HĐTD là một loại của hợp đồng dân sự nên các bên khi giao kết phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết, nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết do pháp luật quy định. Nhưng tự do của mỗi chủ thể phải "không trái với pháp luật, đạo đức xã hội". Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi chủ thể vừa có quyền "tự do giao kết hợp đồng" vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, đạo đức xã hội.
- Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng.
Khi các bên bình đẳng với nhau về mọi phương diện trong giao kết hợp đồng, thì ý chí tự nguyện của các bên mới thực sự bảo đảm; những hợp đồng được giao kết thiếu bình đẳng và không có sự tự nguyện của các bên sẽ không được pháp luật thừa nhận. Tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc đe doạ đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết; vì thế nó bị vô hiệu.
HĐTD là một dạng của hợp đồng thương mại nên các bên khi giao kết phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng
Hợp đồng là sự thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, do đó việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên. Điều đó có nghĩa là các bên tham gia quan hệ hợp đồng có quyền tự do bày tỏ ý chí của mình. Việc bày tỏ ý chí đó là tự nguyện chứ không phải do sự áp đặt cưỡng bức của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Quan hệ HĐTD chỉ hình thành và có giá trị nếu các bên thống nhất ý chí với nhau một cách tự nguyện. Trong cơ chế thị trường việc giao kết hợp đồng là nhu cầu của chính người kinh doanh. Do đó, pháp luật đã ghi nhận nguyên tắc tự nguyện trong việc giao kết hợp đồng thương mại và là quyền của người kinh doanh, đó là nguyên tắc tự do hợp đồng. Người kinh doanh có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, tự do thoả thuận nội dung hợp đồng, tự do về việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Điều này được thể hiện thông qua việc TCTD tự chịu trách nhiệm về quyết định trong cho vay của mình; không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của TCTD. Còn đối với khách hàng vay có quyền vay của bất kỳ TCTD nào, có thể ký kết vay vốn tại một hoặc nhiều TCTD, được lựa chọn vay theo các thể thức luật định.
- Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để giao kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đều có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia mà không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Trong quan hệ hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phải tương xứng với nhau. Bên nào cũng có quyền và có nghĩa vụ, đều phải chịu trách nhiệm với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Nguyên tắc không trái pháp luật.
Các điều khoản mà các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thoả thuận phù hợp với pháp luật. Nếu các bên thoả thuận trái pháp luật thì những thoả thuận đó sẽ không có giá trị (vô hiệu). Khi ký kết hợp đồng phải căn cứ vào chức năng hoạt động kinh tế của mình và tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của bên cùng ký, nếu không hợp đồng của các bên ký kết sẽ vô hiệu. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh doanh, buộc các chủ thể kinh doanh chỉ được phép hoạt động trong phạm vi đăng ký kinh doanh.
HĐTD là loại hợp đồng đặc biệt
Do chủ thể tham gia giao kết cũng như đối tượng của hợp đồng có khác biệt so với các loại hợp đồng khác nên khi giao kết các bên tuân theo nguyên tắc riêng như sau:
- Nguyên tắc thứ nhất: Mục đích vay vốn trong hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, đồng thời khách hàng vay vốn của TCTD phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong HĐTD.
Vốn vay ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp là nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp phải gắn với mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để được vay vốn, bên đi vay phải giải trình với ngân hàng về mục đích vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thực hiện đúng nội dung của nguyên tắc này, ngân hàng và bên đi vay sẽ tiến hành hoạt động của mình được bình thường, hiệu quả và tránh tình trạng đầu tư sai mục đích, thất thoát, lãng phí vốn từ phía khách hàng.
Đây là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả của các TCTD.Việc tuân thủ các nguyên tắc về vay vốn và điều kiện vay vốn sẽ giúp các TCTD tránh được các rủi ro trong quá trình kinh doanh, bởi các TCTD có thể cho vay theo hình thức, phương thức, thời hạn khác nhau, điều đó tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay
của khách hàng với những đảm bảo cần thiết cho việc vay vốn. Do vậy, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các TCTD. Rủi ro có thể từ phía người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi khi đến hạn thanh toán hay rủi ro xuất phát từ phía TCTD do cách tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh kém, không hiệu quả, kinh doanh không có lãi. Việc thực hiện đúng các nguyên tắc và điều kiện vay vốn sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của TCTD, cũng như vị trí và uy tín của TCTD đó trên thương trường.
- Nguyên tắc thứ hai: Khách hàng vay vốn phải hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong HĐTD. Đây là nghĩa vụ tất yếu của khách hàng vay khi vay vốn của TCTD, mặc dù vậy pháp luật vẫn đặt ra một nguyên tắc về nó, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc hoàn trả nợ