Những quan điểm khác nhau về sáng tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 29)

1.2.2.1.1.Quan niệm duy tâm và quan điểm của các nhà phân tâm học về sáng tạo:

Platon xem xét sự sáng tạo như là trạng thái tâm linh quyến rũ, Becxong lại nhận định đó là trực giác thần bí. Trong tâm lý học duy tâm, sáng tạo được xem là một quá trình không có ý thức, trong đó yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò quyết định. Các quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, vì không thấy được bản chất cũng như hoạt động tích cực của con người trong quá trình sáng tạo.

Các nhà phân tâm học đã chọn đối tượng nghiên cứu là đời sống vô thức và các biểu hiện của nó. Theo Freud thì trò chơi và tưởng tượng hiện hình là hai hình thức biểu hiện của vô thức và những thay đổi của hiện thực đang đến với nghệ thuật. Khi lý giải về sự sáng tạo của các nhà thơ, Freud viết: “Thật là không chính đáng nếu nghĩ rằng đứa bé nhìn vào cái thế giới do nó xây dựng nên một cách không nghiêm túc, nó trút vào đấy nhiều tinh thần. Cái đối lập với trò chơi không phải tính nghiêm túc mà là hiện thực, đứa bé dù rất ham mê song vẫn phân biệt rất rõ cái thế giới hiện thực và muốn tìm chỗ dựa cho những khách thể và quan hệ được tưởng tượng ra trong những đối tượng sờ mó được và nhìn thấy được của một cuộc sống hiện thực... Và nhà thơ cũng vậy” (dẫn theo 16, 44 ).

Khi đứa bé ngừng chơi nó không thể khước từ những khoái cảm mà trước đó trò chơi đã đem lại cho nó, và lúc này, ở nó, các trò chơi được thay thế bằng những giấc mơ hiện hình hay những trò chơi tưởng tượng. Freud

viết: “Thay vì chơi giờ đây nó tưởng tượng. Nó xây dựng nên những tòa lâu đài trong không khí, tạo ra những cái mà người ta gọi là những giấc mơ hiện hình” (dẫn theo 16, 44 ).Ông còn cho rằng, không phải những người may mắn, mà chỉ những người thiếu thốn, không thỏa mãn mới tưởng tượng. Tưởng tượng chính là việc thực hiện một mong muốn, là việc sửa chữa cái hiện thực đang không làm thỏa mãn mình. Vậy nên, Freud cho rằng, nền tảng của sáng tạo thơ ca cũng như nền tảng của mộng mị và các trò chơi tưởng tượng là nguyện vọng không được thỏa mãn; cuối cùng ông kết luận, sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình là sự thay thế trò chơi trẻ con cũ.

Các nhà phân tâm học đã soi sáng thêm nhiều khía cạnh tâm lý của quá trình sáng tạo, tuy rằng còn xa mới đạt đến một cách tiếp cận thích hợp, phản ánh đầy đủ quá trình sáng tạo của con người.

1.2.2.1.2.Quan điểm của một số nhà tâm lý học phương Tây về sáng tạo:

E.P.Torrance, nhà tâm lý học Mỹ, cho rằng: sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết, nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả. Trong quá trình sáng tạo con người phải xem xét những điều kiện khách quan, chủ quan, khám phá, tìm tòi, tạo ra những giả thuyết, sau đó thử đi thử lại, kiểm tra các giả thuyết, cuối cùng trực tiếp hay gián tiếp tạo ra kết quả. Như vậy, quá trình giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ nào của con người đều là hoạt động sáng tạo, nhưng là ở các mức độ khác nhau.

J.P.Guilford không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về quá trình sáng tạo. Ông đưa ra mô hình lý thuyết về cấu trúc trí tuệ 120 thành tố, trong đó con người có ít nhất hai hướng tư duy: hướng tư duy thứ nhất được coi là tư duy hội tụ, tư duy lôgíc, tư duy phê phán, tư duy tranh luận, vì cách giải quyết

vấn đề hay câu trả lời sẵn có; loại tư duy thứ hai là tư duy phân kỳ, tư duy sáng tạo, tư duy tưởng tượng, tư duy độc đáo. Hướng tư duy phân kỳ hay tư duy sáng tạo nhằm tìm ra một giải pháp mới (ít nhất là mới đối với cá nhân) để giải quyết vấn đề. Như vậy, theo ông, tư duy sáng tạo thường tìm kiếm và thể hiện những phương pháp khác và mới của việc giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ. Do đó, sáng tạo là một thuộc tính của tư duy, là một phẩm chất của quá trình tư duy.

J.Hlavsa (Tiệp Khắc) nhìn nhận sự sáng tạo dưới góc độ phương pháp hoạt động nêu quan niệm: sáng tạo là sự lựa chọn và sử dụng những phương tiện mới, cách giải quyết mới.

