Dự báo xu hướng phát triển của thị trường

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Một số giải pháp Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty cổ phần Dệt Mùa Đông (Trang 66)

May mặc là một ngành công nghiệp mà cá nước phát triển có xu hướng chuyển đầu tư ra nước nghèo, các nước kinh tế chậm phát triển hoặc đang phát triển, nơi có nguồn lao động nhiều và rẻ. So với nhiều ngành kinh tế khác, may mặc là ngành có nguồn vốn đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, thu hót được nhiều lao động. Trong những năm tới, khi mà những đòi hỏi về chất lượng và khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao thì việc cạnh tranh khách hàng sẽ trở nên hết sức quyết liệt nhất là đối với Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á - khối ASEAN.

Ở trên thế giới, tầng lớp thanh thiếu niên ngày nay đang trở thành lực lượng tiêu dùng quan trọng. Lứa tuổi thanh thiếu niên ngày nay có thu nhập cao hơn, chi tiêu nhiều hơn so với trước đây, và tỷ lệ dành cho mua sắm quần áo cũng rất lớn. Lứa tuổi này rất chú trọng đến những loại quần áo hợp thời trang và “đồ hiệu”. Đồng thời, họ cũng rất nhanh chóng thích ứng với kiểu bán hàng mới trên mạng, tạo ra cơ hội cho các công ty bán hàng qua mạng Internet. Đây là một phong cách mua hàng đã có rất nhiều ở nước ngoài nhưng ở thị trường trong nước thì rất hạn chế nên hoạt động tiêu thụ có bị ảnh hưởng phần nào đó. Mặc dù vậy, đối với các sản phẩm áo len, bít tất thì tầng lớp thanh thiếu niên có thể nói có quan tâm đến nhưng không nhiều lắm. Họ quan tâm tới các loại áo khoác, áo thun, áo phông lạ mắt và hợp thời trang. Do vậy đối với lứa tuổi này điều cần làm là kích thích họ nhận biết được thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của công ty qua đó khi đã trưởng thành họ sẽ nhớ tới nhãn hiệu của công ty nếu họ có nhu cầu về các

sản phẩm đó. Vì trên thực tế, con người thay đổi nhu cầu đối với các sản phẩm hàng hoá mà họ tiêu dùng qua các giai đoạn khác nhau. Điều này khiến công ty nên quan tâm tới người tiêu dùng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống của họ hay nói cách khác 1 sản phẩm hàng hoá là không cần thiết đối với người tiêu dùng tại thời điểm này nhưng không có nghĩa là họ sẽ không quan tâm tới sản phẩm hàng hoá đó tại thời điểm khác trong cuộc sống của họ.

Lứa tuổi từ 40 trở lên chiếm 34% tổng dân số, và dự đoán sẽ tăng lên 38% trong năm tới.Những người thuộc lứa tuổi này có xu hướng dành tỷ lệ chi tiêu lớn hơn cho mua nhà, chi phí học đại học của con cái, và các khoản tiết kiệm khi về hưu. Sự cắt giảm tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm quần áo buộc họ phải tìm kiếm những sản phẩm một mặt vẫn đáp ứng được những giá trị mà họ mong muốn, nhưng quan trọng hơn nó phải phủ hợp với khoản tiền đã dự định chi tiêu. Mặc dù vậy, họ vẫn là nhóm người chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng mức tiêu thụ quần áo.

Sù gia tăng số lượng người ở lứa tuổi 60 trở lên cũng là một dấu hiệu tốt cho các nhà sản xuất hàng may mặc. Nhóm người tiêu dùng này ít quan tâm đến thời trang và chú ý nhiều hơn đến sự thoải mái và tiện dụng, phù hợp với lối sống và hoạt động của họ.

Tóm lại, tuổi tác có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu của người tiêu dùng vì trên thực tế, con người thay đổi nhu cầu đối với các sản phẩm hàng hoá mà họ tiêu dùng qua các giai đoạn khác nhau. Điều này khiến công ty nên quan tâm tới người tiêu dùng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống của họ hay nói cách khác 1 sản phẩm hàng hoá là không cần thiết đối với người tiêu dùng tại thời điểm này nhưng không có nghĩa là họ sẽ không quan tâm tới sản phẩm đó tại thời điểm khác trong cuộc sống của họ.

Ngày nay, giá cả và chất lượng trở thành một yếu tố quyết định khi mua quần áo, và việc này đã dẫn đến một sức đột phá về giá đối với ngành may mặc. Yếu tố này đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu từ các nước có chi phí nhân công thấp và làm dịch chuyển sản xuất của các công ty Tư Bản ra nước ngoài, và có thể nói đây là một cơ hội tốt đối với các công ty may mặc Việt Nam vì qua thực tế tìm hiểu giá gia công may của Việt Nam từ 0,2 đến 0,3 USD/giờ thấp hơn từ 2 đến 18 lần so với các nước ASEAN và từ 100 đến 150 lần so với các nước như Nhật, Đức, Mỹ…Nhưng cũng cần phải thấy rằng lợi thế này của ta không phải là yếu tố ổn định trong cạnh tranh vì khi trình độ kỹ thuật được nâng cao lợi thế về lao động sẽ không còn được duy trì mãi. Ngoài ra, sự phân hóa nhu cầu thành những phân đoạn thị trường đặc trưng cũng là tín hiệu cho phép các nhà sản xuất có thể tập trung phát huy ưu thế của mình trong từng phân đoạn thị trường mục tiêu.

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Ngoài các thị trường truyền thống là cộng đồng châu Âu, Nhật Bản và các nước trong khu vực khác, việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc rất to lớn. Đó là vận hội lớn để phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá may mặc của nước ta.

Các nước kinh tế phát triển Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Bỉ…mặt hàng yêu cầu chất lượng cao, đồng bộ như áo sơ mi nam nữ, complê, bộ quần áo bò, váy và gi-lê bằng vải bò, các loại áo khoác vải bò bằng da thật, áo blu từ vải dệt kim mỏng, mắt đan nhỏ hoặc từ vải mền, vải nhân tạo, tráng bọc với vải nền, áo jăcket bằng vải chất lượng cao nhưng không nặng lắm gây tâm lý thoải mái cho người mặc, áo sơ mi với tính thời trang cao, mát, dễ chịu khi mặc, áo len mặc ấm áp vào mùa đông nhưng không quá nặng,

Các nước có thu nhập cao nhưng trình độ kinh tế chưa phát triển, yêu cầu về mặt hàng may mặc cũng ngày một đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm cũng như tính thời trang như các nước thuộc châu Phi và một số nước thuộc châu Mỹ la Tinh.

Các nước Đông Âu, EU, châu Á đã có nhiều quan hệ mặt hàng với các công ty may mặc trong nước cũng có yêu cầu ngày một cao về chất lượng, kiểu dáng đòi hỏi ngành may mặc nước nhà phải có những chính sách phù hợp, những thay đổi kịp thời thì mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Còn thị trường trong nước tính đến những năm đầu thế kỷ 21 đã lên tới hơn 80 triệu dân, kinh tế nước nhà đang có chiều hướng phát triển thuận lợi, thu nhập cũng như khả năng tiêu dùng được nâng lên nhưng chủ yếu là ở các tỉnh, thành phố lớn và cũng vì thế nhu cầu về ăn mặc của người dân ngày càng đa dạng, phong phú. Điều này đòi hỏi các công ty may mặc trong nước cần phải nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới mới có thể đáp ứng, thoả mãn khách hàng trong nước.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Một số giải pháp Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty cổ phần Dệt Mùa Đông (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w