Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETTING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ NAM NINH (Trang 46)

1. Định hướng phát triển của Công ty

1.1 Định hướng phát triển chung

- Tăng trưởng ổn định, nâng cao doanh số

- Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường về các vùng như: nông thôn, miền núi...nâng cao thị phần

- Tăng cường khả năng cạnh tranh với các công ty khác

- Sử dụng các trung gian phân hối để tăng cường việc bao phủ thị trường trong chiến lược cạnh tranh với các hãng khác.

- Phục vụ thị trường hiện với hiệu quả cao nhất, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh.

-Định vị hình ảnh của công ty trên thị trường, giành lợi thế của khách hàng, nâng cao uy tín của nhãn hiệu công ty thông qua cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý, và các dịch vụ đầy đủ nhất.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, quản lý công ty bằng hệ thống thông tin.

- Kết hợp hài hòa giữa kinh doanh với các sở ngành liên quan nhằm hoạt động kinh doanh tốt hơn.

- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong sản xuất kinh doanh, kiện toàn bộ máy tổ chức.

- Tăng cường công tác truyền thông, hoạt động quảng cáo, môi giới thương mại...

- Cần mở rộng mặt hàng, nguồn hàng, ngành hàng kinh doanh, đưa hoạt động dịch vụ tiếp nhận, vận chuyển vào hoạt động kinh doanh nhằm đa dạng hóa các nghành kinh doanh.

Cây mục tiêu của công ty

Mục tiêu chiến lược của công ty và chiến lược kinh doanh

Mục tiêu của chiến lược sản phẩm

Mục tiêu của chiến lược giá

Mục tiêu của chiến lược phân phối Mục tiêu của chiến lược xúc tiến + Định vị sảm phẩm + Phát triển sản phẩm + Nhãn hiệu sản phẩm + Bao bì đóng gói + Các lĩnh vực khác + Định giá cho sản phẩm + Cách thức định giá + Phân biệt giá + Điều chỉnh giá + Các lĩnh vực khác + Thiết kế kênh phân phối + Tổ chức, quản lý kênh phân phối + Các quyết định về phân phối sản phẩm +Các lĩnh vực khác + Quảng cáo + Khuyến mại + Tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm + Bán hàng trực tiếp + Quan hệ công chúng Mục tiêu của chiến lược marketing

* Định hướng về sản phẩm trong 3 năm:

+ Tiến hành phân loại sản phẩm của công ty: có nhiều cách để phân loại sản phẩm nhưng ta có thể phân loại sản phẩm theo thói quen và hành vi mua của khách. Vì vậy sản phẩm cần đảm bảo về số lượng và chất lượng.

+ Thêm vào đó là các quyết định về nhãn hiệu cho sản phẩm của công ty. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm về lương thực khiến khách hàng cảm giác không an tâm vào loại hàng mình mua. Vì thế để sản phẩm có mặt trên thị trường thì trong những năm tới đây công ty cần phải tạo dựng cho mình một thương hiệu về sản phẩm.

+ Cải tiến và phát triển sản phẩm mới: thực tế sản phẩm bao giờ cũng có chu kỳ của nó, trong các chu kỳ sống của sản phẩm thường gồm các giai đọn khác nhua chúng phụ thuộc vào ngành kinh doanh sản phẩm, công nghệ và thị trường. Chu kỳ sống của sản phẩm có thể gồm bốn giai đoạn và đọ ngắn dài của các giai đoạn là khác nhau. Việc phát triển sản phẩm mới là nhiệm vụ quan trọng của công ty, căn cứ vào các đoạn thị trường của công ty có thể xác định hướng tăng trưởng cho sản phẩm:

Định hướng tăng trưởng cho các sản phẩm. Sản phẩm Thị trường Loại sản phẩm Các loại lương thực trung bình( gạo tẻ, gạp nếp ngắn cây, đậu tương, sắn..) Các loại lương thực đặc sản, chất lượng cao(gạo tám thơm,

gạo nếp cái hoa vàng, gạo nứt..) Vị trí của đoạn thị trường Hà Nội và các thành phố khác Xâm nhập thị trường tiến tới các khách hàng có nhu cầu thấp Phát triển sản phẩm đến khách hàng có thu nhập cao,nhóm tiên phong. Tỉnh huyện, nông

thôn, miền núi

Phát triển thị trường Đặc biệt chú ý tới khách hàng

+ Các chính sách về giá:

Tìm hiểu chính sách về gía của các đối thủ cạnh tranh. Có thể giảm được giá thành thì giảm.

Ưu đãi hơn với giá về vùng nông thôn, miền núi.. Giảm giá sản phẩm cho các hợp đồng lớn.

Tìm nguồn đầu vào mà giá thành hợp lý.

Kết hợp chính sách một giá và chính sách giá lin hoạt + Các chính sách về phân phối:

Trong 3 năm tới đây mở rộng mạng lưới thị trường ra các tỉnh miền trung và miền nam, đặt các điểm phân phối tại những nơi thuận tiện giao thông và có tiềm năng phát triển. Tìm kiếm các hợp đồng lớn từ các tỉnh trên khắp đất nước. Không hạn chế giao hàng ở từng khu vực. Tăng thêm kênh phân phối, tạo cho mạng lưới phân phối dày đặc...

Công ty cần xây dựng một kênh phân phối và thiết lập các điểm bán hàng một cách hoàn chỉnh bởi lẽ muốn tăng doanh số và giữ vững thị trường công ty cần phải có mạng lưới phân bố rộng khắp, không bỏ lỡ những đoạn thị trường nằm trong khả năng của công ty.

