Nội dung của hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tại ngân hàng thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 64)

Nội dung của HĐTD là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Nội dung của HĐTD phải do các bên tự định đoạt trên nguyên tắc đồng thuận về ý chí; thoả mãn những điều kiện:

Các điều khoản của HĐTD phải do chính các bên soạn thảo ra trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Các điều khoản của HĐTD phải phản ánh ý chí đích thực của các bên giao kết và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Các điều khoản của HĐTD phải là kết quả của sự đồng ý giữa các bên giao kết. Sự hoà hợp ý chí chung giữa các bên ký kết là một trong những điều

kiện căn bản để đảm bảo cho sự hữu hiệu của HĐTD. Trái lại, nếu bất kỳ một điều khoản nào đó của HĐTD mà có căn cứ chứng minh rằng không có sự đồng thuận giữa các bên tham gia giao kết thì điều khoản đó có thể bị coi là vô hiệu.

Nội dung HĐTD bao gồm:

* Điều kiện vay đối với Bên Vay:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng thì:

Khách hàng vay tại TCTD là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài. Trường hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định riêng [11].

* Mục đích sử dụng vốn vay

Các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích nào vào HĐTD, bảo đảm nguyên tắc mục đích vay vốn là hợp pháp. Việc thoả thuận điều khoản này trong HĐTD được xem như một giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư là các TCTD, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tuỳ tiện vào các mục đích không đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả thiết thực cho người vay và cũng nhằm quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật, tránh đầu tư vào những ngành, lĩnh vực bị pháp luật cấm hoặc hạn chế kinh doanh. Để bảo đảm lợi ích của cả hai bên và đảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụng một cách hiệu quả, các bên có thể thoả thuận về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ và điều kiện sử dụng vốn đã thay đổi.

* Phương thức thanh toán tiền vay

Đây là điều kiện quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay. Do đó, các bên cần phải thoả thuận rõ ràng số tiền vay được trả theo phương thức nào như: trả toàn bộ một lần, theo từng kỳ hạn hay hoàn trả dần…

* Điều khoản về đối tượng hợp đồng

Trong điều khoản này các bên phải thoả thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi HĐTD đáo hạn.

Số tiền cho vay: hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Trong HĐTD, sự thoả thuận của TCTD và khách hàng về số tiền vay bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật. Số tiền vay được hình thành trên cơ sở mức cho vay của TCTD và sự đồng ý của khách hàng vay đối với quyết định cho vay đó. Để quyết định mức cho vay đối với khách hàng, TCTD phải dựa trên các căn cứ sau:

 Nhu cầu vay vốn của khách hàng.

 Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng.  Căn cứ vào giá trị TSBĐ.

 Căn cứ vào nguồn vốn của TCTD cho vay.

Theo quy định tại khoản 1 điều 128 Luật các TCTD năm 2010 thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách

hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD.

Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động cho vay, tránh hành vi trục lợi từ hoạt động cho vay, pháp luật của hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới đều giới hạn cho vay ở mức thấp hơn đối với một số đối tượng cụ thể như được phân tích tại mục 1.2.2. chương 1 nêu trên.

Đối với nghiệp vụ cho vay để đầu tư chứng khoán: đầu tư, kinh doanh chứng khoán luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam, các nhà đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp chạy theo tâm lý bầy đàn càng làm tăng tính rủi ro trên thị trường chứng khoán. Rủi ro của các nhà đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ không thu hồi được vốn của các ngân hàng, gây ảnh hưởng đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng. Do đó, nhằm hạn chế một lượng vốn của ngân hàng bị đổ sang thị trường chứng khoán và kiểm soát chất lượng tín dụng, tại khoản 4, 5, 6 Điều 126 Luật các TCTD năm 2010 quy định:

TCTD không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát.

TCTD không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD.

TCTD không được cho vay để góp vốn vào một TCTD kshác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp [22].

Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế - quốc tế, các doanh nghiệp trong nước cần phải đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu, để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư lớn này cho các doanh nghiệp đồng thời vẫn đảm bảo được giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với khách hàng, các ngân hàng đã tiến hành cho vay hợp vốn. Đối với các đối tượng hạn chế cho vay quy định tại Điều 20 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, tổng dư nợ cho vay không được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tiền vay, nâng cao khả năng giám sát đối với các hoạt động tín dụng, pháp luật buộc các TCTD phải thực hiện báo cáo NHNN (thông qua trung tâm tín dụng của NHNN) các khách hàng có tổng dư nợ tiền vay từ 5% trở lên so với vốn tự có của ngân hàng. "Tổng dư nợ cho vay đối

với các đối tượng quy định tại Điều 20 Quy chế này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng" [11].

Đồng thời, NHNN cũng quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn và khả năng chi trả của TCTD khi tiến hành cho vay.Quy định này là rất cần thiết vì như chúng ta đã biết thì hoạt động cho vay là một hoạt động luôn ẩn chứa những rủi ro cho các TCTD, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trên thị trường, cũng như sự tồn tại ổn định và an toàn của các TCTD.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 Luật các TCTD năm 2010 thì TCTD phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:

Tỷ lệ khả năng chi trả;

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ;

Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;

Các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn.

Mặt khác, tại Điều 18 của Thông tư 13/2010/TT-NHNN về Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động thì "TCTD chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ dưới đây:Đối với ngân hàng: 80%" [13].

Về tỷ lệ về khả năng chi trả, cũng tại Điều 12 Thông tư 13/2010/TT- NHNN quy định: "Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có các biện pháp

để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau: Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản "Có" thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả" [13].

Hiện nay, việc quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn và khả năng chi trả tại mỗi quốc gia là khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng đánh giá và kiểm soát rủi ro, đồng thời việc xác định căn cứ để tính tỷ lệ trích lập dự phòng giữa các quốc gia là khác nhau. Ngoài các biện pháp dự phòng trên, các TCTD còn phải tuân thủ và duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN.

Lãi suất cho vay: Lãi suất trong HĐTD chính là giá cả mua bán tiền vốn. Tính theo thời điểm trả lãi, thì có ba cách là trả lãi theo định kỳ, trả lãi trước và trả lãi cuối kỳ.

Pháp luật hiện tại chưa có quy định cụ thể về mức lãi suất cho vay, mà mức lãi suất cho vay là do TCTD và khách hàng thỏa thuận phù hợp với các quy định của NHNN Việt Nam. Ta có thể tổng hợp các quy định của pháp luật theo từng thời kỳ như sau:

* Giới hạn lãi suất trong hạn:

Từ tháng 01/1996 đến 04-08-2000: lãi suất cố định từ 1,75 đến 0,85%/tháng (12 lần thay đổi);

Từ 05/08/2000 đến 31/05/2001: lãi suất bằng (0,75-0,6)% + <=(0,3 - 0,5)%/tháng.

Từ tháng 06/2001 đến 31/12/2005: Tự do thỏa thuận, không có giới hạn. Từ tháng 01/2006 đến tháng 04/2010: <=150% lãi suất cơ bản (Điều 476 khoản 1 Bộ luật dân sự năm 2005).

Từ 14/04/2010 đến nay: Tự do thỏa thuận, gần như không có giới hạn (Thông tư số 12/2010/TT-NHNN).

* Giới hạn lãi suất quá hạn:

Từ 15/11/1991 đến 04/08/2000: Bằng 150% lãi suất trong hạn. Từ 05/08/2000 đến 31/05/2001: Không quá 150% lãi suất trong hạn.

Từ tháng 1 năm 2006 đến nay: Theo lãi suất cơ bản (Điều 475 khoản 5 Bộ luật dân sự năm 2005), tức = Lãi suất cho vay + Lãi suất cơ bản.

Theo quy định trên thì NHNN chỉ đề ra mức lãi suất cơ bản chứ không đề ra một mức lãi suất cụ thể. Một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong việc xác định mức lãi suất phù hợp cho từng đối tượng khách hàng vay khác nhau.