Mednick (1962, 1964) và Malz Mann (1960) đã có những đóng góp to lớn cho tâm lý học liên tưởng về sáng tạo. Mednick định nghĩa: “Sáng tạo là sự cải tổ các yếu tố liên tưởng thành những tổ hợp phù hợp với những yêu cầu chuyên biệt hoặc là cần thiết trên một phương diện nào đó”. (dẫn theo 45, 34).Các phần tử này là của tổ hợp các liên tưởng càng xa nhau thì quá trình giải quyết vấn đề càng sáng tạo. Mednick cho rằng, mỗi trạng thái cá nhân mang các phần tử liên tưởng cần thiết vào dây liên tục các ý tưởng (nối tiếp không gian và thời gian của tưởng tượng), xác suất của sự giải quyết sáng tạo được tăng lên khi số các liên tưởng tăng lên. Ông chia ra làm ba loại liên tưởng sáng tạo:

1) Cầu may: có nghĩa là nhờ sự ngẫu nhiên của tính liên tục của môi trường mà đạt được sự liên tưởng dẫn đến những sáng tạo mới.

2) Tương tự: có thể trong tính liên tục của từ, nhịp điệu, cấu trúc và vật thể cần thiết cho sự sáng tạo nghệ thuật.

3) Phương tiện: nhờ những ký hiệu tượng trưng như trong toán học, hóa học và các khoa học khác có thể kích thích tính liên tưởng dẫn đến ý tưởng sáng tạo.

Từ việc phân chia này, ông cho rằng, sự khác nhau trong các lĩnh vực của sự sáng tạo (phát kiến khoa học, sáng chế kỹ thuật, soạn nhạc hay hội họa) là do các liên tưởng sáng tạo tạo ra dựa trên những năng lực riêng. Từ đó, Mednick đã soạn thảo “test liên tưởng xa” (Remod Asociation test RAT) để đo đạc nhu cầu về liên tưởng, thứ bậc liên tưởng, các yếu tố nhận thức, nhân cách và sự biến đổi của tổ hợp sáng tạo.

1.2.2.1.3.Quan điểm của các nhà tâm lý học mácxít về sáng tạo:

Ia.A.Ponomariov đã thể hiện quan niệm của mình trong công trình nghiên cứu tâm lý học hoạt động sáng tạo của mình, ông chỉ rõ: “Sáng tạo là nét đặc trưng cho cả thế giới vô sinh và hữu sinh trước khi xuất hiện loài người, khi xuất hiện loài người và xã hội loài người. Sáng tạo là điều kiện thiết yếu để phát triển vật chất và cùng với sự xuất hiện của chúng thì bản thân các hình thức sáng tạo cũng thay đổi”. Ông còn nhấn mạnh: “Sáng tạo của con người chỉ là một trong những hình thức đó”.

Theo L.X.Vưgotxki, hoạt động sáng tạo là hoạt động cao nhất của con người. Chính hoạt động sáng tạo đã làm cho con người trở thành sinh vật hướng về tương lai, xây dựng tương lai và cải biến hiện tại của mình.

Thông thường chúng ta có quan niệm, sáng tạo là lĩnh vực của một số ít người, đó là những thiên tài, những tài năng, đã sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại hoặc nghĩ ra những cải tiến nào đó trong kỹ thuật. Nhưng Vưgotxki đã khẳng định: “Sự sáng tạo thật ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng,

phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài” 27, 10

Trong cuốn “Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu niên” ông có đưa ra quan niệm: “Chúng ta gọi hoạt động sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra được cái gì mới, không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật cụ thể, hoặc là một sản phẩm của trí tuệ, hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người” 28, 5

Như vậy, theo Vưgotxki, sáng tạo là một điều kiện cần thiết của sự tồn tại và tất cả cái gì vượt ra ngoài khuôn khổ cũ và chứa đựng dù chỉ một nét của cái mới thì nguồn gốc của nó đều do quá trình sáng tạo của con người.

1.2.2.1.4.Quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam về sáng tạo:

ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa về sáng tạo. Trong Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên), sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có 5, 847

Theo Từ điển Triết học: “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như: khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, tổ chức quân sự. Có thể nói, sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần”.

Trong cuốn “Sổ tay Tâm lý học”, tác giả Trần Hiệp và Đỗ Long cũng cho rằng sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kỹ năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc.

Một số nhà nghiên cứu khác ở Việt Nam như: Phạm Hoàng Gia (1979), Nguyễn Kế Hào (1985), coi sáng tạo là một phẩm chất cao của trí tuệ

mà cốt lõi là tính chủ động linh hoạt, tìm tòi của tư duy, để giải quyết tối ưu vấn đề nào đó trong những tình huống mới, phức tạp

Theo Nguyễn Huy Tú: “Sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề. Quá trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra” 9, 5

Nhìn chung, các quan niệm trên về sáng tạo đều nhấn mạnh đến cái mới và ý nghĩa xã hội của sản phẩm sáng tạo, tuy nhiên mỗi tác giả lại phân tích cái mới ở nhiều góc độ khác nhau. Có tác giả quan tâm tới cái mới của sản phẩm hoạt động, có ý kiến lại chú trọng đến cách thức, quá trình tạo ra cái mới đó. Khái niệm cái mới mà các tác giả đề cập đến cũng có nhiều mức độ, có cái mới đối với toàn xã hội, có cái chỉ mới đối với bản thân chủ thể hoạt động.

Luận văn này xem xét sáng tạo như là một yêu cầu phẩm chất nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)