Sự tương đồng về khả năng đo của các trắc nghiệm sáng tạo TSD – Z của K.Urban và VKT của Shoppe.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 63)

TSD – Z của K.Urban và VKT của Shoppe.

Như trên đã trình bày, hai bộ trắc nghiệm đo tính sáng tạo đã sử dụng trong đề tài được xây dựng trên cơ sở lý thuyết tâm lý học sáng tạo khác nhau.  Bộ test TSD –Z của Urban đựơc xây dựng trên cơ sở quan niệm lý thuyết hiện đại, rộng tầm về tính sáng tạo của nhà tâm lý học Đức Klaus K. Urban, được công bố năm 1994 tại Hannover. Urban cho rằng, tính sáng tạo không thể được xem xét chỉ dưới quan điểm nhận thức hoặc chỉ đơn tuyến dưới quan điểm của lý thuyết nhân cách, mà phải được xem xét đồng thời dưới cả hai quan điểm trên (nhận thức, nhân cách). Các nhà Tâm lý học theo quan niệm này cho rằng, tính sáng tạo là năng lực quan trọng nhất để mỗi

người chuẩn bị cho cuộc sống của mình thái độ sống sáng tạo, giúp chúng ta chế ngự được những hoàn cảnh luôn biến đổi thay vì để các hoàn cảnh đó chế ngự chúng ta.

Theo Urban, tính sáng tạo là tổ hợp thuộc tính nhân cách bộc lộ trong sản phẩm mới, lạ, gây ngạc nhiên cho bản thân và cũng mới, lạ gây ngạc nhiên đối với người khác. Sáng tạo, theo định nghĩa như trên, cho con người khả năng 11, 25:

- Đạt được sản phẩm mới lạ, gây ngạc nhiên với tư cách là một giải pháp cho vấn đề được lĩnh hội một cách nhạy cảm, hoặc các mối quan hệ của nó được tri giác một cách nhạy cảm.

- Tìm kiếm và xử lý có mục đích những thông tin có được từ sự tri giác nhạy cảm và rộng rãi, cởi mở.

- Phân tích, chế biến thông tin theo hướng giải quyết vấn đề đặt ra nhưng luôn có tính linh hoạt cao, có nhiều liên kết lạ thường và cấu trúc lại.

Sự phức hợp của sáng tạo được tác giả mô tả chi tiết như sau:

1- Tư duy phân kỳ và hành động phân kỳ: Tính độc đáo (Originality) - Soạn thảo tỉ mỉ chi tiết (Elaboration) - Liên kết xa (Entfernte Assozration) - Cấu trúc lại và định nghĩa lại (Recontruction và Redenition) - Tính lưu loát (Fluency) - Tính mềm dẻo (Flexibility) - Tính nhạy cảm vấn đề (Problemsensibility).

2- Cơ sở tri thức chung và cơ sở khả năng tư duy: Tri thức sâu thẳm - Tư duy phê phán và tư duy định giá - Tư duy lôgíc và tư duy khái quát - Mạng trí nhớ phân tích và tổng hợp - Tri giác bề rộng.

3- Cơ sở tri thức chuyên biệt và những kỹ năng chuyên biệt: Tiếp cận ngày càng nhiều và làm chủ những bộ phận tri thức, kỹ năng chuyên biệt trong những lĩnh vực chuyên biệt của tư duy và hành động sáng tạo.

4- Tính sẵn sàng tập trung cao độ và căng thẳng: Tập trung vào đối tượng, hoàn cảnh, sản phẩm - Tính lựa chọn, nhạy bén - Tính tập trung chú ý - ý định xây dựng lại, khả năng dừng lại - Sẵn sàng căng thẳng.

5- Động cơ và động cơ hóa: Nhu cầu về tính mới mẻ - Tính tò mò - Khao khát nhận thức, tri thức - Giao tiếp - Trách nhiệm, nghĩa vụ - Sự cập nhật hóa - Nhu cầu kiểm tra.

6- Tính cởi mở, ngay thẳng và chấp nhận sự chưa rõ ràng: Cởi mở trong trao đổi kinh nghiệm - Chơi và thử nghiệm - Sẵn sàng chịu rủi ro - Chấp nhận sự chưa rõ ràng - Nhượng bộ - Phi hội tụ hóa - Khôi hài

Để xây dựng test sáng tạo TSD –Z, bên cạnh quan điểm lượng hoá nội dung , đặc biệt các tiêu chuẩn về thực hiện, đánh giá đơn giản, tiết kiệm và khả năng vận dụng rộng rãi. Urban còn chú ý sao cho test phải đảm bảo tính cân bằng văn hoá (culturfairness) đến mức độ tối đa và yêu cầu này được thoả mãn nhờ test sử dụng phương thức vẽ.

Khác với những test sáng tạo truyền thống, loại test chỉ đo được về một thành tố của tư duy phân kỳ (devergence thinking), nghĩa là chỉ đo được tính lưu loát ý tưởng (Ideafluency), test TSD –Z của Urban còn chú trọng đo lường cả những thuộc tính về chất lượng của năng lực sáng tạo, nghĩa là test này đo được cả những thuộc tính nhân cách ngoài nhận thức tạo nên tính sáng tạo của con người.

