THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tại ngân hàng thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 37)

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Cùng với sự hoàn thiện và ban hành các luật khác trong thời gian qua, Luật các TCTD ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cao hơn và góp phần hình thành môi trường lành mạnh cho hoạt động của các TCTD tại Việt Nam. Hoạt động của các TCTD đã có những bước chuyển biến tích cực phù hợp với các quy luật của cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong khuôn khổ quy định của Luật các TCTD, hệ thống TCTD được hình thành với sự góp mặt của các ngân hàng và TCTD phi ngân hàng thuộc các hình thức sở hữu khác nhau cùng hoạt động và phát triển, tạo thành một mạng lưới rộng lớn để huy động và cung ứng vốn ngày càng hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, để phân tách rõ ràng hoạt động cho vay chính sách và cho vay thương mại của các TCTD, NHCSXH và Ngân hàng phát triển Việt nam được thành lập với chức năng sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước huy động để cho người nghèo, các đối tượng chính sách và các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức vay ưu đãi, được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước về lãi suất, cơ chế cho vay để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau hơn 9 năm thực hiện Luật các TCTD, số lượng các TCTD tại Việt Nam đã có sự gia tăng mạnh cả về số lượng, nội dung và phạm vi hoạt động. Đối tượng phục vụ các TCTD đã được mở rộng hơn. Nếu như trước đây, các TCTD chủ yếu tập trung cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho những doanh nghiệp nhà nước lớn, có uy tín và các mục tiêu của Nhà nước, từ nhiều năm gần đây, đối tượng khách hàng của các TCTD đã được mở rộng tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ sản xuất, cá nhân sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tại ngân hàng thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 37)