0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phân loại năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét theo khối lớp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN MỸ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG (Trang 78 -78 )

Tiểu kết chương

3.1.3.2. Phân loại năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét theo khối lớp.

xét theo khối lớp.

Theo phân loại mức độ năng lực sáng tạo của Urban, chúng tôi tổng hợp sự phân loại năng lực sáng tạo của sinh viên theo khối lớp ở bảng 12:

Bảng 12: Phân loại mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW theo khối lớp (theo phân loại của Urban)

CQ Phân loại

Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ 3

SL % SL % SL %  63 G Cực cao 0 0 0 0 0 0 54 - 63 F Cao 0 0 0 0 2 2,4 46 - 53 E Khá 4 4,5 8 7,5 10 12 37 - 45 D Trung bình khá 10 11,4 14 13,1 23 27,7 23 - 36 C Trung bình 49 55,7 64 59,8 40 48,2 18 - 22 B Thấp 25 28,4 21 19,6 8 9,6  18 A Kém 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng 88 100 107 100 83 100

Số liệu ở bảng 12 cho ta thấy: ở tất cả các khối lớp, không có sinh viên MT nào của trường ĐHSPNTTW có mức độ năng lực sáng tạo loại kém. Mức sáng tạo cao chỉ có duy nhất ở năm thứ ba với tỷ lệ 2,4 %. ở mức sáng tạo khá và trung bình khá, tỷ lệ tăng dần từ năm thứ nhất đến năm thứ ba . Nhưng nếu xét ở mức sáng tạo trung bình thì năm thứ hai lại có tỷ lệ cao nhất (59,8 %). Và ở mức sáng tạo thấp, tỷ lệ lại giảm dần từ năm thứ nhất (28,4%) đến năm thứ ba(9,6%). Đáng buồn là không có sinh viên nào được làm test đạt mức sáng tạo loại cực cao (loại G).

Kết quả này được biểu diễn trên đồ thị (hình 4).

Nhìn vào đồ thị ta thấy mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên trong cùng một khối lớp là không đồng đều. Và mức độ năng lực sáng tạo của năm thứ ba là khá hơn cả so với năm thứ nhất và năm thứ hai, sinh viên năm thứ hai cũng có mức độ năng lực sáng tạo cao hơn so với sinh viên năm thứ nhất trường này.

Hình 4: Đồ thị biểu diễn tần suất phân bố các mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW theo khối lớp

0 10 20 30 40 50 60 70 A B C D E F G Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba

Chúng tôi có thể giải thích vấn đề này như sau:

Các thí sinh khi được tuyển vào hệ sư phạm MT trường ĐHSPNTTW đều là học sinh phổ thông, trong suốt thời gian học cấp 1 và cấp 2, các em được tiếp cận với môn Mỹ thuật nhưng lên cấp 3, môn Mỹ thuật không còn nằm trong nội dung chương trình học. Nhưng khi thi tuyển vào trường ĐHSPNTTW, ngoài môn Văn các em phải dự thi hai môn năng khiếu là môn Trang trí và Hình hoạ là những môn đòi hỏi thí sinh phải có năng lực sáng tạo cao, bởi vậy phần lớn các em khi làm bài thi đều dựa vào năng khiếu bẩm sinh mà không có quá trình tích luỹ tri thức liên tục trong suốt mười hai năm học phổ thông như ở các ngành thi khác.

Vào năm học thứ nhất, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về luật xa gần, giải phẫu, hình họa và trang trí (chủ yếu thiên về lý thuyết), sang năm thứ hai, tính thực hành trong các môn học được nâng lên rõ rệt đồng thời các em được đi thực tế, thực tập để tích luỹ biểu tượng khi các em tri giác thực tiễn, nhờ vậy mà vốn tri, kỹ năng, kỹ xảo làm nền tảng cho năng lực sáng tạo của sinh viên càng ở các năm học sau càng cao hơn.

Đồ thị hình 4 còn cho ta thấy: khoảng cách giữa đường biểu diễn các mức độ năng lực sáng tạo từ trung bình khá trở lên của năm thứ nhất so với năm thứ hai và thứ ba, cũng như của năm thứ hai so với năm thứ ba không lớn lắm. Điều đó chứng tỏ sự chênh lệch về năng lực sáng tạo của sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba là chưa thoả đáng sau ba năm học tập ở trường. Nguyên nhân của sự phát triển không lớn của năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW nằm ở đâu? Phải chăng là do đầu vào chưa tuyển chọn được những sinh viên có năng lực sáng tạo cao ở mức cần thiết, hay do chương trình, nội dung đào tạo? Chúng ta cần phải có những nghiên cứu thật cơ bản hơn nữa mới có thể giải đáp được một cách thoả đáng những câu hỏi này.

Tóm lại, mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW ở các khối lớp là không đồng đều và đạt ở mức trung bình (loại C ) theo phân loại của Urban.

Sự khác nhau về mức độ năng lực sáng tạo giữa các khối lớp có ý nghĩa mặt thống kê, và quá trình học tập ở trường ĐHSPNTTW có ảnh hưởng tuy chưa rõ nét đến sự phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN MỸ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG (Trang 78 -78 )

×