Tổ chức nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 52)

Nghiên cứu của chúng tôi diễn ra theo 4 bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu lý luận về năng lực sáng tạo và phương pháp đo đạc năng lực sáng tạo của con người nói chung và năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật nói riêng. Mục đích của bước nghiên cứu này không chỉ nhằm xác lập cơ sở lý luận của nghiên cứu mà còn là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn bộ trắc nghiệm thích hợp có thể đo đạc được năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật.

Bước 2: Trên cơ sở nghiên cứu của bước 1, tức là xuất phát từ cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp đo đạc năng lực sáng tạo đã tổng hợp, đúc kết ở chương 1, bước thứ hai được diễn ra với hai nội dung chính là: 1) Lựa chọn bộ trắc nghiệm đo đạc năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW, cụ thể là test sáng tạo hình vẽ (TSD-Z) của Klaus K.Urban và sáng tạo ngôn ngữ (VKT) của J.K.Schoppe; 2) Nắm vững kỹ thuật test (cách thức thực hiện test, xử lý thô các test, xử lý phân tích các số

liệu test...). Bộ test TSD-Z và VKT sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau của chương này.

Bước 3: Khi đã có công cụ là bộ test TSD-Z và VKT và đã làm chủ được kỹ thuật sử dụng hai bộ test này thì bước 3 sẽ là việc tổ chức thực hiện TSD-Z và VKT trên nghiệm thể. Việc đầu tiên của bước này là chọn nghiệm thể là những sinh viên Mỹ thuật trường ĐHSPNTTW , tiếp theo là tiến hành đo đạc năng lực sáng tạo của từng sinh viên, và cuối cùng là xử lý số liệu ban đầu thu được.

Bước 4: Phân tích, giải thích số liệu trên cơ sở kỹ thuật của test TSD-Z và VKT, từ đó chúng tôi sẽ chứng minh giả thuyết khoa học và đi đến kết luận khoa học cuối cùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)