Nội dung của pháp luật về hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tại ngân hàng thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34)

Trong hệ thống pháp luật về hoạt động cho vay, pháp luật về HĐTD quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giao kết HĐTD; về năng lực chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao kết HĐTD; về mức cho vay, lãi suất cho vay; về điều kiện vay vốn; về việc thực hiện HĐTD; về các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐTD; về giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD và việc chấm dứt hiệu lực của HĐTD…

Sau khi Quốc hội thông qua Luật các TCTD 1997 và cho đến nay khi Luật các TCTD 2010 thay thế Luật các TCTD 1997, Thống đốc NHNN đã lần lượt ban hành Quy chế cho vay vốn của các TCTD đối với khách hàng kèm theo các Quyết định số 324/1998 ngày 30/9/1998; Quyết định số 284/2001/QĐ-NHNN ngày 25/8/2001 và Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627 nêu trên. Quy chế cho vay do NHNN ban hành có tính chất nguyên tắc chung, tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD và khách hàng thỏa thuận với nhau về điều kiện vay vốn, đề cao tính độc lập, tự chủ và tự quyết của TCTD trong việc cho vay và thu nợ, từng bước tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, trong các lần sửa đổi, bổ sung pháp luật về HĐTD, quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước qua những lần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về HĐTD đã phản ánh được những điểm mới, tiến bộ, phù hợp với các quan hệ kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu mở cửa thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng dịch vụ của các TCTD, đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các TCTD tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tại ngân hàng thương mại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34)