* Thời hạn vay và phương thức tính lãi

Thời hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận trong HĐTD giữa TCTD và khách hàng. Các bên phải ghi rõ trong HĐTD về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả sau. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước về khả năng này trong HĐTD, còn thời gian gia hạn sẽ được các bên tiến hành thoả thuận sau trong quá trình thực hiện HĐTD. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa TCTD và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ tiền vay cho TCTD.

Theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17-5-2001 của Thống đốc NHNN thì thời gian chuẩn tính lãi được quy ước là một năm có 360 ngày, một tháng có 30 ngày, không phân biệt tháng có 28, 29, 30 hay 31 ngày.

Hiện tại, các NHTM thường sử dụng cách tính lãi suất được áp dụng trong HĐTD theo hai phương thức cơ bản là lãi suất cố định và lãi suất thay đổi (hay còn được gọi là lãi suất thả nổi). Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suất cố định, thì lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay, bất kể lãi suất thị trường có tăng lên hay giảm xuống. Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suất thay đổi thì sẽ điều chỉnh lãi suất lên, xuống dựa vào lãi suất thị trường. Căn cứ này phải được thoả thuận một cách cụ thể thì mới tránh vướng mắc.

Ví dụ 1 về cách ghi lãi suất thay đổi trong HĐTD:

Lãi suất trong Hợp đồng này được điều chỉnh theo định kỳ 3 tháng/lần, kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Lãi suất mỗi lần điều chỉnh được tính bằng lãi suất tiết kiệm loại 12 tháng thông thường của Ngân hàng A cộng với 5%/năm nhưng bảo đảm không thấp hơn 10%/năm.

Cần lưu ý trường hợp cho vay tính lãi trên số nợ gốc vay ban đầu (add-on), thì lãi suất thực tế cao hơn nhiều so với con số công bố.

Ví dụ 2 về cách tính lãi:

Công ty A ký HĐTD vay 10 tỷ đồng, với lãi suất 12%/năm, trong thời hạn 20 tháng, trả nợ gốc và lãi hàng tháng.

Nếu theo cách tính lãi suất thông thường theo dư nợ thực tế, tức là lấy số tiền nợ gốc còn lại (giảm dần) nhân với lãi suất, thì tổng số tiền lãi phải trả sẽ là 1,05 tỷ đồng.

Nếu theo cách tính lãi suất ít phổ biến và thường được áp dụng trong cho vay tiêu dùng, là tính lãi trên số nợ gốc vay ban đầu (không đổi), thì tổng số tiền lãi phải trả sẽ là: 10 tỷ đồng x 20 (tháng) x 1%/tháng = 2 tỷ đồng.

Như vậy, nếu cách tính lãi này quy đổi theo cách tính lãi thứ nhất, thì tuy công bố là lãi suất 12%/năm, nhưng thực chất mức lãi suất sẽ lên đến trên 21,63%/năm.

Thực tế các NHTM gặp một số khó khăn, bất cập khi áp dụng quy định về lãi suất vay trong BLDS 2005; về mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản với lãi suất cho vay trong BLDS 2005 và Luật NHNN, Luật các TCTD năm 2010 cũng như Thông tư 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010, cụ thể:

Thứ nhất: Tranh chấp lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với

khoản nợ quá hạn giữa quy định của BLDS năm 2005 và Quy chế cho vay của NHNN.

Theo khoản 2 Điều 313 BLDS 1995, trong trường hợp người có nghĩa vụ chậm trả tiền thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do NHNN quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, bên vay vay có lãi mà khi đến hạn không trả hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc là lãi theo lãi suất nợ quá hạn của NHNN tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (khoản 5 Điều 471 BLDS 1995). Đến BLDS 2005, cách tính lãi suất đã khác so với BLDS 1995. Cụ thể: tại khoản 5 Điều 474 BLDS năm 2005 quy định "Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ". Trong khi đó, tại khoản 2 điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN lại quy định "Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong HĐTD nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong hạn". Điều đó cho thấy rằng, pháp luật

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tại ngân hàng thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)