TSD – Z của Urban cung cấp sự phân loại ban đầu (phân loại thô theo giá trị R - W), cung cấp cho người nghiên cứu các giá trị hạng bách phân và giá trị test T – W. Trên cơ sở các số liệu này có thể tiến hành đánh giá năng lực sáng tạo của cá nhân, so sánh tính sáng tạo giữa các nhóm người, giữa các cá nhân với nhau.

TSD – Z của Urban có miền đo rộng hơn nhiều so với VKT của Shoppe. Miền đo của VKT chỉ là một miền đo thành phần (tư duy phân kỳ và hành động phân kỳ) của tổng thể miền đo của test TSD – Z (xem hình 1): 1- Tư duy phân kỳ và hành động phân kỳ; 2- Cơ sở tri thức chung và cơ sở khả năng tư duy; 3- Cơ sở tri thức chuyên biệt và những kỹ năng chuyên biệt; 4- Tính sẵn sàng tập trung cao độ và căng thẳng; 5- Động cơ và động cơ hóa; 6- Tính cởi mở, ngay thẳng và chấp nhận sự chưa rõ ràng.

Hình 1: Mô hình cấu trúc các thành tố của tính sáng tạo (theo Klaus K. Urban 1994)

Bộ Test VKT của Shoppe được xây dựng năm 1978 dựa trên quan niệm của nhà Tâm lý học Mỹ Guilford đề xuất năm 1967, theo đó tính sáng tạo được xem xét theo hướng đồng nhất nó với tư duy phân kỳ (devergence thinking), chỉ giới hạn vào khía cạnh sản phẩm sáng tạo, tức chỉ quan tâm đến số lượng các ý tưởng được phát ra trong một đơn vị thời gian. Nói cách khác, VKT chỉ chú trọng đánh giá về tính lưu loát ý tưởng (Ideafluency) của nghiệm thể. Hơn nữa, ở đây sự phát ý tưởng ít nhiều phụ

Cơ sở tri thức chung và cơ sở khả năng tư duy Cơ sở tri thức chuyên biệt và những khả năng chuyên biệt Tính tập trung cao độ Động cơ và động cơ hóa Tính cởi mở và khoan dung

Tư duy phân kỳ và hành động phân kỳ C B A 1 2 3 4 5 6

thuộc vào năng lực ngôn ngữ. VKT gắn liền với vật liệu ngôn ngữ nên nó chỉ áp dụng được cho người từ 15 tuổi trở lên được giáo dục trường học tốt. Tuy là một bộ test sáng tạo nhưng về cách thức thực hiện VKT vẫn có dáng dấp của loại test tốc định (Speed test) là loại test đo lưòng trí thông minh IQ. Mặt khác, do dùng vật liệu ngôn ngữ là một hiện tượng gắn liền với văn hoá, VKT của Shoppe khó đạt đựơc tính cân bằng văn hoá (culturfainess) ở mức cao.

Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật của VKT là cho phép thu thập số liệu nghiên cứu gần với số liệu của một test khách quan. Sự thực hiện và đánh giá kết quả của VKT là khá đơn giản, rộng rãi, đó chỉ là việc đếm những trả lời phù hợp, VKT của Shoppe cho phép tính được chỉ số sáng tạo bằng công thức tổng quát.

Tương tự như test Raven nổi tiếng trong Tâm lý học, VKT của Shoppe cũng đựoc dùng để kiểm tra chất lượng của các test sáng tạo khác.

Đề tài “Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW” dùng test VKT của Shoppe như là công cụ kiểm tra tính chính xác, tính hiệu lực của test TSD – Z của Urban. Kết qủa so sánh thống kê của hai bộ test này được trình bày ở bảng 5 và bảng 6 về sự tương đồng năng lực đo của hai bộ test VKT của Shoppe và TSD – Z của Urban.

Bảng 5: Sự tương đồng về khả năng đo năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW của các test TSD-Z của Urban và VKT của Shoppe

Loai test TSD-Z VKT TSD-Z Pearson Correlation 1 .694(**) Sig. (2-tailed) . .000 N 278 278 VKT Pearson Correclation .694(**) 1 Sig. (2-tailed) .000 . N 278 278

Bảng 6: Tương quan về xếp loại các mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên MT ĐHSPNTTW theo các test TSD-Z của Urban và VKT của Shoppe

Xếp loại theo test TSD-Z VKT

TSD-Z Pearson Correlation 1 .734(**) Sig. (2-tailed) . .000 N 278 278 VKT Pearson Correclation .734(**) 1 Sig. (2-tailed) .000 . N 278 278

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Bảng 5 và bảng 6 cho thấy kết quả test TSD – Z của Urban và VKT của Shoppe có tương quan thuận chặt chẽ với nhau. Điều này có nghĩa là VKT có sự tương đồng về khả năng đo với TSD – Z. VKT được xem như bộ test so sánh để kiểm tra tính chính xác, đáng tin cậy của TSD – Z của Urban.

Số liệu bảng 7 sau đây là một minh chứng rõ ràng:

Bảng 7: Mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên Mỹ thuật trường ĐHSPNTTW theo TSD-Z của Urban và VKT của Shoppe

Test Mẫu RW CQ SD Min Max Xếp loại P

TSD-Z 278 30.90 9.021 18 55 C .000

VKT 278 101.22 13.618 76 130 C .000

Như vậy, có thể thấy rằng hai bộ test TSD – Z của Urban và VKT của Shoppe cung cấp cho ta kết quả giống nhau về mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)