hoảng nợ công châu Âu, nào suy thoái kéo dài của cả nền kinh tế các quốc gia phát triển và mới nổi, nào các bất ổn chính trị của nhiều khu vực... Ngoảnh vào trong nước, gặp phải những bất ổn kinh tế vĩ mô, những nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản đóng băng,... Tất cả như cùng “bắt tay” để tạo nên những hiệu ứng dây chuyền lớn, gây ảnh hưởng nặng nề đến cỗ máy hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng.

Có lẽ chưa bao giờ hai từ “Ngân hàng” lại “hao tốn” nhiều tâm lực của báo giới, các chuyên gia kinh tế… như năm 2013. Từ nghị trường của Quốc hội đến quán nước vỉa hè, từ những nhà điều hành kinh tế vĩ mô đến những người dân bình thường nhất, những tranh biện về ngành Ngân hàng đã luôn trở thành tâm điểm nóng. Điều đó cũng chứng tỏ vai trò của một ngành kinh tế nhạy cảm, mang tính huyết mạch của nước nhà lớn như thế nào.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn: Tuy ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lục Ngạn đã thành lập 17 năm, nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nhưng hiện nay, khách hàng đang ngày càng có xu hướng chuộng các ngân hàng thương mại cổ phần. Cách làm việc của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn linh hoạt hơn và nhanh hơn gây khó khăn trong việc thu hút

71

Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn. Để cạnh tranh nâng cao thị phần, chi nhánh đã tiến hành thẩm định chưa tốt, tạo nhiều khe hở tiềm ẩn rủi ro nợ xấu, minh chứng là nợ quá hạn và nợ xấu đều tăng qua các năm.

Môi trường pháp lý không thuận lợi: Hệ thống văn bản pháp lý chưa chặt chẽ

và đồng bộ, nhiều khi còn quá chồng chéo và mâu thuẫn khiến cho việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Môi trường pháp luật chưa hoàn thiện vẫn tạo nhiều khe hở cho khách hàng dẫn đến việc thu nợ gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện các đăng ký giao dịch bảo đảm và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ quan, ban ngành trong tỉnh chưa đồng bộ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện cũng như việc khai thác thông tin còn khá hạn chế là một tồn tại chưa thể khắc phục được phần nào đã gây ra những cản trở đối với việc thực hiện hoạt động cho vay và chất lượng khoản vay của Chi nhánh trong thời gian qua.

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu và phân tích công tác tổ chức hoạt động cho vay ngắn hạn tại chương 1, chương 2 đã phân tích làm rõ thực hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn, chỉ ra những thành công cũng như những tồn tại của việc mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó, qua đó làm cơ sở để bước vào chương 3 “một số giải phát đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lục Ngạn”.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lục Ngạn - thực trạng và giải pháp (Trang 68)