2. Phân tích thực trạng đẩy mạnh hoạt động marketing của Công ty
2.2 Thực trạng các hoạt động về giá cả
Chính sách giá cả đề cập đến tổng thể các nguyên tắc, phương pháp và giải pháp tác động vào giá cả nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, đem lại lợi ích lớn nhất cho cả DN và khách hàng trong tường thời kỳ cụ thể.
Nội dung chủ yếu của chính sách giá cả liên quan tới các vấn đề như: Cách thức đặt giá, hay chu kỳ sống của sản phẩm, giảm giá và chiết khấu, các điều kiện về thanh toán như thời hạn, phương thức, bán chịu...
Chính sách giá cả thường đề cập đến phương thức hình thành giá cả, giới hạn của giá cũng như chính sách giá cả cụ thể ở toàn bộ thị trường.
Bất kỳ công ty nào cũng đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn. Công ty cố phần lương thực HNN đã đề ra mục tiêu định giá nhằm thực hiện mục tiêu đó.
Trong thời kỳ kinh tế mở, giá cả là giá của thị trường, công ty phải định giá sao cho giá của mình không cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh
một mặt hàng hoặc giá tương quan thấp hơn các sản phẩm có khả năng thay thế. Hiện nay công ty áp dụng cách thức định giá khá đơn giản:
Giá bán = giá nhập + chi phí kinh doanh khác + lợi nhuận (tính theo đơn vị sản phẩm)
Nhìn vào các bộ phận cấu thành giá ta thấy rằng công ty đang theo đuổi mục tiêu đạt được lợi nhuận mục tiêu trên tổng vốn đầu tư. Với cách định giá như vậy về cơ bản giúp công ty thu hồi được một khoản lựi nhuận nhất định. Bên cạnh đó giá nhập của công ty có thể thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt , việc đánh giá như vây sẽ dẫn đến doanh số bán hàng bị giảm sút đây là vấn đề chung mà không ít các doanh nghiệp gặp phải và chỉ có ở doanh nghiệp rộng. Thứ 2 cách định giá của công ty không phản ánh được đầy đủ cạnh tranh. Công ty sẽ kém lợi hơn các công ty vừa và nhỏ khác.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của công ty + Ảnh hưởng của môi trường cạnh trạnh
Trong quá trình định giá, công ty cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường cạnh tranh. Với số lượng đối thủ cạnh tranh lớn, gồm nhiều công ty nhà nước và tư nhân mà mức độ tập trung củ các đối thủ cạnh tranh vẫn tiếp tục gia tăng cả về số lượng lẫn vị thế và quy mô hoạt động bởi nghành lương thực. Vì thế, công ty sẽ phải điều chỉnh mức giá của mình nhằm cạnh tranh có hiệu quả nhất.
+ Ảnh hưởng của nhà cung cấp.
Việc tạo nguồn mua hàng của các công ty được thực hiện dưới hai hình thức nhập và mua của các chủ hàng khác. Công ty có thể mua hàng từ các nhà cung ứng thường xuyên cho công ty, hoặc các xưởng, kho nhỏ lẻ, của các đại lý bán buôn hoặc thu mua trực tiếp của người nông dân. Tuy nhiên rất nhiều công ty cạnh tranh nên dưới áp lực từ nhiều phía, nhà cung cấp sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến công ty.
Mặt hàng Đơn vị
tính Giá của công ty
Giá của đơn vị khác
Gạo tẻ
Gạo tám( bắc hương) kg 12.500 12.500
Gạo thường ( tạp dao) kg 10000 9.500
Gạo nếp kg 14000 15000
Gạo nếp giống dài cây kg 14.500 16000
Gạo nứt kg 11000 12000
Các loại đậu tương kg 20000 22000
(Nguồn: công ty)
Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy rằng giá của công ty luôn bằng và thấp hơn giá của công ty khác biệt các loại lương thực kém chất lượng , nhập lâu, chốn thuế...Nhưng cũng cần phải nói thểm rằng các sản phẩm của công ty đảm bảo chất lượng, mà giá cũng chỉ ngang bằng thậm chí còn rẻ hơn nhiều. Đây là giá mà công ty đã điều chỉnh với nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh được với đối thủ nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn cần được công ty đầu tư nghiên cứu thỏa đáng.
Với việc định giá sản phẩm như vậy công ty có được ưu điểm:
+ Vẫn giữ được mức giá bình ổn, không tăng giá thành như các công ty khác: Công ty không tăng giá sản phẩm hoặc có tăng thì tăng nhẹ không gây dư luận xôn xao.
+ Tạo được lòng tin cho khách hàng: Càng ngày càng tạo được mối quan hệ với khách hàng, khách hàng quen nhiều.
+ Tạo được nhiều hợp đồng . + Doanh thu lớn.
Tuy nhiên vẫn còn một số những điểm hạn chế về chính sách giá ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty:
+ Giá cạnh tranh trên thị trường làm cho một số công ty khác cũng điều chỉnh mức giá như công ty
+ Lợi nhuận không cao
+ một số nhà cung ứng gây khó dễ trong việc nhập sản phẩm đầu vào của công ty.