Công ty cần xây dựng lực lượng bán hàng trực tiếp mặc dù đội ngũ bán hàng này không đem lại hiệu quả lớn.

Công ty cần phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị, bộ phận tạo nên sự hài hòa tránh ùn tắc trong khâu lưu thông, phân phối.

+ Chính sách xúc tiến:

Hoạt động quảng cáo là quan trọng với việc kinh doanh. Tiến hành quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên thị trường qua các phương tiện thông tin đại chúng. Lập web để tiện giao dịch, đặt hàng.

Các đại lý bán buôn, bán lẻ thường có logo và nhãn hiệu của công ty tại đó tạo cho khách hàng sự tin tưởng.

Tham gia các buổi hội chợ giới thiệu sảm phẩm. Có chính sách khuyến mại cho khách hàng.

Tiếp nhận thông tin và lưu lại thông tin của khách hàng.

* Định hướng phát triển thị trường:

- Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty còn quá đơn giản chủ yếu là do kinh nghiệm để lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện tính chủ quan chứ chưa thực sự khách quan trong việc nghiên cứu, phân tích và tổng hợp. Trong thời gian tới công ty cần tăng cường công tcas nghiên cứu thị trường vì thị trường gips doanh nghiệp tồn tại và phát triển, thị trường là luôn luôn biến động và xu hướng của nó có thể là cơ hôi nhưng cũng có thể là nguy cơ của công ty. Nghiên cứu thị trường phải đặt khách hàng trong mối quan hệ giằng buộc của môi trường vĩ mô và vi mô doanh nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu thị trường cần phải đảm bảo các yêu cầu: chính xác, đầy đủ và cập nhật. Chính xác nghĩa là phải phản ánh đúng tình hình thực tể diễn ra trên thị trường. Nghiên cứu thị trường là hải nghiên cứu một cách tổng hợp vì vậy thông tin phải đầy đủ, phải phải ánh tất cả những sự việc, hiện tượng liên quan. Việc nghiên cứu thị trường của công ty có thể thực hiện bằng các sau:

+ Tự tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin. Để thực hiện được công ty cần có một bộ phận thu thập, tổng hợp, nhiên cứu và đưa ra các quyết sách thích hợp. Bộ phận này cần được hỗ trợ bởi tất cả các phòng ban đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận và mục đích chung của công ty.

+ Thu thập thông tin từ tất cả các tổ chức, các đơn vị khác. Công ty có thể sử dụng thông tin tổng hợp từ các tổ chức khác đặc biệt là từ việc nghiên cứu của công ty.

- Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.

Sau khi hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã xây dựng được mối quan hệ với đông đảo khách hàng rộng khắp các tỉnh, thành. Khách hàng của công ty rất đa dạng.

Tuy nhiên việc phân đoạn thị trường chỉ mang tính chất tương đối tùy thuộc vào mức độ chi tiết của phân đoạn, bởi lẽ mỗi đoạn thị trường lại có thẻ phân thành các đoạn thị trường nhỏ hơn với đặc điểm cụ thể hơn.

Dưới đây là một số thị trường mà công ty cần quan tâm: Thị trường Hà Nội, thị trường Hải Phòng, Thái Nguyên...đó là các thành phố lớn tập trung các nhu cầu khác nhau.

* Định hướng phát triển về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị:

Luôn đổi mới công nghệ là cải tiến và hoàn thiện dần công nghệ đã có hoặc thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới.

Lựa chọn công nghệ tối ưu: Trên tất cả các phương diện góc độ kỹ thuật, kinh tế và tài chính. Đảm bảo được tính hiệu quả và tính khả thi.

Để công ty ngày càng phát triển mạnh, công ty nên đầu tư thêm một số loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất:

+ Mua thêm máy xay xát thóc, máy lọc sạn..

+ Phương tiện vận chuyển chuyên dụng cho công ty + Mở thêm kho chứa hàng.

+ Máy tính tiền.

+ các loại cân tạ, cân đồng hồ.

+ Sử dụng các hình thức sửa chữa máy móc công nghệ hợp lý, tiết kiệm thời gian, chi phí cho công ty.

+ Xây dựng thêm cơ sở hạ tầng: mở thêm kho chứa hàng, xưởng sản xuất, chế biến.

+ Các phòng ban được thiết kế hợp lý, mắt xích với nhau.

* Định hướng phát triển đội ngũ lao động:

Để phát triển tốt công ty và có hiệu quả thì đội ngũ nhân viên chiếm yếu tố quan trọng, dù có chiến lược tốt hay máy móc hiện đại mà không có đội ngũ nhân viên thực hiện thì việc phát triển công ty cũng khó thuận lợi.

+ Trong những năm tiếp theo công ty tuyển dụng thêm những lao động có năng lực, có kiến thức chuyên sâu về ngành.

+ Tuyển thêm nhân viên nghiên cứu thị trường. + Những lao động phổ thông khỏe mạnh

+ Thưởng chi nhân viên làm việc tích cực + Đề bạt những người có năng lực.

Việc phát triển đội ngũ lao động nhằm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, biến họ thành những thành viên có giá trị cho công ty.

Tạo động lực cho người lao động bằng cách: thêm các khoản tiền thưởng, tiền phụ cấp, hàng tháng quý tổ chức cho nhân viên đi ăn uống, giải trí mang lại cho họ tâm ý phấn khởi thoải mái.

Phát triển và hoàn thiện đội ngũ lao động của công ty là một yếu tố thành công lớn cho công ty.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETTING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ NAM NINH (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w